Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý chất thải của gấu bằng chế phẩm vi sinh vật tại trung tâm cứu hộ gấu việt nam – vườn quốc gia tam đảo - Pdf 51

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Thị Lệ Hằng

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA
GẤU BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TẠI TRUNG TÂM CỨU HỘ
GẤU
VIỆT NAM – VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2018

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Thị Lệ Hằng

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA
GẤU BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TẠI TRUNG TÂM CỨU HỘ
GẤU
VIỆT NAM – VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301

Vấn đề bảo vệ môi trƣờng ..................................................................15

1.1.4.1.

Vấn đề nước thải và chất thải rắn sinh hoạt ...................................15

1.1.4.2.

Vấn đề phế thải gấu ..........................................................................15

1.2. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM VI SINH VẬT............................................ 16
1.2.1.
1.2.1.1.

Vai trò của vi sinh vật trong việc xử lý các phế thải hữu cơ ...........16
Khả năng chuyển hoá các hợp chất cacbon của vi sinh vật...........16

1.2.1.2. Khả năng chuyển hoá các hợp chất nitơ của vi sinh vật ....................17
1.2.1.3.

Khả năng phân giải lipid của vi sinh vật .........................................18

1.2.1.4.

Vai trò của vi sinh vật đối kháng .....................................................18

1.2.2.

Cơ chế hoạt động của chế phẩm vi sinh vật .....................................20


2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 36
2.3.1. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ................................36
2.3.2. Các thí nghiệm trồng cây .......................................................................38
2.3.2.1.


Thí nghiệm đánh giá độ chín và độ an toàn của sản phẩm sau xử
...........................................................................................................39

2.3.2.2.

Thí nghiệm đánh giá tính hiệu quả của sản phẩm sau xử lý.........39

2.3.3.

Các phƣơng pháp nghiên cứu khác...................................................40

2.5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 43
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................45
3.1. CÁC TÍNH CHẤT LÝ, HOÁ, SINH HỌC CỦA PHÂN GẤU .................... 45
3.1.1. Tính chất lý hóa của phân gấu ..............................................................45
3.1.2.

Kiểm tra quần thể vi sinh vật có trong phế thải ..............................48

3.2. KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ PHÂN GẤU BẰNG CHẾ PHẨM VSV49
3.3. BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ VI SINH VÀ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRONG
QUÁ TRÌNH Ủ ........................................................................................................ 55
3.3.1. Thay đổi nhiệt độ đống ủ trong quá trình ủ ........................................55
3.3.2. Kết quả biến động quần thể vi sinh vật trong quá trình ủ .................55


II. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Hệ thống bể lưu chứa phân gấu ...................................................................16
Hình 2. Phân gấu không được xử lý..........................................................................16
Hình 3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh .................................32
Hình 4. Tóm tắt quá trình nghiên cứu .......................................................................42
Hình 5. Nhân viên cứu hộ đang rưới mật ong lên khay thức ăn cho gấu .................45
Hình 6. Khẩu phần ăn của gấu .................................................................................45
Hình 7. Bể chứa phân gấu tại Trung tâm cứ hộ gấu Tam Đảo được thiết theo nhiều
ô .................................................................................................................................46
Hình 8. Phân gấu không được xử lý gây mùi khó chịu .............................................46
Hình 9. Phân gấu trước khi xử lý ..............................................................................46
Hình 10. CPVSV do Viện Môi trường nông nghiệp sản xuất ...................................52
Hình 11. Rỉ đường .....................................................................................................52
Hình 12. Hòa rỉ đường, lân (supe phốt phát, phốt phát đá…) để tạo dung dịch dinh
dưỡng bổ sung ...........................................................................................................52
Hình 13. Mỗi lớp phân gấu dày khoảng 10-15 cm ...................................................53
Hình 14. Lấy vôi bột (khô, trắng, tinh) để rắc lên từng lớp phân và lớp bã nấm .....53
Hình 15. Rưới dung dịch dinh dưỡng lên bề mặt từng lớp .......................................53
Hình 16. Rắc CPVSV lên lớp ủ .................................................................................53
Hình 17. Phủ lớp bã nấm dày 5-10 cm lên hỗn hợp. ................................................54
Hình 18. Phủ liên tiếp các lớp đến khi hết nguyên liệu, sau đó dùng bạt đậy kín
tránh nước mưa vào ..................................................................................................54
Hình 19. Phân gấu sau khi xử lý đã mất mùi, màu đen, khá tơi xốp và khô. ............54

