Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua các bài ca dao, đồng dao - Pdf 56


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

PHẠM THỊ TRÀ

PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC BÀI
CA DAO, ĐỒNG DAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học

Th.S VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục mầm non đã giúp đỡ em rất nhiều trong
quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện tốt cho em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp đại học.
Đặc biệt, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo –
TH.S Vũ Thị Tuyết, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ
động viên em trong quá trình học tập và thực hiện khoá luận.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cô giáo trường

1.2.1 Thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng các bài ca dao, đồng dao
nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn ........................................ 34
1.2.2 Vai trò của lời nói mạch lạc.................................................................................... 36
1.2.3 Vai trò của việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
các bài ca dao, đồng dao ...................................................................................................... 36
Kết luận chương 1 ................................................................................................................. 38
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC BÀI CA DAO, ĐỒNG DAO ............ 39
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp.................................................................................. 39


2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ..................................................................... 39
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực của trẻ……………………...…….41
2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với vốn sống và kinh nghiệm của trẻ.. 43
2.2 Biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các
bài ca dao, đồng dao....................................................................................... 44
2.2.1 Biện pháp dạy trẻ đọc diễn cảm ca dao, đồng dao ....................................... 44
2.2.2 Biện pháp dùng lời ...................................................................................................... 47
2.2.3 Biện pháp dạy trẻ đọc đồng dao kết hợp chơi trò chơi dân gian ........... 48
2.2.4 Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan mô phỏng lại sự vật hiện tượng
.......................................................................................................................................................... 61

2.2.5 Biện pháp tổ chức ngoại khóa về ca dao, đồng dao cho trẻ..................... 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 67


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôi là cô giáo mầm non

cho trẻ mẫu giáo, ca dao, đồng dao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thông qua
các bài ca dao, đồng dao giáo viên có thể tiến hành phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo ở các nội dung như: giáo dục chuẩn mực ngữ âm; hình thành và phát
triển vốn từ; phát triển lời nói mạch lạc; phát triển ngôn ngữ nghệ thuật. Như
vậy, ca dao, đồng dao sẽ là một phương tiện hữu hiệu để giáo dục ngôn ngữ
cho trẻ.
Lứa tuổi 5 - 6 tuổi là lứa tuổi cuối cùng của tuổi mẫu giáo, là giai đoạn
then chốt để trẻ tới trường phổ thông, là bước ngoặt trong cuộc đời trẻ. Vì
thế cần chuẩn bị tốt các mặt tâm lí để trẻ sẵn sàng đi học trong đó ngôn ngữ là
thành phần cốt yếu. Khi sử dụng ngôn ngữ, khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ,
khả năng trình bày có lô gíc, có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung là
những tiêu chí mà trẻ cần đạt được; hay nói chung, lời nói mạch lạc là điều vô
cùng quan trọng mà trẻ cần rèn luyện.
Xuất phát từ những lí do trên, nên chúng tôi đã chọn đề tài : “ Phát
triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các bài ca dao, đồng dao”
là đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Trẻ em là đối tượng luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ gia đình,
nhà trường và xã hội. Những vấn đề về trẻ em đã được đã được các nhà khoa
học hết sức quan tâm. Riêng về phát triển ngôn ngữ và lời nói mạch lạc cho
trẻ đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học với những công trình nghiên
cứu
được xã hội ghi nhận.
Trong cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo,
NXBĐHSP, năm 2014, Nguyễn Xuân Khoa đã nghiên cứu rất kỹ sự phát triển
ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở những đánh giá chung về đặc điểm


sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này và dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ
học và


tiếng cho trẻ em (NXBGD Matxcơva - 1974). Xôkhin với tác phẩm Phương
pháp


phát triển lời nói trẻ em( NXBGD Matxcơva). Hay E.Ti.Khêiva với tác phẩm
Phát triển ngôn ngữ trẻ em (NXBGD - 1997). Các tác giả: Phedorenco.L.P,
Phomitreva.G.A, Lomarep.V.K cũng có những cuốn sách tương tự. Ngay từ
những năm 80 của thế kỉ trước, chúng ta đã có những cuốn giáo trình đầu tiên
về phương pháp phát triển lời nói trẻ em trong các trường đào tạo giáo viên
mầm non như: Phan Thiều với cuốn Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1
(NXBGD
- 1973). Nguyễn Xuân Khoa (1997) về Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ Mẫu giáo (0 - 6 tuổi). Các tác phẩm trên đều đề cập đến nội dung và các
phương pháp nhằm hình thành và phát triển vốn từ ngữ cho trẻ. Đây chính là
cơ sở, là tiền đề cho các nhà khoa học sau này nghiên cứu, tìm tòi, khám phá
về vấn đề ngôn ngữ của trẻ.
Về ca dao, đồng dao, một số công trình nghiên cứu từ việc sưu tầm tư
liệu ca dao, đồng dao dành cho trẻ em đã đi vào nghiên cứu ý nghĩa giáo dục
của thể loại này đối với trẻ em như cuốn : Vào đời cùng lời ca dao của tác giả
Phạm Đình Vân. Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt Nam của Nguyễn
Thúy Loan. Trò chơi dân gian cho trẻ em dưới 6 tuổi của Trương Kim Oanh.
Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em của Phan Đăng Nhật (1992).
Các công trình này đều đi đến kết luận đồng dao có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em. Trong bài Văn
học thiếu nhi Việt Nam tác giả Trần Đức Ngôn- Dương Thu Hương đã khẳng
định: “Ca dao là đại bộ phận dành cho người lớn tuy nhiên tác giả dân gian
khi sáng tác ca dao vẫn không quên trách nhiệm đối với thế hệ trẻ nên đã
dành trọn một phần ca dao cho các em được gọi là đồng dao”[16, tr.76].
PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết đã nghiên cứu tác dụng của đồng dao đối với trẻ

