Hoàn thiện pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của CHDCND lào - Pdf 48

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SOMPHONE SIBOUNHEUNG

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN CỦA CHDCND LÀO

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn: TS. Bùi Ngọc Cường

HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN

Để có được luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu
sắc tới thầy giáo TS. Bùi Ngọc Cường, giảng viên khoa Pháp luật
Kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em hoàn thiện luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô giáo trong tổ
bộ môn, Khoa Pháp luật Kinh tế đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
trong quá trình thu thập thông tin thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã nhiệt


TTg-CP

Thủ tướng chính phủ


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Tình cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài......................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài........................................................ 2
6. Những đóng góp của luận văn .......................................................... 3
7. Kết cấu và nội dung của luận văn .................................................... 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN. ............................................. 5
1.1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN. ........ 5
1.1.1. Khái niệm .................................................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn............................. 6
1.1.3. Các loại công ty trách nhiệm hữu hạn. .................................... 7
1.2. Khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. ....... 7
1.2.1. Khái niệm về công ty TNHH một thành viên ở Lào. ................. 7
1.2.1.1. Khái niệm. ........................................................................... 7
1.2.1.2. Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. .... 10
1.2.2. Công ty TNHH một thành viên ở một số nước trên thế giới. . 14
1.2.3. Những ưu điểm và hạn chế của công ty TNHH 1 thành viên
xét dưới bình diện lý luận. ................................................................ 15
1.2.3.1. Ưu điểm của công ty TNHH một thành viên....................... 15
1.2.3.2. Hạn chế của công ty TNHH một thành viên. ...................... 17
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LÀO VỀ

2.4.2.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên .... 40
2.5. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN........................................................ 40
2.5.1. Những quy định về tổ chức lại công ty TNHH một thành viên .. 40
2.5.1.1. Thủ tục chia doanh nghiệp................................................. 41
2.5.1.2. Thủ tục tách doanh nghiệp................................................. 42
2.5.1.3. Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp ......................................... 44


2.5.1.4. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp ......................................... 45
2.5.1.5. Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH một thành viên ............. 46
2.5.2. Những quy định về giải thể công ty TNHH một thành viên ... 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN ....................................................................................................... 52
KẾT LUẬN ............................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 59


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tình cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bên cạnh công ty TNHH theo cách hiểu truyền thống, lần đầu tiên
Luật doanh nghiệp nước CHDCND Lào thừa nhận loại hình công ty TNHH
một thành viên, mặc dù thực tiễn lập pháp ở các nước trên thế giới đã thừa
nhận rộng rãi loại hình công ty này, ngay cả khi công ty chỉ có một thành
viên duy nhất là cá nhân. Việc quy định này là cần thiết vì nó phù hợp với
xu hướng phát triển chung của thế giới và đáp ứng được yêu cầu của quá
trình hội nhập. Tuy nhiên, theo pháp luật nước CHDCND Lào trước đây,
cụ thể là Luật kinh doanh (1994), những chủ thể có thể thành lập công ty

Như vậy, có rất ít công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn
diện và hệ thống những quy định của pháp luật Lào về công ty TNHH một
thành viên.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu những khái niệm cụ thể về công ty TNHH
một thành viên; nghiên cứu về tổ chức và hoạt động cũng như những quy
định pháp luật đề ra với công ty TNHH một thành viên.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật
Lào về công ty TNHH một thành viên.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn dựa trên cơ sở của quan điểm của trường, của đường lối
chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về quản lý và phát triển
các mô hình doanh nghiệp trong đó có công ty TNHH một thành viên.
Phương pháp nghiên cứu khoa học, chuyên ngành như: phương pháp
lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, chứng minh, khảo sát thực tiễn… đã
được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của đề tài là tìm hiểu những quy định của pháp luật Lào về
công ty TNHH một thành viên để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của
mô hình này. Từ đó, đưa ra những kiến nghị cần thiết nhằm khắc phục
những yếu kém còn tồn tại xung quanh những quy định của pháp luật Lào
2


về công ty TNHH một thành viên để phát huy được hiệu quả cao nhất của
mô hình này.
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài như sâu:
Thứ nhất, Tiếp cận nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận
về công ty TNHH một thành viên.
Thứ hai, Đi sâu nghiên cứu các quy định cụ thể và chi tiết của pháp

