bai du thi tim hieu cong doan - Pdf 49

BÀI DỰ THI ‘’TÌM HIỂU CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM , 80 NĂM- MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
LỊCH SỬ ‘’
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức CĐVN được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
Do ai sáng lập?
Quá trình hình thành phát triển của Công Hội đỏ Bắc kỳ gắn liền với hoạt động của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những thập niên đầu của thế kỷ XX.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân tăng cường sự thống nhất về tổ
chức và hành động của tổ chức công hội, Ban chấp hành TW lâm thời Đông Dương Cộng sản
đảng quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kì lần thứ I ngày
28/7/1929. Hội nghị được tổ chức tại trụ sở Tổng công hội Bắc kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón -
Hà Nội.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí
Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên BCH TW lâm thời Đông Dương công sản Đảng đứng đầu.
Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ 5 (tháng 11/1983) đã thông qua Nghị quyết lấy ngày
28/7/1929 là ngày thành lập Công đoàn việt Nam.
Câu hỏi 2: Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay CĐVN đã trải qua mấy kỳ đại
hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ đại hội?
Từ ngày thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã qua 10 kỳ đại hội Mục tiêu ý nghĩa của
từng kỳ đại hội là:
*Đại hội I CĐVN (Từ ngày 1 đến ngày 15/1/ 1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên, chiến khu Việt Bắc):
+Mục tiêu:“Động viên CNVC cả nước, nhất là công nhân ngành Quân giơisanr xuất nhiều vũ
khí, khí tài phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”
+Ý nghĩa:Sự kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất tháng 01/1950 đánh dấu bước
trưởng thành to lớn của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.Những văn kiện được đại
hội thông qua là sự vận dụng đúng đứan, cụ thể là sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng
vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn hoàn thành những
nhiệm vụ mới trong cuộc kháng chiến và mở ra thời kì mới cho CĐ ở Việt Nam.Đại hội đã
giải quyết những vấn đề lởntong thống nhất, nhận thức và hành động, sửa đổi điều lệ CĐ,
bầu cử chính thức BCH. Đại hội lấy thi đua ái quốc làm trọng tâm công tác.
*Đại hội II CĐVN (từ ngày 23 đến ngày 27/2/ 1961 tại trường Thương Nghiệp, thủ

thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế xã hội tổng quát trong những năm 80 của thế kĩ
XX.
*Đại hội VI CĐVN (năm 1988):
+Mục tiêu: “Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì việc làm, đời sống, dân chủ và công
bằng xã hội”.
+Ý nghĩa: Ý nghĩa: Đại hội VI Công đoàn Việt Nam là sự kiện quan trọng trong đời sống
chính trị của giai cấp công nhân và người lao động. Đây là Đại hội đầu tiên thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng, đồng thời cũng đặt ra cơ sở lý luận cho đổi mới tổ chức và hoạt động
Công đoàn.
*Đại hội VII CĐVN (năm 1993): “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo bảo vệ lợi ích của CNLĐ”.
*Đại hội VIII CĐVN (năm 1998): “Vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ
chức công đoàn vững mạnh”.
*Đại hội IX CĐVN (năm 2003): “Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn
vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phần
tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”.
*Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X (từ 3-5/11/2008): “Tiếp tục đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn
hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động;
chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng
quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước”.
Với khẩu hiệu hành động: “Đổi mới, sáng tạo, vì quyền, lợi ích của đoàn viên, công nhân,
viên chức, lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước”,
Câu hỏi 3: Đồng chí hãy cho biết đại hội nào được đánh giá là đại hội đổi mới? Theo đồng
chí, quan điểm “đổi mới” đó được phát triển như thế nào ở Đại hội X CĐVN?
- Đại hội IX Công đoàn Việt Nam là Đại hội “Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới”, thể
hiện ý chí và nguyện vọng to lớn của giai cấp công nhân, của đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức

các cấp chính quyền, chủ sử dụng lao động giải quyết hài hoà các quan hệ lao động và có
trách nhiệm, quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.
Đại hội đã có 8 kiến nghị với Đảng và 12 kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ. Các
kiến nghị này tập trung vào những nội dung: Đẩy mạnh xây dựng công tác Đảng và các tổ
chức chính trị - xã hội trong giai cấp công nhân; Làm tốt công tác tổ chức cán bộ; Bổ sung,
sửa đổi Luật Công đoàn; xây dựng và ban hành Luật Bảo hộ lao động; Luật Tiền lương tối
thiểu. Các kiến nghị còn tập trung vào việc hoàn thiện các chính sách về lao động nữ, đào tạo,
thanh tra lao động việc làm; tiền lương, nhà ở cho công nhân lao động; việc bán cổ phần cho
người lao động và tổ chức công đoàn; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đại hội kêu gọi toàn thể công nhân, viên chức, lao động và cán bộ, đoàn viên công
đoàn ở các cấp, các ngành trong cả nước hãy phát huy truyền thống và bản chất cách mạng
của giai cấp công nhân, của tổ chức công đoàn Việt Nam quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội và đưa khẩu hiệu thành hành động “Đổi mới, sáng tạo, vì quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn nước
ta với những việc làm cụ thể, thiết thực trong lao động, sản xuất, công tác và hoạt động công
đoàn”.
Câu hỏi 4: Đồng chí hãy nêu quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ
chức CĐVN thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước?
Quan điểm chỉ đạo trong xây dựng giai cấp công nhân
1- Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai
cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của
giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức
mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh
đạo của Đảng, của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước, đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp

đề tạo nguồn để phát triển đảng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị, trong quản lý sản xuất kinh doanh xuất thân từ công nhân; vấn đề nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của công nhân…
- Phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước để giai cấp
công nhân là nòng cốt, cùng với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, tăng cường liên minh
công nhân - nông dân - trí thức, thực sự là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát
huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong
xây dựng giai cấp công nhân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Tăng cường lãnh đạo Nhà nước trong xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật để xây
dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của giai cấp
công nhân.
- Chú ý hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân. Có cơ chế, chính sách
đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ ưu tú xuất thân từ công
nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỉ lệ cán bộ xuất thân từ công nhân trong
bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội
khác. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo cơ hội phát triển cho những cán


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status