TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC CỦA ĐÀI PT – TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƯƠNG - Pdf 58

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÀNH THỊ YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC
CỦA ĐÀI PT – TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC ĐỊA PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÀNH THỊ YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC
CỦA ĐÀI PT – TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC ĐỊA PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. VŨ QUANG HÀO

HÀ NỘI - 2019

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Quang Hào đã tận tình hướng
dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc
của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” (Khảo sát
tại Đài PT-TH Lạng Sơn từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018).
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo và các
bạn đồng nghiệp ở Đài PT&TH Lạng Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Trong phạm vi thời gian và tài liệu hạn chế, việc nghiên cứu không tránh
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của
các thành viên Hội đồng chấm luận văn để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài, đúc
rút kinh nghiệm hay, có thể áp dụng vào thực tiễn thực hiện chương trình phát
thanh dân tộc tại Đài PT&TH Lạng Sơn đạt hiệu quả tốt hơn.
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 6, năm 2019
Tác giả luận văn
Lành Thị Yến


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC........................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................6
MỞ ĐẦU..........................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu......................................................................................9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................15
3.1. Mục đích..................................................................................................15
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................16

dân tộc địa phương........................................................................................35
Tiểu kết chương 1..........................................................................................39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
TIẾNG DÂN TỘC ĐÀI PT&TH LẠNG SƠN...........................................40
2.1. Chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng, Dao...............................40
2.1.1. Sơ lược về chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, Dao ở Đài
PT&TH Lạng Sơn.........................................................................................40
2.1.2. Hoạt động sản xuất chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, Dao
ở Đài PT&TH Lạng Sơn...............................................................................43
2.1.2.1. Phương pháp, quy trình sản xuất chương trình............................43
2.1.2.2. Nội dung chương trình.....................................................................45
2.1.2.3. Thời lượng và thời gian phát sóng chương trình...........................48
2.2. Tác động của chương trình phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng
đồng dân tộc...................................................................................................51
2


2.2.1. Thực trạng chương trình phát thanh tiếng dân tộc ở Đài PT-TH
Lạng Sơn........................................................................................................51
2.2.1.1. Quy trình sản xuất............................................................................51
2.2.1.2. Nội dung chương trình.....................................................................53
2.2.1.3. Thời lượng chương trình và thời gian phát sóng...........................61
2.2.1.4. Yếu tố hỗ trợ.....................................................................................63
2.2.2. Sự tác động của chương trình phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng
đồng dân tộc địa phương:.............................................................................64
2.3. Đánh giá chương trình phát thanh tiếng dân tộc Đài PT-TH Lạng
Sơn..................................................................................................................70
2.3.1. Điểm mạnh...........................................................................................70
2.3.2. Hạn chế.................................................................................................74
Tiểu kết chương 2..........................................................................................87

KT-XH
PT-TH
PTTT
PTV
PV
TNVN
TS

Biên tập viên
Dân tộc thiểu số
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Giáo sư tiến sĩ
Kỹ thuật viên
Kinh tế - Xã hội
Phát thanh - Truyền hình
Phát thanh trực tiếp
Phát thanh viên
Phóng viên
Tiếng nói Việt Nam
Tiến sĩ

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết cấu chương trình thời sự tổng hợp của phát thanh dân tộc của
Đài phát thanh truyền hình Lạng Sơn...........................................................46
Bảng 2.2: Đánh giá của công chúng về nội dung mà họ thích xem nhất trong
chương trình..................................................................................................53
Bảng 2.3: Ý kiến thính giả về chương trình phát thanh Thời sự tổng hợp bằng

của địa phương. Nếu không hiểu đúng và đầy đủ người dân không thực hiện
theo các chủ trương, chính sách đề ra, hoặc có thể có những hành vi vi phạm,
gây hậu quả xấu, nghiêm trọng hơn có thể tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng,
xuyên tạc gây ra chia rẽ dân tộc, mất ổn định khu vực. Do vậy, một chương
trình phát thanh bằng tiếng dân tộc hay, có tác động tích cực đến đồng bào
dân tộc thiểu số là điều rất cần thiết, bằng những tin, phóng sự của phóng viên
thực hiện, thông qua giọng đọc của phát thanh viên sẽ truyền tải trực tiếp đến
thính giả là những người ở vùng dân tộc, từ đó, tạo ra hiệu ứng, liên kết của
khán giả với các chương trình cũng như thông qua đó để họ thực hiện trong
cuộc sống hàng ngày. Là một trong những kênh truyền thông hữu hiệu nhất
tới đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình phát thanh dành cho nhóm đối
tượng công chúng là người dân tộc thiểu số hay còn gọi là công chúng chuyên
biệt đang ngày một phát triển.
7