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN.
2.1. Những quy định về thành lập và đăng ký kinh doanh công ty TNHH
một thành viên.
2.1.1. Thành lập công ty TNHH một thành viên.
2.1.2. Đăng ký kinh doanh công ty TNHH một thành viên
2.2. Những quy định về chế độ vốn và cơ chế tài chính của công ty TNHH
một thành viên.
2.2.1. Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên.
2.2.2. Quy chế tài chính của công ty TNHH một thành viên.
2.3. Những quy định về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty TNHH một
thành viên.
2.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình thứ nhất – công ty TNHH một
thành viên là tổ chức.
2.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình thứ hai – công ty TNHH một
thành viên là cá nhân.
2.4. Những quy định về chế độ trách nhiệm (quyền và nghĩa vụ của công ty
và chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên).
2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH một thành viên.
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.
2.5. Những quy định về tổ chức lại và giải thể công ty TNHH một thành viên.
2.5.1. Những quy định về tổ chức lại công ty TNHH một thành viên.
2.5.2. Những quy định về giải thể công ty TNHH một thành viên.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN.
KẾT LUẬN

4


CHƯƠNG 1

nghiệp” (Khoản 1, Điều 40).[5]
“Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức
hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ
sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
5


của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty” (khoản 1, Điều
55).[5]
Như vậy, pháp luật trên thế giới nói chung và pháp luật của Lào nói
riêng, đã ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa loại hình công ty TNHH,
tạo ra sự phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện lịch sử nhất định.
1.1.2. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty “trách nhiệm hữu hạn” ra đời từ rất sớm trong lịch sử phát
triển kinh tế thế giới. Sở dĩ như vậy bởi đây là một loại hình công ty đem
lại rất nhiều thuận lợi, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của các nhà
kinh doanh. Điểm nổi bật nhất của công ty TNHH chính là chế độ chịu
trách nhiệm hữu hạn của các thành viên trong công ty. Cụ thể là các thành
viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mà họ muốn góp và
cam kết góp vào công ty, rủi ro của họ được hạn chế trong phạm vi vốn góp
đã cam kết. Chính đặc điểm này đã đem lại tâm lý thú vị, yên tâm cho các
nhà đầu tư để từ đó, họ mạnh dạn tham gia vào đầu tư trên nhiều lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế, đem lại sự giàu mạnh không chỉ cho cá nhân họ
mà còn đem lại sự tăng trưởng và phát triển cho xã hội.
Bên cạnh đặc điểm nổi bật trên, các nhà đầu tư còn đặc biệt tỏ ra
quan điểm, ưu ái và thích thú với loại hình công ty TNHH bởi những thuận
lợi khác mà nó đem lại. Cụ thể:
Thứ nhất, công ty TNHH là một pháp nhân độc lập, chính địa vị
pháp lý này quyết định chế độ chịu trách nhiệm của công ty.
Thứ hai, xuất phát từ chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn nên thành

1.2.1.1. Khái niệm.
Với điều kiện cụ thể của từng giai đoạn mà việc thừa nhận hay
không thừa nhận loại hình công ty TNHH một thành viên là vấn đề rất
phức tạp, cụ thể:
Luật kinh doanh (1994) thì công ty TNHH một thành viên được định
nghĩa như sau: “công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh
nghiệp do tổ chức làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu); chủ sở hữu
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
7


nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp” (khoản 1 Điều
16).[4]. Như vậy pháp luật Lào đã công nhận loại hình công ty một chủ là
tổ chức làm chủ sở hữu.
Việc cho phép thành lập công ty TNHH một thành viên là sự tiến bộ
của pháp luật về loại hình doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm
tạo điều kiện cho các nhà đầu tư năng động hơn trong các quyết định đầu tư
của họ. Tuy nhiện, giai đoạn này không cho phép một cá nhân là công dân
Lào đứng ra thành lập và là chủ sở hữu duy nhất của công ty. Quy định này
là hợp lý với xu hướng phát triển của nền kinh tế Lào lúc này, bởi lẽ nếu
thành viên công ty là một cá nhân duy nhất thì rất khó phân tách đâu là tài
sản cá nhân, đâu là tài sản công ty. Mặt khác trong quá trình hoạt động của
công ty, dễ có sự chuyển dịch tài sản của cá nhân – chủ sở hữu công ty và
tài sản công ty, khi đó ai là người kiểm soát vấn đề này? Bên cạnh đó, tại
Lào thời kỳ này khi một cá nhân muốn tham gia vào thị trường thì đã có
loại hình doanh nghiệp tư nhân dành cho họ.
Tuy nhiên, Điều 100 Khoản 2 Luật kinh doanh (1994) đã gián tiếp
thừa nhận một cá nhân làm chủ công ty TNHH một thành viên: “công ty
phải giải thể nếu không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo luật định
trong thời hạn 6 tháng liên tục”. Quy định nay cho thấy, vì nhiều lý do khác

