Chia sẻ kinh nghiệm thương lượng giá nhà đất - Pdf 50

Chia sẻ kinh nghiệm thương
lượng giá nhà đất
Bán được giá căn nhà của mình và di chuyển về nhà mới là một trong những sự
kiện khó quên của mỗi người. Bạn có hài lòng với giá cả của việc mua bán hay
không tùy thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị tốt hay không của bạn trước khi thương
lượng gía cả?
Mục đích của chúng tôi là giúp, chia sẻ với người bán những thông tin, kinh
nghiệm tốt để giúp giảm thiểu những lo lắng cũng như bất lợi trong việc thương
lượng giá cả với người mua. Những việc cần làm trước khi thương lượng giá cả:
Nếu bạn chẩn bị tốt, đây sẽ là thế mạnh của bạn.
1. - Căn nhà, mảnh đất phải trong tình trạng tốt nhất có thể về hình thức cũng
như giấy tờ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những bất lợi mà người mua có
thể đưa ra để thương lượng với bạn để giảm giá.
2. Nếu có thể, cố gắng tìm hiểu xem, người mua có nhiệt tình mua hay không?
họ có bị áp lực phải mua nhà gấp hay không? và đồng thời cũng đừng để lộ
cho người mua biết mình đang bị áp lực cần bán bán gấp. " Ví dụ: chúng tôi
cấn bán gấp căn nhà này vì chúng tôi đang cần tiền để trả cho căn nhà mới
mà chúng tôi vừa mới đặt cọc ...”
3. - Thu thập thông tin về những căn nhà, mảnh đất đã giao dịch trong khu
vực gần với nhà đất của bạn, bạn có thể vào congviendiaoc.vn, truy cập vào
mục tìm theo địa phương, lựa chọn tỉnh thành, rồi quận huyện, phường xã
nơi có nhà đất của bạn. Bạn sẽ tìm được rất nhiều thông tin bổ ích về giá
rao bán của các địa ốc đang rao bán tại congviendiaoc.vn. Đây là thông tin
quan trọng để đưa ra giá rao bán địa ốc của bạn. Ngoài ra bạn có thể nhờ
đến dịch vụ định giá chuyên nghiệp, uy tín của một số công ty địa ốc. Tuy
nhiên việc sử dụng những thông tin có được phải thật hợp lý. Ví dụ, bạn
đang ở một thị trường mà giá địa ốc đang nóng, thì bạn có thể gia tăng giá
rao bán so với thông tin thẩm định giá mà bạn có được từ 5-10%. Còn nếu

cách để tìm lý do đòi giảm giá. Vì vậy để tránh điều này, trước khi thương lượng
giá cả, bạn nên hỏi người mua có cần ai khác nữa không? để đi đến quyết định
cuối cùng của việc mua bán.
· Chiến thuật gặm nhấm: người mua liên tục đưa ra những lý do
này nọ để giảm giá làm bạn bực bội vò đầu bứt tóc… cách tốt nhất để tránh trường
hợp này là trong khi thương lượng bạn nên ghi chép lại tất cả những thỏa thuận đã
đạt được, từng điểm một và thật rõ ràng, rành mạch với người mua. Thông thường,
người mua sẽ khó có cơ hội để quay lại gạt bỏ những thỏa thuận đã đạt được.
· “Người thứ ba” đây là trường hợp tương tự như trường hợp
Người mua cần thông qua người thứ ba “có quyền quyết định cao hơn” ở trên. Để
thực hiện điều này, người thứ ba ở một nơi khác, không tham gia thương lượng giá
trực tiếp nhưng luôn trao đổi thông tin với người mua thông qua điện thoại (chính
vì vậy mà người bán không thể biết được người này cũng như không thể phán
đoán được phản ứng của người này trong quá trình thương lượng giá). Để tránh
điều khó chịu này, trước khi họp thương lượng giá, người bán nên yêu cầu người
mua thông báo cho biết tất cả các thành viên tham gia thương lượng giá phải có
mặt trong buổi thương lượng giá chính thức đó.
· “Đề nghị bất ngờ” trong một số trường hợp, người mua bất thình
lình đưa ra một đề nghị nào đó liên quan đến việc mua bán bất động sản, mục đích
nhằm làm bạn ngạc nhiên và dễ đi đến những quyết định có lợi cho người mua. Để
tránh trường họp này, bạn nên tìm cách hòa hoãn, cần thời gian để xem xét lại
những đề nghị đó và trả lời sau. Bằng cách này bạn sẽ không bị đi lạc đề những
điểm bạn cần thương lượng.
· “Thổi bong bóng” người mua liên tục đặt câu hỏi mà không đưa
ra bất cứ phản ứng nào của họ về những vấn đề bạn trả lời họ. Mục đích của họ là
thu thập thông tin càng nhiều càng tốt để tạo lợi thế cho bước tiếp theo của việc
thương lượng giá và bạn có cảm giác như bị ép buộc trả lời họ. Để tránh trường
hợp này bạn nên phản ứng lại bằng cách thay vì trả lời, hãy đặt câu hỏi ngược lại
họ.
·


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status