THUYẾT QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI “QUAN HỆ CON NGƯỜI” VÀ SỰ VẬN VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - Pdf 47

THUYẾT QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI “QUAN HỆ CON NGƯỜI”
VÀ SỰ VẬN VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

A- LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, việc đầu tư cho phát triển nguồn lực là
một vấn đề rất cần thiết. Đó là chìa khoá dẫn tới sự thành công của nền kinh
tế mỗi nước. Do đó, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ thứ VIII đã
nêu ra một giải pháp cơ bản cho quá trình CNH-HĐH lấy việc phát huy nguồn
lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Tại hội nghị Trung Ương lần II khoá VIII của Đảng khẳng định con người là
nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII đã đề ra, cần khai thác và
sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu
nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi mà nguồn lực tài chính
và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp.
Xuất phát từ mục tiêu lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam với việc
nghiên cứu về thuyết quản lý của trường phái “Quan hệ con người’’ và sự vận
dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, để tìm ra những mặt được và chưa
được từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nhằm thúc đẩy hoạt động
của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là việc làm cần thiết cho giai đoạn phát
triển hiện nay.

1

B- NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUYẾT QUẢN LÝ “QUAN HỆ CON NGƯỜI”
1. Nhận Thức Chung Về Thuyết Quản Lý “Quan hệ con nguời”
Đây là trường phái quan tâm thoả đáng đến yếu tố tâm lý con người, tâm
lý tập thể và bầu không khí trong doanh nghiệp, nơi những người lao động
làm việc, phân tích các yếu tố tác động qua lại giữa con người với nhau trong
hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết quản lý chủ yếu của trường phái này

động xung quanh mục tiêu chung của tổ chức thì cần phải tiến hànhcông tác
quản lý một cách hữu hiệu. Nhưng vì đối tượng quản lý là con người, nên nhà
quản lý trong hoạt động quản lý của mình không thể tránh được một vấn đề
căn bản là quan điểm , cách nhìn nhận của họ về bản tính của con người. Vì
vậy, các nhà quản lý của phương Tây đã đưa ra những giả thiết khác nhau về
bản tính con người và dùng những giả thiết để chỉ đạo thực tiễn quản lý. Trên
thực tế, đằng sau các sách lược quản lý và phương pháp quản lý mà nhà quản
lý áp dụng đều ẩn chứa một giả thiết nào đó về bản tính con người. Mỗi
trường phái quản lý của phương Tây đều lấy một giả thiết bản tính con người
làm điểm xuất phát.
- Khác với thời kỳ người ta chỉ quan tâm tới sản xuất, con người bây giờ
được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng có nghĩa là như một nghệ sĩ
chứ không phải như một nhân tố sản xuất. Chính con người kể cả những
người có vai trò khiêm tốn nhất, làm cho doanh nghiệp hoạt động. Do đó, con
người là nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp. Mỗi người đều có những khả
năng, tài năng và nghị lực riêng mà ta cần phải nắm bắt, hướng dẫn kiểm tra
và phát triển. Xuất phát từ quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển xã hội, nguồn lực con người được coi là tài sản, là vốn
quan trọng nhất, năng động nhất của sự phát triển xã hội. Chúng ta cần thấy
rằng sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người là yếu tố
3
quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh.
c- Những đại diện của trường phái “Quan hệ con người”
Đại diện của trường phái này có: Mary Parker Follet(1868-1933), quan
tâm đến khía cạnh tâm lý và xã hội trong quản lý. Bà cương quyết phản đối
việc thi hành quyền tuyệt đối vì công nhân sẽ phản ứng và do đó khó hợp tác
trong làm ăn. Bà đưa ra quy luật tình thế, mệnh lệnh do tình thế đưa ra. Bà
cho rằng, trong quản lý cần quan tâm tới người lao động về toàn bộ đời sống
kinh tế, tinh thần và tình cảm của họ. Trong quan hệ quản lý, bà đề cao sự hợp

tính tích cực của họ hay không. Nhiệm vụ của nhà quản lý là huy động các
nguồn lực để thực hiện các yêu cầu của doanh nghiệp. Người quản lý phải
giao phó công việc cho những người đáng tin cậy, thúc đẩy họ làm việc với
tinh thần tự giác, sử dụng quyền tự chủ ngày càng cao với ý thức trách nhiệm
đầy đủ.
Theo quan niệm truyền thống nhiệm vụ của nhà quản lý(lý luận X):
+ Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm tổ chức các xí nghiệp sản xuất nhằm đạt
được những mục tiêu về kinh tế
+ Đối với công nhân viên mà nói, đó là chỉ huy công việc của họ, kiểm tra
hoạt động của họ, điều chỉnh hành vi của họ, khiến cho những hoạt động và
hành vi của họ phù hợp với nhu cầu của tổ chức.
+ Nếu các nhân viên quản lý không tích cực can thiệp như vậy thì công nhân
sẽ có thái độ tiêu cực, thậm chí chống lại tổ chức. Do đó cần phải thuyết phục,
khen thưởng, trừng phạt, kiểm tra, chỉ huy hoạt động của họ. đó là nhiệm vụ
của các nhân viên quản lý, người ta thường khái niệm nhiệm vụ này bằng câu
“Quản lý tức là thông qua người khác để hoàn thiện công việc”.
Trong điều kiện xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật,
nhu cầu về sinh lý và nhu cầu về an toàn của con người đều đã được thoả mãn
ở mức độ tương đối. Do đó nếu nhà quản lý muốn sử dụng phương thức “Kẹo
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status