đã có công ty TNHH một thành viên là cá nhân hoạt động ở Lào; Thứ hai,
việc cho phép thành lập công ty TNHH một thành viên là cá nhân sẽ đa
dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, tạo kênh huy động vốn trong nhân
dân; Thứ ba, quy định này góp phần xóa bỏ tính hình thức của công ty
TNHH nhiều thành viên nhưng thực chất chỉ có một thành viên là cá nhân
làm chủ sở hữu.
Khi Luật doanh nghiệp (2005) phát huy hiệu lực thì vấn đề cho phép
thành lập công ty TNHH một thành viên là cá nhân đã được thừa nhận
chính thức và ghi nhận rõ ràng tại Điều 55 như sau:
“công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty), chủ sở
9


hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty”.[5]
Như vậy, việc Luật doanh nghiệp (2005) quy định về việc cá nhân có
thể là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là phù hợp với thực tiễn xã
hội. Bởi vì:
Thứ nhất, so với các loại hình doanh nghiệp khác, loại hình này có
những ưu điểm nhất định nhưng nó cũng có những hạn chế riêng, nên khi
quy định cho phép cá nhân thành lập công ty TNHH một thành viên không
có nghĩa là các nhà đầu tư là cá nhân sẽ không lựa chọn loại hình doanh
nghiệp tư nhân.
Thứ hai, cho phép thành lập công ty TNHH một thành viên là cá
nhân đáp ứng được sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của mỗi con
người, tạo thêm kênh huy động vốn trong nhân dân, khuyến khích các nhà
đầu tư tham gia đầu tư nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để từ đó góp phần phát
triển nền kinh tế - xã hội.
Thứ ba, việc thừa nhận này là mặt tích cực của pháp luật Lào, bởi

trụ sở, quốc tịch, có tài sản độc lập, năng lực thực hiện những hành vi pháp
lý… Những thủ tục cần thiết này sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước tiến hành kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
chủ thể kinh doanh trong điều kiện đã đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp
luật. Những quy định này là hợp lý, tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ,
nhằm phát huy được hiệu quả trong hoạt động của công ty TNHH một
thành viên.
Thứ hai, số lượng thành viên trong công ty TNHH một thành viên có
thể là một cá nhân hay một tổ chức. Sự đổi mới và mở rộng quyền làm chủ
của cá nhân là phù hợp với xu thế phát triển của Lào hòa nhập cùng thế
giới. Đồng thời, sự thừa nhận tạo ra ưu thế riêng cho công ty TNHH một
thành viên so với loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Thứ ba, Luật doanh nghiệp (2005) quy định về chế độ chịu trách
nhiệm của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên: “Chịu trách nhiệm

11


hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi số vốn điều lệ của công ty.”
Khi thành lập công ty, chủ sở hữu là thành viên duy nhất của công ty
phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn góp vốn
cụ thể, điều này sẽ được ghi rõ trong Điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của
công ty có thể là tiền hoặc la hiện vật hoặc ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử
dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật…
chủ sở hữu công ty khi đăng ký thành lập công ty phải đăng ký số vốn điều
lệ của công ty. Trường hợp vốn điều lệ là các tài sản thì tài sản đó phải
được chủ sở hữu định giá, chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác
đối với các giá trị tài sản đó. Trường hợp giá trị tài sản góp vốn được định
giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn của nó thì chủ sở hữu phải

giữ cổ phần sẽ trở thành chủ sở hữu công ty. Khi đó công ty TNHH đã vô
hình trở thành công ty cổ phần.
Thứ năm, theo Luật doanh nghiệp (2005), chủ sở hữu công ty chỉ
được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số
vốn điều lệ cho tổ chức hay cá nhân khác, nếu chuyển nhượng theo hình
thức khác sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác. Đồng thời, chủ sở hữu không được rút lợi nhuận khi công
ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn. Điều này
xuất phát từ đặc thù của công ty TNHH một thành viên, một cá nhân vừa là
thành viên, vừa là chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong
phạm vi số vốn của công ty thì nguy cơ chuyển dịch tài sản của công ty
thành tài sản của riêng cá nhân là rất lớn. pháp luật đã nhìn thấy được khe
hở này nên có quy định hợp lý nhằm hạn chế quyền của chủ sở hữu, tránh
những vi phạm, những hành vi lạm quyền nhằm mục đích bảo về quyền lợi
chính đáng cho các chủ thể liên quan khi tham gia vào các quan hệ pháp
luật với công ty TNHH một thành viên.
Thứ 6, việc thành lập công ty TNHH một thành viên thì không nhất thiết
phải có hợp đồng thành lập bởi chỉ có một cá nhân, tổ chức thành lập;

13


Tóm lại: Qua một số đặc trưng cơ bản trên đây, dễ dàng nhận biết
mô hình công ty TNHH một thành viên so với các mô hình công ty khác.
Hiểu rõ các đặc điểm này, nắm bắt được các quy định cụ thể của pháp luật
Lào sẽ giúp các nhà kinh doanh phát huy những lợi thế của mô hình công
ty này trong nền kinh tế thị trường.
1.2.2. Công ty TNHH một thành viên ở một số nước trên thế giới.
Lịch sử phát triển của thế giới nói chung và nền kinh tế - xã hội nói
riêng, một phần nhờ có sự ra đời của các công ty, trong đó có công ty

