Phân tích thị trường của bánh mềm Hải Châu - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Phân tích thị trường của bánh mềm Hải Châu



Hiện nay, Hải Châu xác định đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình là bánh trứng Thái Lan vì các sản phẩm của các hãng khác vẫn chưa đủ sức mạnh để thay thế được vị trí của sản phẩm này. Để tăng thị phần, Hải Châu cần đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng mục tiêu và giành lấy một phần thị phần của bánh trứng Thái Lan. Xếp vị trí thứ hai đó là Kinh Đô: Mặc dù mới vào thị trường, chưa có các chương trình tiếp thị lớn nhưng với một thương hiệu mạnh như của Kinh Đô chắc chắn hãng này sẽ nhanh chóng chiếm được một thị phần lớn giống như các sản phẩm khác. Xếp vị trí thứ ba là Orion, không cần tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, hãng này tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm khác khi nhấn mạnh vào hàm lượng Canxi cao và lựa chọn khách hàng mục tiêu là trẻ em.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ấy lượng tiêu thụ bánh trứng của Hải Châu và Kinh Đô gần bằng nhau.
Khi nghiên cứu về căn cứ, mục đích cũng như tần suất mua của khách hàng thì có thể nhận thấy (bảng 2.5):
Yếu tố mà khách hàng quan tâm trước hết là chất lượng sản phẩm ( chiếm 56 %) số phiếu trả lời điều này cũng thống nhất với những thống kê riêng về khách hàng mua bánh mềm Hải Châu (chiếm 57,14 %). Như vậy, đối với khách hàng thì chất lượng là yếu tố hàng đầu sau đó mới đến giá cả. Các công ty muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì việc cần làm trước tiên là phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, một điểm khác của riêng khách hàng mua bánh mềm Hải Châu đó là họ quan tâm tới yếu tố màu sắc bao gói hơn so với toàn bộ khách hàng. Do đó, đối với Hải Châu, công ty cần đặc biệt quan tâm đến màu sắc bao gói của sản phẩm.
Đối với mục đích mua, kết quả thống kê cho thấy việc khách hàng mua bánh với mục đích là để thỉnh thoảng ăn (chiếm 53,3 %) còn ít nhất là để ăn sáng (11,1 %). Riêng với những người có mua bánh mềm Hải Châu thì tỷ lệ lựa chọn mua để ăn sáng đạt 17 %. Căn cứ vào đây, công ty có thể đưa ra một số giải pháp làm tăng lượng tiêu thụ như: Tăng trọng lượng và giảm bớt chi phí bao bì để giảm giá thành sản phẩm.
Về tần suất mua bánh, khách hàng chủ yếu là không cố định ( chiếm 60 %). Nguyên nhân của việc này xuất phát từ chính mục đích của việc tiêu dùng khi mà đa số khách hàng mua bánh trứng để thỉnh thoảng ăn vì khoảng thời gian để họ tiêu thụ hết lượng bánh họ mua sẽ không cố định và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Sở thích, thái độ, sự bận rộn của công việc….
Bảng 2.6. Căn cứ quyết định,tần suất và mục đích
mua bánh mềm của khách hàng19.20 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Stt
Căn cứ
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách hàng mua BMHC
1
Giá cả sản phẩm
28,9
21,43
2
Chất lượng sản phẩm
55,6
57,14
3
Mẫu mã sản phẩm
15,6
7,14
4
Màu sắc bao gói
4,4
7,14
5
Nước sản xuất
15,6
7,15
Stt
Mục đích
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách hàng mua BMHC
1
Để ăn sáng
11,1
16,67
2
Để thỉnh thoảng ăn
53,3
58,33
3
Để biếu
15,6
8,33
4
Để ăn khi đói
24,4
16,67
Stt
Tần suất mua bánh
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách hàng mua BMHC
1
1 lần/ 1 tuần
15,0
16,67
2
1 lần/ 2 tuần
15,0
16,67
3
1 lần /1 tháng
5,0
0
4
1 lần/ 3 tháng
5,0
0
5
Không cố định
60,0
66,66
Từ các kết quả trên có thể rút ra các kết luận chung về khách hàng tiêu dùng bánh mềm như sau:
Khách hàng chủ yếu sử dụng các loại bánh ngoại mà nhiều nhất là bánh Thái và Orion và căn cứ quyết định chủ yếu xuất phát từ chất lượng sản phẩm.
Mục đích mua bánh của khách hàng chủ yếu là để sử dụng (để thỉnh thoảng ăn)
Tần suất mua bánh của khách hàng chủ yếu là không cố định.
Theo thống kê kết quả điều tra thì có 16,9 % khách hàng sử dụng bánh mềm Hải Châu (bảng 2.5). Để xem xét sự khác nhau giữa các thông tin cá nhân giữa khách hàng của bánh mềm nói chung và bánh mềm Hải Châu nói riêng, tác giả đã sử dụng bảng 2.7.
