Đề thi và gợi ý trả lời Thi tìm hiểu Công đoàn Việt Nam - Pdf 48

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC ĐIỆN BÀN
CĐCS TRẦN QUÝ CÁP
CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI THI TÌM HIỂU
“CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM – 80 NĂM, NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ”
Câu 1. Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào
ngày tháng năm nào? Do ai sáng lập?
Tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vào những năm 1919
- 1925 tại xưởng Ba Son - Sài Gòn, do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập
Người Việt Nam đầu tiên gia nhập Công đoàn là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Người gia
nhập CĐ Kim khí, Quận 17 Pa- ri - Pháp năm 1919.
Ngày 28-7-1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội đã tiến hành Đại hội thành lập
Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ.
Tham dự Đại hội này có đại biểu của Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông
Triều, Mạo Khê...
Đại hội đã bầu Ban chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ do đ/c Nguyễn Đức Cảnh, uỷ
viên Ban chấp hành Đông Dương Cộng sản Đảng lãnh đạo.
Câu 2. Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua
mấy kỳ Đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ Đại hội?
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 và làm việc
đến hết ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ nhất tiến hành nhằm kiểm điểm và tổng kết kinh
nghiệm đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam từ
khi hình thành, nhất là từ sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi đến thời điểm Đại hội.
Đại hội đã nghe bài phát biểu quan trọng của đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của
Đảng về nhiệm vụ của Công đoàn và của giai cấp công nhân. Đại hội đã thảo luận sôi
nổi bản báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam “Công nhân
Việt Nam chiến đấu cho độc lập, dân chủ và hòa bình”, do đồng chí Trần Danh Tuyên
trình bày.
Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên công nhân, viên chức cả nước, nhất là ngành Quân
giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến

Nam ruột thịt”, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II khẳng định: “Sự nghiệp công nghiệp hóa
XHCN có ý nghĩa quyết định rất lớn đối với sự phát triển thắng lợi của cách mạng nước
ta, đồng thời bảo đảm nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, của Đảng
tiên phong và phát huy tác dụng tích cực của Công đoàn trong mọi mặt hoạt động kinh
tế - xã hội”.
Đại hội đã chỉ ra nhiệm vụ chung là: “Đoàn kết, tổ chức, giáo dục toàn thể công nhân
viên chức, phát huy khí thế cách mạng, khí thế làm chủ và tính tích cực sáng tạo của
quần chúng làm cho quần chúng mau chóng nắm vững kỹ thuật tiên tiến, để hoàn thành
thắng lới sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN, trước mắt là thi đua hoàn thành toàn diện
và vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đưa miến Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên CNXH, làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình
thống nhất tổ quốc”.
Đại hội nêu ra luận điểm Công đoàn là trường học chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản của giai cấp công nhân. Không ngừng nâng cao giác ngộ XHCN, nâng cao trình độ
văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ của công nhân, viên chức là chức năng nhiệm vụ của Công
đoàn.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng thời nhất trí thông qua Điều lệ Công
đoàn Việt Nam gồm 10 chương và 45 điều trong đó qui định cụ thể nhiệm vụ, quyền lợi
đoàn viên, nguyên tắc tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp công đoàn.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III họp từ ngày 11 – 14/2/1974, tại Hội trường Ba
Đình - Hà Nội.
Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả
để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”.
Đại hội đề ra nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn trong hai năm 1974 - 1975 là: “nhanh
chóng hoàn thành việc hàn gắn những vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát
triển kinh tế, phát triển văn hóa; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của
CNXH; củng cố quan hệ sản xuất XHCN, củng cố chế độ XHCN về mọi mặt, ổn định

- Tổ chức và từng bước cải thiện đời sống, phát triển phúc lợi bảo vệ lợi ích chính đáng
của công nhân viên chức.
- Vận động cán bộ viên chức tích cực tham gia hoàn thành các quan hệ sản xuất ở miền
Nam.
- Tích cực tham gia cải tiến quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước nhằm
củng cố và quan hệ sản xuất XHCN.
- Đẩy mạnh giáo dục chính trị, văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ cho công nhân viên chức.
- Tích cực góp phần tăng cường đoàn kết lao động và phong trào công đoàn thế giới đấu
tranh vì quyền lợi của những người lao động, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
CNXH.
- Cải tiến công tác, xây dựng công đoàn vững mạnh.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V họp từ ngày 12/11 đến 15/11/1983 tại Hội
trường Ba Đình - Hà Nội (họp trù bị tại khách sạn Giảng Võ - Hà Nội).
1
Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Động viên công nhân lao động thi đua thực
hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng: Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, sản
xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.
Đại hội đề ra những nhiệm vụ cụ thể là:
- Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp.`
- Phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn XHCN.
- Lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa trên mặt trận phân phối lưu thông, chăm sóc đời sống
và bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức.
- Thực hiện những nhiệm vụ văn hóa, xã hội.
- Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị
trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống địch và các phần tử phá hoại, chống các hiện
tượng tiêu cực, bảo vệ sản xuất, sẵn sàng chiến đấu.
- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, xây dựng người công nhân mới xã hội chủ
nghĩa, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
- Phát triển hợp tác với Công đoàn Lào, Công đoàn Campuchia, Công đoàn Liên Xô và