Năm 1999 ở Việt Nam đã xuất hiện loại hình công ty một chủ, đó là các
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hay cá nhân người
nước ngoài hoặc do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư thành
lập. Mô hình doanh nghiệp này được tồn tại dưới hình thức công ty TNHH
và là một ưu điểm nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam.
Có thể thấy, trải qua một quá trình phát triển không ngừng của nền
kinh tế thị trường, mô hình công ty TNHH một thành viên dần dần đã được
pháp luật của các quốc gia trên thế giới nói chung và pháp luật nước
CHDCND Lào thừa nhận, không ngừng thúc đẩy và khuyến khích phát
triển ngày một lớn mạnh.
1.2.3. Những ưu điểm và hạn chế của công ty TNHH 1 thành viên
xét dưới bình diện lý luận.
1.2.3.1. Ưu điểm của công ty TNHH một thành viên.
Thứ nhất, sự ra đời của loại hình công ty TNHH một thành viên do
một cá nhân hay một tổ chức làm chủ đã củng cố hơn nữa niềm tin của các
nhà đầu tư vào đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà
nước CHDCND Lào. Điều này giúp các nhà đầu tư có nhiều hơn mô hình
công ty để lựa chọn, giúp họ phát huy được quyền làm chủ cũng như tính
sáng tạo của mình Họ không bị ép buộc, làm việc ngoài ý muốn mà họ
được làm những việc xuất phát từ chính mong muốn, từ lợi ích của chính
cá nhân trong khuôn khổ pháp luật. Những điều này không chỉ góp phần

15


đem lại lợi nhuận cho bản thân nhà kinh doanh mà còn đem lại lợi ích cho
toàn xã hội, đem đến sự tồn tại và phát triển đi lên của xã hội.
Thứ hai, việc pháp luật Lào mà cụ thể là Luật doanh nghiệp (2005)
công nhận sự tồn tại hợp pháp của công ty TNHH một thành viên là hoàn

tư dễ dàng kiểm soát được vốn công ty, việc thay đổi các thành viên trong
công ty và từ đó góp phần không nhỏ vào việc hạn chế sự thâm nhập của
người lạ vào công ty.
1.2.3.2. Hạn chế của công ty TNHH một thành viên.
Có thể thấy, công ty TNHH một thành viên đem lại rất nhiều lợi thế
để hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể nhận thấy
những hạn chế nhất định của mô hình này để căn cứ vào khả năng và điều
kiện cụ thể của bản thân mà đưa ra quyết định đứng đắn khi lựa chọn tham
gia vào thị trường kinh tế bằng mô hình này trong rất nhiều mô hình kinh
doanh khác.
Hạn chế cụ thể của công ty TNHH một thành viên như sau:
Thứ nhất, qua những nghiên cứu về đặc trưng nổi bật của công ty
TNHH một thành viên ở phần trên, ta nhận thấy được những điểm đặc biệt
hấp dẫn của loại hình công ty này đối với các nhà đầu tư. Thực tế, có rất
nhiều nhà đầu tư đã đua nhau xây dựng mô hình công ty này, điều đó sẽ
không tốt nếu các nhà đầu tư không có sự tìm hiểu kĩ càng và chi tiết các
quy định của pháp luật về công ty TNHH một thành viên. Do đó, so với các
loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp
danh thì pháp luật Lào đã đặt ra những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn rất
nhiều.
Thứ hai, so với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của loại hình doanh
nghiệp tư nhân thì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty TNHH một
thành viên là một trong những điểm hút mạnh mẽ và đáng kể, tạo tâm lý
thoải mái cho các nhà đầu tư khi quyết định xây dựng mô hình công ty này,
bởi chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn sẽ hạn chế rủi ro cho chủ sở hữu công
ty. Tuy nhiên, chính chế độ này lại không hạn chế được rủi ro cho khách
hàng. Điều này khiến cho uy tín của công ty trước các đối tác và bạn hàng
17



lý của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Quy định này có thể được xem là sự thể chế hóa “Quyền tự do kinh
doanh” đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2003 của nước CHDCND Lào,
vì quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh là một nội dung quan trọng
của quyền tự do kinh doanh. Ngoài ra, việc quy định cho phép thành lập
công ty TNHH một thành viên còn có ý nghĩa góp phần làm đa dạng hóa
các hoạt động kinh doanh, làm phong phú thêm các nhân tố với tư cách là
những chủ thể độc lập trong một nền kinh tế, làm tốt hơn cuộc sống của các
thương nhân và có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển toàn diện của đất
nước.

19



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status