Bảng 2.7. Đặc điểm khách hàng mua bánh mềm và
khách hàng mua bánh mềm Hải Châu Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả.
stt
Độ tuổi
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách hàng mua BMHC
1
Dưới 18
14,3
16,67
2
Từ 18-25
35,7
25,00
3
Từ 26-35
33,3
25,00
4
Từ 36 – 45
9,5
25,00
5
Từ 46-60
2,4
0,00
6
Trên 60
4,8
8,33
Stt
Giới tính
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách hàng mua BMHC
1
Nam
43,2
58,33
2
Nữ
56,8
41,67
Stt
Nghề nghiệp
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách hàng mua BMHC
1
Nghỉ hưu, nội trợ
6,6
0,00
2
HS,SV, đang tìm việc
35,5
22,22
3
Nhân viên
22,2
44,44
4
Kinh doanh
11,1
11,12
5
Nghề khác
24,4
22,22
Stt
Tình trạng hôn nhân
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách hàng mua BMHC
1
Chưa có gia đình
53,5
50
2
Đã có gia đình
27,9
33,33
3
Đã có gđ và có con
18,6
16,67
Stt
Thu nhập
Tỷ lệ % trả lời của mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách hàng mua BMHC
1
Chưa có
19,1
8,33
2
Dưới 1 tr
26,2
16,67
3
Từ 1-2 tr
4,8
8,33
4
Từ 2-3.5 tr
21,4
41,67
5
Từ 3.5-5 tr
21,4
8,33
6
Trên 5 tr
7,1
16,67
So với các khách hàng chung, khách hàng mua bánh mềm Hải Châu ở độ tuổi dưới 18 chiếm tỉ lệ lớn hơn 16,67 % so với 14,43 % cũng như ở lứa tuổi 36 đến 45 (25 % so với 9,5 % ). Về nghề nghiệp, khách hàng mua bánh mềm Hải Châu nhiều nhất là thuộc nhóm nghề nhân viên trong khi khách hàng chung là học sinh sinh viên. Về thu nhập lượng mua nhiều nhất là nhóm khách hàng có mức thu nhập khá cao: Từ 2 đến 3,5 % còn đối với khách hàng mua chung thì khách hàng tập trung nhiều nhất vào nhóm có thu nhập từ 1 – 2 triệu/ tháng.
Chính sách thị trường đối với sản phẩm bánh mềm Hải Châu.
2.2.3.1.Chính sách sản phẩm
Để đảm bảo khả năng tiêu thụ, công
ty đã đề ra chính sách sản phẩm sau:
ỉVề chất lượng: Đây là yêu cầu đầu tiên và
quan trọng nhất đối với công ty vì trong hoạt động tiếp thị công ty nhấn mạnh về chất lượng cũng như công nghệ sản xuất sản phẩm. Công ty xác định bánh mềm Hải Châu phải có chất lượng tương đương bánh ngoại (Thái Lan, Korea), vượt trội so với các sản phẩm nội hiện có, gây niềm tin cho người tiêu dùng ngay từ đầu.
ỉVề bao bì: Bánh được bao gói đơn chiếc bằng máy. Trên nhãn có ghi các thông tin: Tên bánh, tên công ty, khối lượng, lôgô của Hải Châu, địa chỉ, thành phần nguyên liệu, thời hạn sử dụng, mã số- mã vạch. Bao bì phải đảm bảo yêu cầu: đẹp, gây ấn tượng về sự ngon miệng, bổ dưỡng của sản phẩm, phong phú, màu sắc tươi sáng.
ỉVề đóng gói: Phải đa dạng. Dùng cho nhu cầu cao cấp: Đóng hộp duplex 06 chiếc, 12 chiếc. Dùng cho nhu cầu phổ thông: Đóng bịch nilon từ 08 đến 10 chiếc/túi.
ỉVề chủng loại: Bao gồm 2 loại bánh mềm nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng mục tiêu:
Có nhân: Nhân cream, nhân mứt quả (nhiều hương vị ) phục vụ nhu cầu cao.
Không nhân: Phục vụ nhu cầu phổ thông (giá rẻ )
2.2.3.2.Chính sách giá cả
Một trong những quyết định khó khăn cho người sản xuất đó là quyết định về định giá sản phẩm vì có nhiều nhân tố ảnh hưởng mà doanh nghiệp không chi phối được như ảnh hưởng của khách hàng, của đối thủ cạnh tranh.
Do đây là lần đầu tiên đưa bánh mềm ra thị trường vì vậy mục tiêu trước hết của công ty đó là sản phẩm phải tồn tại được trên thị trường và sau đó là thị phần còn mục tiêu về lợi nhuận tạm thời chưa thực hiện. Với mục tiêu như vậy, phương pháp định giá mà công ty lựa chọn là định giá dựa theo giá hiện hành có nghĩa là công ty định giá dựa trên giá bán của đối thủ cạnh tranh. Mức giá bán mà công ty đưa ra là mức giá trung bình (thấp hơn giá bán của các sản phẩm ngoại nhập nhưng cao hơn giá bán các sản phẩm trong nước) để tạo sự chú ý, hấp dẫn cho người tiêu dùng.
Bảng 2.8. Giá bán một số sản phẩm bánh mềm
Sản phẩm
Giá bán lẻ
Bánh trứng Thái Lan hộp 200gr ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status