Bảng 9. Quần thể vi sinh vật có trong phế thải.........................................................48
Bảng 10. Biến động về quần thể vi sinh vật có trong quá trình ủ .............................56
Bảng 11. Đánh giá độ hoai mục của SPĐXL ............................................................57
Bảng 12. Tỷ lệ hạt nảy mầm ......................................................................................60
Bảng 13. Chiều cao và khối lượng tươi trung bình theo chu kỳ sinh trưởng của cây
cải ..............................................................................................................................62
Bảng 14. Số lá và diện tích lá ...................................................................................64
Bảng 15. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng có trong rau cải ngọt .......................64
Bảng 16. Chỉ tiêu E.coli và Salmonella có trong rau cải .........................................65
Bảng 17. Tỷ lệ nảy mầm và chiều cao cây của 4 công thức .....................................66
Bảng 18. Thí nghiệm sử dụng phân gấu sau xử lý bón cho cây trồng với các tỷ lệ
khác nhau ..................................................................................................................67
Bảng 19. Thành phần hoá học của sản phẩm sau xử lý............................................69

7


MỞ ĐẦU
Gấu là loài thú được công ước quốc tế bảo vệ. Việc săn bắt gấu và rút mật là
trái phép và đã bị nhiều tổ chức quốc tế như CITES cực lực tố cáo cũng như các Tổ
chức Bảo vệ Động vật Hoang dã như WSPA và Tổ chức Động vật Á châu hết sức
lên án.
Ngày 15/06/2007 Tổ chức Động vật Châu Á đã được Chính phủ Việt Nam cấp
giấy phép lập văn phòng dự án Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam tại VQG Tam Đảo.
Theo đó, Tổ chức Động vật Châu Á và VQG Tam Đảo thực hiện dự án xây dựng
“Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam” tại VQG Tam Đảo. Phần lớn gấu được cứu hộ
về Trung tâm thuộc loài gấu ngựa, cùng một số nhỏ cá thể gấu chó. Tính đến nay,
trung tâm đang nhận nuôi hơn 160 cá thể gấu.
Như chúng ta đã biết, thức ăn của gấu khá đa đạng, chúng còn có thể ăn các
loại thức ăn như hoa quả, hạt, rau củ, mật ong... Đặc biệt, trong điều kiện bán hoang



chức Động vật Châu Á đã ký thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc
nhằm cứu hộ 700 cá thể gấu tại các trại gấu, đưa gấu đến với cuộc sống an toàn và
bình yên tại các trung tâm cứu hộ. Tổ chức nỗ lực làm giảm nhu cầu tiêu thụ mật
gấu tại châu Á thông qua việc phổ biến các phương thuốc, các loại thảo dược tự
nhiên chữa bệnh hiệu quả và không tàn nhẫn với động vật.
Hiện nay, Trung tâm Cứu Hộ Gấu Việt Nam – VQG Tam Đảo là nơi chăm sóc
trọn đời cho hơn 160 cá thể gấu cũng như tạo công ăn việc làm cho gần 100 nhân
viên địa phương, cùng với sự tham gia chăm sóc của các chuyên gia nước ngoài.
Một trong những mục tiêu quan trọng khác của Trung tâm cứu hộ gấu Việt
Nam là nâng cao ý thức cộng động về bảo tồn động vật hoang dã và môi trường tự
nhiên nói chung cũng như bảo tồn loài gấu ở Việt Nam nói riêng. Mục tiêu này
được lồng ghép với các hoạt động của Vườn về du lịch môi trường thân thiện, được
tăng cường thông qua các đợt thăm quan trung tâm, giúp khách tham quan có thể
tận mắt nhìn thấy các cá thể gấu trong hoạt động tự nhiên, nhận thức được sự cần
thiết của việc chăm sóc và bảo tồn loài gấu, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu đối
với mật gấu, các sản phẩm từ gấu, cũng như các hoạt động liên quan đến việc bắt
giữ gấu vì mục đích kinh tế.
Trung tâm cứu hộ là nơi trọng điểm cho công tác giáo dục cộng đồng về các
vấn đề bảo tồn và chăm sóc sức khỏe cho loài gấu – từ quá trình tiến hóa, sinh thái
cho đến thực trạng hiện nay của gấu trong môi trường hoang dã. Công tác nâng cao
và phổ biến kiến thức, nhận thức về những mặt trái của nạn buôn bán mật gấu sẽ
giúp công chúng quan tâm nhiều hơn đến việc không nên sử dụng mật gấu, từ đó
giảm nhu cầu tiêu thụ trong tương lai. Trung tâm cũng nuôi trồng một vườn thảo
dược gồm những loài cây thuốc và cây hoa truyền thống đóng vai trò là giải pháp
thay thế cho việc sử dụng mật gấu làm trọng tâm cho chương trình giáo dục cộng
đồng.
Mặc dù khu bảo tồn ở Việt Nam không mở cửa chính thức cho công chúng,
nhưng trung tâm này cũng cung cấp các chương trình tham quan có hướng dẫn

