Phân phối chương trình Toán 6 (09-10) - Pdf 57

5 kiểu bộ nhớ trong DOS
DOS Resource Guide 7/1993 Pcworld VN
Máy vi tính 286, 386 hoặc 486 có thể có đến 5 kiểu bộ nhớ. Các chương trình
phải được viết để sử dụng một kiểu bộ nhớ hoặc hơn nữa. Hãy hình dung các kiểu bộ
nhớ như các phần tử xếp chồng lên nhau giống như chiếc bánh gatô ngày cưới.
Bộ nhớ quy ước (conventional memory)
Là lớp dưới cùng. Nếu máy tính chỉ có các chip nhớ với tổng dung lượng 640
KB, toàn bộ đây là bộ nhớ quy ước. Các chương trình chạy trong DOS đều phải dùng
ít nhất kiểu bộ nhớ này.
Các khối nhớ cao (The upper memory blocks)
Là lớp kế tiếp chiếm tới 384 KB, cao hơn vùng nhớ quy ước. Vùng này (gọi tắt
là UMB) bao gồm 6 khối (block), mỗi khối 64 KB. Do DOS đặt vùng này bên ngoài
dành cho các chức năng phần cứng, bạn không thể thêm vào các chip nhớ để lấp đầy
bộ nhớ này. Thông thường, các UMB chỉ được phần cứng đặt trên bản mạch chủ sử
dụng. Các phần cứng đó là: bản mạch video, bản mạch giao diện của máy quét hình
(scanner interface) và ROM.
Vùng nhớ cao (The high memory area)
Gọi tắt là HMA, là vùng 64 KB kế tiếp các khối UMB. Chỉ có một vài trình tiện
ích dùng đến vùng nhớ này. Đó là HIMEM.SYS của Windows, QEMM-386 của
QUARterdeck và một số phần mềm mạng.
Bộ nhớ mở rộng (extended memory)
Là lớp trên của bộ nhớ quy ước, UMB và HMA. Máy 286 có thể có tới 15 MB bộ
nhớ mở rộng, trong khi đó 386 về lý thuyết cho phép đạt tới 4 GB (4 tỉ bytes).
Về mặt kỹ thuật, HMA là 64 KB đầu tiên của bộ nhớ mở rộng, tuy nhiên trong
thực tế HMA và phần còn lại của bộ nhớ mở rộng có thể được xem như các lớp riêng
biệt.
Bộ nhớ bành trướng (expanted memory)
Là kiểu bộ nhớ thứ 5. Hãy hình dung nó được đặt bên ngoài các lớp khác. Kiểu
bộ nhớ này yêu cầu một khối 64 KB của vùng UMB. Nếu chương trình cần nhiều hơn
64 KB bộ nhớ bành trướng, các phần của bộ nhớ bành trướng được trao đổi qua khối
UMB này. Phương pháp này cho phép có được bộ nhớ bành trướng dung lượng lớn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status