hình thành nhân cách con người là giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ
mẫu giáo. Ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), nhân cách của trẻ tiếp tục hình
thành và phát triển mạnh mẽ với những đặc điểm nổi bật sau: Ý thức bản ngã
được xác định rõ ràng để giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
với chuẩn mực của qui tắc xã hội. Đồng thời, ý thức bản ngã còn cho phép trẻ
thực hiện các hoạt động một cách chủ quan. Nhờ đó, quá trình tâm lý mang
tính chủ động rõ rệt. Cuối tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ có tốc độ phát
triển nhanh về số
lượng và chất lượng. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ biết tự giác hướng sự chú ý
của mình vào đối tượng nhất định. Cho nên, mỗi một đối tượng được tiếp
nhận trong thời kỳ này đều có tác động sâu sắc đối với sự phát triển nhân cách
và trí tuệ của trẻ.
Giai đoạn 5-6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ lứa tuổi mầm non. Ở
giai đoạn này những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người được hình thành
ở giai đoạn trước vẫn tiếp tục được phát triển mạnh. Với sự giáo dục của
người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện một cách tốt đẹp
về mọi


phương diện hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí), để hình thành việc
xây dựng cơ sở nhân cách ban đầu của con người.
Trẻ ở giai đoạn này, có nhu cầu nói mạch lạc, nhu cầu nghe, hiểu ngôn
ngữ, nhu cầu trình bày có lô gíc, có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội
dung; trẻ rất thích nghe ca nhạc, thích nghe những bài thơ có vần nhịp rõ ràng
và có nội dung gắn liền với cuộc sống của trẻ như những bài vè, ca dao, đồng
dao.
Tóm lại, lứa tuổi mầm non, nhất là độ tuổi 5-6 là lứa tuổi rất nhạy cảm
với cái đẹp và luôn khao khát được tiếp xúc, khám phá cái đẹp phong phú, đa
dạng trong cuộc sống. Ca dao, đồng dao là một thể loại văn học dân gian có
khả năng đáp ứng nhu cầu này của trẻ. Tuy nhiên, trẻ lứa tuổi mầm non

Ngoài ra, tần số co bóp của tim cũng tăng lên từ 80 – 110 lần trên một
phút. Về hệ hô hấp: Nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ cũng
phất triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển.
1.1.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trở thành
con người phát triển toàn diện. Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi. Cho nên cần phải
xác định rõ các đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ như : phát âm, vốn từ,
ngữ pháp… để đề ra nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển
ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và phù hợp.
a. Đặc điểm phát âm (ngữ âm, ngữ điệu)
- Trẻ 5 – 6 tuổi đã dần hoàn thiện về mặt ngữ âm. Các phụ âm đầu, âm
cuối,
âm đệm, thanh điệu dần được định vị. Trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng tri giác
âm thanh nhanh nhạy và khả năng phát âm mềm dẻo, tự nhiên. Trẻ phát âm
đúng hầu hết các hình thức của âm thanh ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ và phát


âm đúng ngay cả những âm và vần khó, khả năng sử dụng giọng nói biểu cảm
hơn.
Ví dụ: Khúc khuỷu, thuyền buồm, nghênh ngang, loanh quanh…


- Trẻ học và bắt chước ngữ điệu của người lớn rất tốt, bước đầu đã biết
sử
dụng các phát triển đơn giản của giọng như cao độ, cường độ, trường độ.
Ví dụ: Khi kể chuyện diễn cảm trẻ biết lên giọng, xuống giọng, biết
ngắt,
nghỉ
đúng chỗ

+ Câu phức đẳng lập:
Ví dụ: Vân đi chơi, Vân không làm bài tập.
- Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ
dùng
từ
không chính xác.
Ví dụ: Mẹ ơi, con muốn cái váy kia!
Chủ yếu trẻ vẫn sử dụng câu đơn mở rộng.
d. Đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc
Trẻ ở độ tuổi này, ngôn ngữ mạch lạc phát triển và đạt được trình độ
khá cao. Trẻ biết sử dụng các câu tương đối ngắn gọn, chính xác, đầy đủ để
trả lời câu hỏi. Ở trẻ phát triển kỹ năng nhận xét lời nói và câu trả lời của các
bạn, bổ sung hoặc sửa chữa các câu trả lời đó. Tre đã dần cải thiện lời nói
mạch lạc, không bị va vấp, lắp, ngọng như các lứa tuổi trước.
1.1.1.4 Đặc điểm tư duy
Sự phát triển tư duy ở độ tuổi 5 – 6 tuổi mạnh mẽ về kiểu loại, các thao
tácvà thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng;
thông tin giữa mới và cũ, gần và xa…


Tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan – hình ảnh vẫn tiếp
tụcphát triển, nghĩa là trẻ em giải quyết nhiệm vụ vẫn phải dựa vào các thao
tácbằng tay và các hình ảnh trực quan.
Đặc điểm nổi trội của trẻ ở giai đoạn này là xuất hiện một loại tư duy
trực quan mới: tư duy trực quan – sơ đồ. Đây là trình độ phát triển cao nhất
của tư duy trực quan – hình ảnh, đây cũng là cơ sở để trẻ em phát triển tư duy
tưởng tượng.
Kiểu tư duy này tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên
hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ
quan của bản thân đứa trẻ.

chuyện và đàm thoại
+ Nói chuyện là câu chuyện giữa hai hay nhiều người không nhất thiết
phải theo một chủ đề nhất định, được phát triển nhưng không được chuẩn bị kĩ
từ trước. Đây là hình thức đơn giản nhất của ngôn ngữ nói. Nó mang tính hoàn
cảnh và những người nói chuyện hiểu được nhau. Cần nhờ các hình thức diễn
đạt khác như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói…
Ví dụ: Cuộc hội thoại giữa 2 bạn nhỏ vừa đến lớp học:
Minh: Hôm nay bố tớ đưa tớ đi học đấy Lan.
Lan: Vậy à, còn tớ thì được mẹ chở đi vì bố tớ bận đi làm sớm.
Ở ví dụ này chúng ta thấy, cuộc nói chuyện giữa Minh và Lan được nảy
sinh khi vừa đến lớp, không có sự chuẩn bị trước.
+ Đàm thoại là câu chuyện về một chủ đề nào đó được chuẩn bị kĩ càng
với một hệ thống câu hỏi được sắp xếp, tổ chức theo kế hoạch. Nó sử dụng
nhiều hình thức ngôn ngữ tỉnh lược, những phương tiện biểu cảm phi ngôn
ngữ, các đặc tính biểu cảm của lời nói đóng vai trò quan trọng. Lời nói hội
thoại trẻ nắm tượng đối dễ vì chúng được nghe nhiều trong đời sống hàng
ngày.


Ví dụ: Trong một tiết hoạt động góc, cuộc hội thoại diễn ra giữa trẻ đóng
vai bác sĩ ở góc phân vai và trẻ đóng vai bác thợ xây ở góc xây dựng:
Hoa: Cho hỏi bác thợ xây bị thương ở đâu?
Nam: Thưa bác sĩ, tôi bị thương ở chân.
Hoa: Vì sao bác bị thương?
Nam: Vì tôi xây chuồng gà nhưng trượt ngã trên cao xuống.
Hoa: Mời bác mang chân lại gần để tôi khám.
Nam: Được ạ!
Hoa: Bác đau lắm không?
Nam: Tôi rất đau!
Hoa: Bác vào đây để tôi băng bó nhé!

đầu nắm được kỹ năng bày tỏ một cách mạch lạc những ý nghĩ của mình, mắc
nhiều lỗi trong xây dựng câu đặc biệt là câu phức. Lời nói của trẻ mang tính
tình huống, chủ yếu là diễn đạt một cách vội vàng. Những lời nói mạch lạc
đầu tiên của trẻ được cấu tạo từ hai đến ba câu nhưng cũng được xem đó
chính là sự thể hiện mạch lạc. Dạy lời nói đối thoại cho trẻ mẫu giáo bé và sự
phát triển của nó sau đó là cơ sở để hình thành lời nói độc thoại.
Sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo nhỡ lại chịu ảnh hưởng
lớn của việc tích cực hóa vốn từ (khối lượng từ lúc này đạt khoảng 700 từ), lời
nói của trẻ đã được mở rộng hơn, có trật tự hơn mặc dù cấu trúc còn chưa
hoàn thiện. Trẻ mẫu giáo nhỡ bắt đầu học hát những câu vè, câu ca dao, đồng
dao. Nhưng phần lớn các bài ca dao, đồng dao thường ngắn gọn và mô phỏng
lại công việc trong cuộc sống của con người lao động hay các trò chơi dân
gian như: “Thả đỉa ba ba”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Chi chi chành chành”. Trong
độ tuổi này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ lời nói văn cảnh, có nghĩa là nói mà
chỉ tự mình hiểu được. Ở trẻ mẫu giáo lớn để trả lời các câu hỏi trẻ đã sử dụng
các câu tương đối chính xác ngắn gọn và khi cần thì mở rộng. Ở trẻ phát triển
kỹ năng nhận xét lời nói và câu trả lời của các bạn, bổ sung hoặc sửa chữa các
câu trả lời đó.
Ví dụ 1: Trẻ thưa với cô:



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status