gấu, trong đó cho phép gấu thể hiện các hành vi tự nhiên, kích thích sự phát triển
các giác quan cũng như các kỹ năng sinh tồn.
Môi trường tự nhiên luôn là nơi lý tưởng cho loài gấu, nhưng các cá thể gấu
được cứu hộ về chưa có điều kiện tái hòa nhập với môi trường hoang dã. Chính vì

12


lý do này, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam có gần 30,000 mét vuông không gian
bán hoang dã ngoài trời được thiết kế và trang bị nhằm khuyến khích các hành vi tự
nhiên của gấu. Trung tâm có 5 khu nhà gấu đôi trong đó mỗi nhà có hai dãy buồng
ở cho gấu có cửa mở ra khu bán hoang dã ngoài trời với bể bơi, cây xanh và các cấu
trúc để giúp gấu phục hồi bản năng. Ngoài ra, trung tâm còn có hai nhà gấu không
có khu bán hoang dã, khu chăm sóc gấu đặc biệt, và khu cách ly tạm thời có mái
che cho các cá thể gấu mới được cứu hộ về.
Trung tâm cũng tiếp nhận gấu con do lực lượng chức năng tịch thu được từ
các vụ săn bắt trái phép và buôn lậu; vì vậy, có một khu nhà gấu con được thiết kế
và trang bị phù hợp làm nơi các cá thể gấu non sống cho đến khi chúng đủ lớn để
chuyển sang khu các nhà gấu đôi rộng hơn và sống chung với các cá thể gấu trưởng
thành.
Bệnh viện thú y của trung tâm được trang bị các thiết bị y tế hiện đại như máy
theo dõi gây mê, máy siêu âm và phòng xét nghiệm để tạo điều kiện khám chữa
bệnh tốt nhất cho gấu.
1.1.3. Hiện trạng bảo tồn gấu tại Trung tâm
Trung Tâm Cứu Hộ Gấu Việt Nam thuộc Tổ chức Động Vật Châu Á nằm ở
thung lũng Chắt Dậu tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm Cứu
hộ Gấu Việt Nam tại VQG Tam Đảo xây dựng trên diện tích gần 12ha được thiết kế
để có đủ điều kiện chăm sóc suốt đời cho khoảng 200 - 250 cá thể gấu.
Phần lớn gấu được cứu hộ về Trung tâm thuộc loài gấu ngựa, loài gấu đen có
khoang cổ hình bán nguyệt màu vàng chanh. Gấu gựa có thể nặng tới 200kg, tuổi

Tổ chức cũng tiếp nhận rất nhiều gấu con - một số bị tách khỏi mẹ trước khi
chúng được cai sữa hoàn toàn. Vì các gấu con này rất dễ bị căng thẳng và sợ hãi nên
chúng cần phải được đặt trong một môi trường che chở yên tĩnh và có một chế độ
ăn uống cân bằng để bảo đảm sức khỏe. Gấu con thường rất hiếu động và tò mò và
vì vậy các buồng gấu con đều được trang bị đầy đủ đồ vật an toàn vừa với kích
thước cơ thể chúng cho chúng vui chơi.
Mặc dù rất nhiều cá thể gấu được Tổ chức tiếp nhận đều trong tình trạng sức
khỏe kém, nhưng hầu hết chúng đều hồi phục tốt. Kết quả này có được không chỉ