là người đứng đầu Ban Chấp hành và Ban Thư ký Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
thay chức danh Thư ký công đoàn các cấp bằng chức danh Chủ tịch công đoàn.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII được tiến hành từ ngày 9 - 12/11/1993, tại Hội
trường Ba đình - Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội đồng chí Đỗ Mười nhấn mạnh: “Phải tập trung sức xây dựng
giai cấp công nhân vững mạnh, trước hết là đội ngũ công nhân, lao động trong các
ngành sản xuất, kinh doanh và trong khu vực quản lý nhà nước. Tăng cường đoàn kết
thống nhất giai cấp công nhân, gắn lợi ích giai cấp công nhân với lợi ích dân tộc; làm
hạt nhân trong khối liên minh công - nông - trí thức, lực lượng chủ yếu bảo đảm thành
công của quá trình CNH, HĐH nước nhà”. “Công đoàn có trách nhiệm động viên công
nhân lao động xây dựng khối đại kết toàn dân…phát huy sức mạnh tổng hợp của cả
nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”; Khắc phục tình trạng “Nhà
nước hóa, hành chính hóa” trong tổ chức và phương thức hoạt động công đoàn.
Đại hội VII Công đoàn Việt Nam xác định mục tiêu của hoạt động công đoàn 5 năm
(1993 - 1998) là: “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần và xây dựng bảo
vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân, lao động”.
Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ chính của Công đoàn những năm 1993 - 1998:
- Động viên công nhân, lao động phát huy tính năng động sáng tạo trong lao động sản
xuất, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa;
- Vận động công nhân, lao động tích cức góp phần tham gia xây dựng Đảng, tham gia
xây dựng chính quyền vững mạnh, bảo vệ tổ quốc;
- Tham gia xây dựng giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách; tăng cường các hoạt động
xã hội để bảo vệ lợi ích, chăm lo đời sống công nhân, lao động;
- Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững
mạnh; tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức;
- Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực và bản lĩnh đội ngũ cán bộ công đoàn;
- Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, tạo thêm nguồn tài chính;
- Tăng cường và mở rộng hợp tác với Công đoàn các nước và các tổ chức quốc tế thuộc

năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; phong trào
“Học tập nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
phong trào “thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, chống tham nhũng, chống các tệ nạn
xã hội” phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Ra sức xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, phấn đấu đến năm 2003 ở khu vực
hành chính sự nghiệp, kinh tế Nhà nước ít nhất có 90% công nhân, viên chức, lao động
vào tổ chức Công đoàn. Nâng cao chất lượng Công đoàn cơ sở vững mạnh. 100% khu
vực liên doanh, đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện thành lập Công đoàn
cơ sở và 60% số cán bộ công nhân, viên chức, lao động là đoàn viên công đoàn. Khu
vực kinh tế tư nhân có ít nhất 50% số đơn vị có tổ chức Công đoàn và trên 50% số công
nhân, viên chức, lao động vào Công đoàn; có từ 50% số Công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn
vững mạnh; phấn đấu đến năm 2003 có 100% số cán bộ công đoàn chủ chốt và Chủ tịch
công đoàn cơ sở được qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.
- Nêu cao vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động. Tập trung trí tuệ, cán bộ tham gia nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật và các chế độ về các chính sách về lao động, tiền lương,
tiền công, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đào
tạo và đào tạo lại các ngành nghề và các chính sách xã hội khác; kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ. Tham gia củng cố, sắp xếp lại
doanh nghiệp nhà nước nhằm làm cho các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả và
phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tích cực cùng với Nhà nước thực
hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, tạo điều kiện cho công nhân, viên chức, lao động tìm
kiếm, mở mang các hoạt động dịch vụ, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tăng thu
nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo trong công nhân, viên chức, lao
động và bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam đang lao động hợp tác ở nước
ngoài.
- Vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây
dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vũng mạnh. Tham gia có hiệu quả trong công cuộc
cải cách hành chính, chống quan liêu, lãng phí, chống tham nhũng, buôn lậu, thực hành
dân chủ hóa; có kế hoạch bồi dưỡng công nhân và người lao động giỏi để giới thiệu cho

và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng,
Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ
quốc Việt Nam XHCN.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công đoàn nhiệm kỳ 2003 - 2008 là:
- Tuyên truyền giáo dục, góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là
lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong
thời kỳ mới. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước.
- Chủ động tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc
thực hiện pháp luật, chế độ chính sách có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và quy chế dân
chủ ở cơ sở; đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống, làm tốt chức năng đại diện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ.
- Tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào lao động giỏi,
lao động sáng tạo trong CNVCLĐ, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã
hội của đất nước.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status