Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009- 2010 đối với giáo dục dân tộc - Pdf 58

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 6841 / BGDĐT- GDDT
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học 2009- 2010 đối với GDDT.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2009
Kính gửi: - Các Sở Giáo dục và Đào tạo
- Các trường Dự bị đại học, các trường Đại học có
khoa Dự bị đại học, các trường Phổ thông dân tộc
nội trú Trung ương
Căn cứ Chỉ thị số 4899/2009/CT-BGDĐT ngày 4/8/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009- 2010, Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các
trường dự bị đại học dân tộc, các khoa dự bị đại học, các trường phổ thông dân tộc
nội trú trung ương thực hiện nhiệm vụ năm học 2009- 2010 đối với giáo dục dân
tộc như sau:
A- NHIỆM VỤ CHUNG
Năm học 2009- 2010, giáo dục dân tộc tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất
lượng giáo dục, đặc biệt ở các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), các
trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), các trường dự bị đại học (DBĐH),
các khoa dự bị đại học; củng cố, phát triển trường PTDTBT đảm bảo học sinh có
chỗ ở an toàn, đủ ăn, đủ mặc và đủ sách học; phát triển hệ thống trường PTDTNT
theo quy hoạch thống nhất; tiếp tục các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học
sinh dân tộc học mầm non, tiểu học; dạy tiếng dân tộc trong các trường phổ thông
và sư phạm, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên vùng dân tộc; nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc; nghiên cứu,
điều chỉnh, bổ sung các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh ở vùng dân tộc.
B- NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành

dục và công văn số 6132/BGDĐT- CTHSSV ngày 21/7/2009 về đẩy mạnh công
tác phòng chống đại dịch cúm A (H
1
N
1
) trong các cơ sở giáo dục.
- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDTNT,
PTDTBT trong đời sống nội trú và sinh hoạt tập thể; giáo dục tinh thần đoàn kết
dân tộc sống hòa nhập với tập thể trong trường và cộng đồng nơi học sinh trọ học,
khuyến khích học sinh tham gia và bày tỏ ý kiến. Tổ chức các diễn đàn giáo dục
với hoạt động phong phú và phù hợp, phát huy vai trò chủ thể của học sinh nhằm
làm cho các em có sự tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể, giao tiếp
hằng ngày.
- Tiếp tục làm tốt hơn nữa các hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá
trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của địa phương. Xây dựng nhà truyền
thống, nhà sinh hoạt và giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường PTDTNT,
PTDTBT nhằm giáo dục truyền thống đoàn kết, tự hào dân tộc, động viên học sinh
các DTTS học tập, phấn đấu.
II. Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc
1. Nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học trong các trường PTDTNT, các
trường PTDTBT và các trường DBĐH
1.1. Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú
- Phân tích kết quả đánh giá, xếp loại học sinh cuối năm học và kết quả tốt
nghiệp THCS, THPT của năm học 2008 - 2009. Đặc biệt, cần tiến hành tổng kết
công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT ở các trường PTDTNT nhằm đánh giá những
2
thuận lợi, khó khăn bất cập và những biện pháp khắc phục trong việc tổ chức thi
theo cụm để rút kinh nghiệm cho những năm học tiếp theo; tiến hành khảo sát chất
lượng đầu năm lớp 12 qua đó phân loại học sinh để phân công giáo viên phụ đạo
học sinh yếu kém.

nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của bộ phận học sinh nội trú.
- Sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để phụ đạo học sinh yếu kém, bồi
dưỡng học sinh giỏi. Tổ chức tốt giờ tự học; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể
dục, thể thao (chú trọng khai thác vốn văn hóa truyền thống của địa phương).
3
- Tạo nguồn lực giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho học sinh nội
trú. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, lương thực, thực phẩm được
hỗ trợ từ các nguồn đúng nguyên tắc và hiệu quả.
1. 3. Đối với các trường dự bị đại học
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh, nghiên
cứu nội dung môn học theo đề cương môn học mới.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Tổ chức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đúng
quy định, đảm bảo công bằng và hiệu quả.
2. Đảm bảo chất lượng dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc
2.1. Dạy tiếng Việt cho HSDT
- Triển khai nội dung chuẩn bị tiếng Việt và tăng cường tiếng Việt cho học
sinh DTTS mầm non, tiểu học phù hợp với từng địa phương. Đối với lớp 1 vùng
DTTS, các địa phương lựa chọn phương án thích hợp để chuẩn bị và tăng cường
tiếng Việt cho học sinh theo công văn số 7679/BGDĐT-GDTH ngày 22 tháng 8
năm 2008 về việc hướng dẫn dạy học tiếng Việt lớp 1 cho học sinh DTTS chưa
biết hoặc biết ít tiếng Việt.
+ Các địa phương cần tích cực huy động tối đa trẻ em 4, 5 tuổi học lớp mẫu
giáo và thực hiện tốt chương trình làm quen với tiếng Việt của lớp mẫu giáo.
+ Các tỉnh thuộc Dự án PEDC triển khai có hiệu quả tài liệu chuẩn bị tiếng
Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường.
+ Thực hiện tốt việc dạy học tiếng Việt lớp 1 cho học sinh DTTS theo
hướng điều chỉnh dạy học môn tiếng Việt 50 tuần/năm học khi có tài liệu hướng
dẫn cụ thể.
+ Đối với 7 tỉnh được Bộ GD&ĐT cho phép thử nghiệm dạy học tiếng Việt

sách giáo khoa và sách giáo viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các
địa phương căn cứ vào tình hình của địa phương mình quy định kế hoạch dạy học
cụ thể cho các trường, lớp dạy tiếng dân tộc, đảm bảo hoàn thành chương trình quy
định.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy học tiếng dân tộc; chỉ đạo giáo
viên sử dụng thiết bị dạy học sẵn có vào dạy học tiếng dân tộc; khuyến khích giáo
viên làm đồ dùng dạy học phục vụ dạy học tiếng dân tộc.
- Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn dạy học tiếng dân tộc cho
giáo viên; tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ thăm lớp.
- Chuẩn bị các điều kiện về chương trình, sách giáo khoa, giáo viên,… để
triển khai dạy tiếng Mnông trong trường học. Điều chỉnh, hoàn thiện để ban hành
chương trình và sách giáo khoa tiếng Hoa.
- Tổ chức thường xuyên và hiệu quả các hoạt động nâng cao chất lượng dạy
học tiếng dân tộc; làm tốt công tác thi đua khen thưởng về dạy học tiếng dân tộc.
- Kiểm tra, đánh giá nghiêm túc môn học Tiếng dân tộc. Sử dụng kết quả
học tập môn Tiếng dân tộc vào quá trình đánh giá, xếp loại học sinh một cách hợp
lí nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tiếng dân tộc.
III. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường công tác quản lí
giáo dục dân tộc
1. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
- Bổ sung giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm huyết với giáo dục
dân tộc cho các trường PTDTNT, PTDTBT.
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status