14


bởi khả năng chịu đựng được nghịch cảnh và khả năng phục hồi của gấu mà còn
nhờ sự chăm sóc chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ và y tá thú y, quản lý gấu, nhân
viên chăm sóc và tình nguyện viên của Tỏ chức Động vật Châu Á.
1.1.4. Vấn đề bảo vệ môi trƣờng
Song song với bảo vệ và thực hiện các chương trình bảo vệ động vật, Trung
tâm cứu hộ gấu Việt Nam cũng rất chú trọng đến các vấn đề bảo vệ môi trường
khác. Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam được xây dựng theo tiêu chuẩn môi trường
nghiêm ngặt với thiết kế thân thiện với môi trường và cảnh quan.
1.1.4.1. Vấn đề nước thải và chất thải rắn sinh hoạt
Với số lượng lớn cá thể gấu, nhiều phân khu chức năng và đội ngũ cán bộ
nhân viên đông đảo, mỗi ngày, lượng nước thải phát sinh do sinh hoạt, tắm rửa, vệ
sinh chuồng gấu cũng được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung này và
thực hiện quan trắc nước định kỳ.
Trung tâm có hai hệ thống xử nước thải hiện đại có khả năng xử lý mỗi ngày
70 m3 nước thải sinh hoạt và từ các nhà gấu theo quy trình xử lý nước sinh học,
nhằm đảm bảo hoạt động của trung tâm không gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước
tự nhiên của địa phương. Thùng rác được để ở mọi nơi trong trung tâm và được thu
gom để xử lý đúng quy định.

chưa được phân giải bằng hệ enzym tiêu hoá của động vật này, hay các chất hữu cơ
có trong xác động vật sẽ tiếp tục được hệ enzym thuỷ phân của vi sinh vật có sẵn
trong môi trường và của chủng vi sinh vật tuyển chọn đưa vào phân giải, chuyển
hoá thành các hợp chất.
1.2.1.1. Khả năng chuyển hoá các hợp chất cacbon của vi sinh vật
Các hợp chất cacbon hữu cơ có nhiều trong cơ thể động vật, thực vật, vi sinh
vật như xelluloza, tinh bột, ligin... Khi động thực vật chết đi, xác của chúng sẽ để lại

16


một lượng chất hữu cơ khổng lồ trong đất. Nhờ hoạt động của các nhóm vi sinh vật
dị dưỡng cacbon, các chất hữu cơ này dần dần bị phân huỷ tạo thành các hợp chất
đơn giản hơn, mà sản phẩm phân giải cuối cùng là CO2. Khi môi trường bị ô nhiễm
các hợp chất hữu cơ chứa cacbon như xelluloza, tinh bột, các loại đường đơn...,
người ta thường sử dụng các nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza, tinh
bột... để xử lý chất thải hữu cơ này.
- Khả năng phân giải Xelluloza: Xellulo là loại hợp chất khá bền vững, không
tan trong nước (chỉ phồng lên do hấp thụ nước, không được tiêu hoá bởi hệ enzym
của con người và một số loài động vật). Vì vậy, xellulo tồn tại rất nhiều trong phế
thải chăn nuôi, nhất là trong thành phần chất độn của phế thải.
Trong thiên nhiên, có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ xelluloza
nhờ có hệ enzym xelluloza ngoại bào. Trong đó vi nấm là nhóm có khả năng phân
giải mạnh như Tricoderma, Aspergillus, Fusarium, Mucor... Ngoài ra, còn có các
chủng vi khuẩn, xạ khuẩn và niêm vi khuẩn cũng có khả năng phân huỷ xelluloza
như Clostridium, Ruminococcus, Streptomyces...
- Khả năng phân giải tinh bột: Tinh bột là chất dự trữ chủ yếu của thực vật,
gồm 2 thành phần là amilo và amilopectin. Trong đất có nhiều loại vi sinh vật có
khả năng phân giải tinh bột ví dụ như Aspergillus, Fusarius, Bacillus, Cytophaga,
Pseudomonas....

Về tính chất: Lipid không tan vào nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ
như ete, benzen, toluen. Lipid là dung môi hoà tan các loại vitamin như: vitamin A,
D, E, K, F.
Trong tự nhiên, có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải lipid như
Pseudomonas, Achromobacte, Actinomyces,…
Với khả năng phân giải các hợp chất như trên, các nhà khoa học đã sử dụng
các loại vi sinh vật có sẵn trong môi trường; làm tăng hoạt tính của các chủng vi
sinh vật để xử lý các loại phế thải đặc biệt là phế thải chăn nuôi.
1.2.1.4. Vai trò của vi sinh vật đối kháng
Cơ chế đối kháng với vi sinh vật gây bệnh là chủng vi sinh vật có thể tiết ra
chất kháng sinh, cạnh tranh về dinh dưỡng hoặc tấn công trực tiếp lên tơ nấm gây
bệnh, hay tiết ra những chất kích thích sinh trưởng giúp cho cây trồng tăng khả năng
kháng bệnh.

18


Bacillus là một tác nhân sinh học đầy tiềm năng trong việc phòng trừ bệnh hại
cây trồng. Chúng có khả năng đối kháng các loại vi nấm gây bệnh với phổ tác động
rộng, không gây hại cho con người và cây trồng. Mặt khác, Bacillus còn tham gia
vào quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ khó phân hủy thành những chất hữu cơ
đơn giản cho cây trồng dễ sử dụng, giúp cải tạo đất, khống chế và tiêu diệt một số
loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng bởi các chức năng sinh học chuyên biệt của
chúng. Vi khuẩn Bacillus subtilis nằm trong nhóm vi khuẩn có khả năng đối kháng
với một số nấm gây bệnh cho cây. Trong các vi sinh vật đối kháng, vi khuẩn
Bacillus được chứng minh có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như:
Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn
khác nhờ vào khả năng sinh ra các chất 5 kháng sinh (Lê Đức Mạnh và ctv, 2003;
Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thu Hoa, 2005; Nguyễn Xuân Thành và ctv 2003, Võ
Thị Thứ, 1996).

được là do mối quan hệ 3 chiều này. Về khía cạnh vi sinh, các độc chất do nấm
bệnh tiết ra hại cây như cyclophilins cũng bị hóa giải khi có sự hiện diện của nấm
đối kháng (Dương Minh, 2010).
Như vậy, hướng phòng trừ bệnh sinh học đã và đang được nhiều các nhà khoa
học trên thế giới nghiên cứu và cho ra các chế phẩm sinh học có nhiều triển vọng.
Đây là một trong những phương pháp phòng chống có hiệu quả khả quan. Hiện nay,
để phòng trừ các loại nấm gây bệnh hại cây trồng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn,
làm cho tác nhân gây bệnh không kháng thuốc, an toàn với môi trường sinh thái,
phù hợp với xu hướng an toàn nông nghiệp hiện nay. Tìm ra các chủng vi sinh vật
có khả năng kháng nấm bệnh là biện pháp phổ biến của công tác phòng trừ sinh
học.
1.2.2. Cơ chế hoạt động của chế phẩm vi sinh vật
Chế phẩm vi sinh vật (probiotics) là sản phẩm được tạo ra bởi con người, bằng
cách kết hợp hai hoặc nhiều dòng vi khuẩn có lợi trong cùng một môi trường để tác
động tới đối tượng cần cải tạo (đất, nước, đường ruột, v.v) hoặc xử lý môi trường.
Nhiều vi sinh đã được sử dụng để sản xuất ra các chế phẩm ứng dụng rất hiệu quả
như vi khuẩn Lactobacillus, bifidobacterium, phototrophic batteria, lactic acid
batteria, yeast, enterococcus…

20


Chế phẩm vi sinh vật là hỗn hợp hoặc riêng biệt từng chủng vi sinh có hoạt
tính sinh học cao đã được tuyển chọn, chúng được tồn tại và phát triển trong một
chất mang vô trùng. Các chủng vi sinh này khi gặp điều kiện thích hợp ngoài môi
trường sẽ sinh trưởng phát triển, tùy thuộc vào đặc tính của từng chủng vi sinh mà
người sử dụng có thể đạt được mục đích mong muốn.
Các chế phẩm vi sinh trên thị trường hiện nay thường được sử dụng vào hai
mục đích:
1. Trộn hoặc tẩm vào hạt trước khi gieo. Ví dụ chế phẩm sinh vật cố định nitơ.

có nhược điểm là để mất nhiều đạm.
- Ủ nguội: Là phương pháp nện chặt và làm đống to để cho phân chuồng chặt
xuống, do vậy lượng đạm bị mất giảm qưsssss
đi nhiều. Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trường
trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm,
quá trình phân huỷ diễn ra chậm nên nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và
chỉ ở mức 30 – 35oC. Theo phương pháp này, thời gian ủ phân thường kéo dài 5 – 6
tháng.
- Ủ nóng trước, nguội sau: Ủ nóng 5 – 7 ngày để nhiệt độ đạt 50 – 60oC, nén
chặt, ủ lớp khác lên. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với
cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
1.3.2. Biogas
Biogas (tiếng Pháp là biogaz) là dạng khí sinh học, được tái tạo từ quá trình
phân huỷ những chất thải của người và động vật trong điều kiện yếm khí. Thành
phần chủ yếu của khí sinh học là khí metan CH4 chiếm 56 – 65%, CO2: 34-42%, và
một tỉ lệ nhỏ khí O2, N2, H2S. Trong đó, khí metan là loại khí cháy được cho năng
lượng cao (xấp xỉ 9000 kcal/m3), nên biogas là khí cháy được .
- Nguyên liệu để sản xuất khí biogas là những chất hữu cơ dễ phân huỷ như
phân động vật, các loại thực vật như bèo, cỏ, rơm rạ, rác thải dễ phân huỷ... Đây là
những nguồn nguyên liệu sẵn có ở nông thôn nước ta.
Để tạo ra khí biogas, người ta xây dựng những hầm ủ kín bao gồm 5 bộ phận
chính: ống lối vào, bể phân giải, ống lối ra, bể điều áp và ống thu khí.

22


- Hầm khí biogas sinh học là phương pháp hiệu quả nhằm xử lý ô nhiễm môi
trường ở khu vực có quy mô lớn. Hầm khí sinh học vừa xử lý ô nhiễm môi trường,
vừa tạo ra nguồn khí đốt phục vụ cho sản xuất và sinh học; tạo nguồn phân bón hữu
cơ tốt cho cây trồng

Phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ truyền thống còn làm các chức năng:
- Cải tạo hóa tính đất: trong quá trình phân giải hữu cơ có khả năng hòa tan,
làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng, hạn chế khả năng đồng
hóa kim loại của cây, do đó sản phẩm nông nghiệp trở nên sạch hơn. Việc hình
thành các phức hữ cơ – vô cơ làm tăng tính đệm của đất, điều này quan trọng với
đất có thành phần cơ giới nhẹ.
- Cải tạo lý tính đất: tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ thuộc vào bản chất của
chất hữu cơ làm tăng khả năng kết dính của hạt đấy để tạo thành đoàn lạp và làm
giảm khả năng thấm ướt khiến cho kết cấu được bền vững trong nước. Bón phân
hữu cơ sinh học tạo điều kiện thuân lợi cho VSV có ích trong đất phát triển và hoạt
động mạnh, giải phóng nhiều đạm hòa tan, độ ổn định của kết cấu đất tăng. Chất
hữu cơ trong đất làm khả năng giữ nước của đất cao hơn, việc bốc hơi nước của mặt
đất ít đi, do đó tiết kiệm nước tưới, đồng thời khi mưa nhiều đất thoát nước nhanh
hơn không bị ngập úng.

24


- Phân hữu cơ sinh học tác động đến sinh tính của đất: Trong quá trình phân
giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho VSV có ích cả thức ăn khoáng và thức
ăn hữu cơ, nên khi bón phân vào đất thì tập đoàn VSV có ích phát triển nhanh, kể
cả gium đất cũng phát triển. Một số chất có hoạt tính sinh học (Phytohormone) được
hình thành lại tác động đến việc tăng trưởng và trao đổi chất của cây.
Phân hữu cơ sinh học đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm
môi trường do sử dụng triệt để các nguyên liệu từ rác thải sinh hoạt hàng ngày, phân
gia súc trong các trại chăn nuôi và dư chất của ngành công nghệ thực phẩm.
Theo Phạm Văn Toản và Trương Hợp Tác, việc bón phân hữu cơ còn giúp trả
lại cho đất lượng lớn các chất dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi như đạm, lân, kali.
Ngoài ra, phân hữu cơ còn làm tăng hiệu lực phân bón vô cơ lên từ 8-10%.
Đối với cây trồng, phân hữu cơ giúp kích thích sự ra rễ, tăng khả năng hấp thu


4,03

11,02

3.

NPK + 1 tấn hữu cơ chế
biến

3,94

8,54

4.

NPK + 4 tấn phân chuồng
+ 0,5 tấn hữu cơ chế biến

3,97

9,37

25



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status