Lạng Sơn là một tỉnh biên giới nằm ở phía Đông Bắc nước ta có các
dân tộc ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung
sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 42,8%, người
Tày chiếm 35,4%, người Kinh chiếm 17,11%, người Dao chiếm 3,5%, dân tộc
Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,19%.
Với đặc thù là tỉnh biên giới, lại có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số,
nên công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng của tỉnh Lạng Sơn được
Đảng và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Công tác truyền thông tới
đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh vẫn bao gồm 3 kênh chính: truyền hình,
phát thanh và báo chí.
Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế, số lượng
đồng bào tại tỉnh tiếp cận kênh thông tin này không nhiều. Đối với kênh báo
chí, mặc dù có nhiều tờ báo in được cấp miễn phí cho đồng bào, nhưng tỷ lệ
người đọc báo không cao, nhiều bài viết đề cập đến những vấn đề vĩ mô trong

với đối tượng là công chúng chuyên biệt cũng như hoàn thiện các sứ mệnh
của chương trình phát thanh trong công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư
tưởng của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, tác giả quyết
định chọn đề tài “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-TH
Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” làm đề tài cho luận văn
Thạc sĩ Báo chí học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng
Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” là một nghiên cứu mới. Lượng
luận văn thạc sĩ viết về phát thanh dân tộc là rất ít. Chủ yếu viết về vấn đề
nhỏ, xoay quanh vấn đề của các Đài địa phương, đài cấp huyện hoặc các luận
văn chỉ viết về chương trình truyền hình tiếng dân tộc. Hiện nay, chưa có
9


công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về lý thuyết tác động của chương trình
phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng đồng dân tộc địa phương, chưa có
những cuốn sách, giáo trình chuyên về tác động của chương trình phát thanh
tiếng dân tộc đối với cộng đồng dân tộc địa phương…
Có thể khẳng định cho đến nay, những công trình nghiên cứu khoa học
viết về chương trình phát thanh tiếng dân tộc còn ít và hiếm hoi, dường như
chưa được khảo sát kỹ lưỡng, chưa được nghiên cứu cơ bản, đã có những
công trình ở mức độ khác nhau đề cập đến nhưng chưa cụ thể, chi tiết. Qua
tìm hiểu từ thư viện của Khoa Báo chí & Truyền thông, thư viện số của
Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, thu thập kiến thức, tài liệu từ
Internet, tác giả luận văn nhận thấy có một số tác giả đã nghiên cứu về
chương trình phát thanh tiếng dân tộc theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Cụ thể:
Về các công trình nghiên cứu, lý luận, giáo trình đã xuất bản thành sách
đã có:

và truyền thông dân tộc dưới góc nhìn công chúng tiếp nhận. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội. [18]
Hay như một loạt các bài về phát thanh dân tộc của Vũ Quang Hào:
Bài viết “Đề xuất một hướng tiếp cận cho phát thanh dân tộc” Trên tạp
chí Tạp chí Người làm báo điện tử đăng ngày 05/10/2017; TS. Trần Quang
Hào cùng nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Nếu
không có radio”. 30 phút chương trình chất chứa những câu chuyện, những
chi tiết ấm lòng về một cơ quan truyền thông quốc gia đồng hành cùng lịch sử
dân tộc, người ban của nhân dân. (Khách đến chơi nhà 6/9/2015);...
Về các nghiên cứu khoa học, các bài báo chuyên sâu có đề cập đến
những vấn đề phát thanh tiếng dân tộc, đến nay đã có một số công trình sau:

12


Trịnh Thị Hà Oanh (2012), Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc
thiểu số bản địa Kon Tum, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học,
trường ĐH KHXH&NV. Nội dung luận văn nói về thực tế, thực trạng về đời
sống kinh tế, xã hội của người dân tộc thiểu số ở Kon Tum, trong đó xác định
công tác truyền thông đã trở thành công cụ đắc lực để xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân. Việc đầu tư phát triển chương trình phát thanh tiếng dân tộc đã
chứng tỏ tầm quan trọng của báo chí trong đời sống của người dân tộc bản địa
Kon Tum. Luận văn của tác giả Trịnh Thị Hà Oanh đi sâu nghiên cứu về vai
trò, vị trí cũng như những thuận lợi, khó khăn của phát thanh tiếng dân tộc đối
với người DTTS Kon Tum. Tìm ra những ưu và khuyết điểm của những
chương trình này. Tuy nhiên, tác giả của luận văn cũng chỉ ra những hạn chế
về sóng phát thanh, chất lượng chương trình chưa cao, đội ngũ cán bộ còn ít.
Vấn đề đổi mới chất lượng thông tin, nâng cao vai trò của chương trình phát
thanh tiếng dân tộc đối với đồng bào DTTS Kon Tum là một trong những yếu
tố quan trọng hàng đầu với người làm truyền thông. [28]

kinh phí, số cán bộ biết tiếng để tiếp cận người dân không nhiều, cơ sở hạ
tầng cho việc thu phát còn kém.... [23]
Nguyễn Đức Thành (2014) “Chương trình truyền hình tiếng H’Mông
của Đài Phát thanh truyền hình Bắc Kạn” là luận văn Thạc sĩ báo chí. Tác giả
đã nêu khái quát quá trình hình thành, phát triển của chương trình truyền hình
tiếng H’Mông Đài Phát thanh truyền hình Bắc Kạn. Đề tài nghiên cứu về
truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng tác giả của luận văn
mới chỉ đi sâu nghiên cứu về chương trình truyền hình tiếng H’Mông của Đài
Phát thanh truyền hình Bắc Kạn chứ không đi sâu nghiên cứu về chương trình
phát thanh của Đài. [30]

14


Ngoài các công trình nghiên cứu, các bài viết, các tài liệu về phát thanh
dân tộc, có một số khóa luận của một số sinh viên khoa Báo chí, Trường Đại
học KHXH&NV Hà Nội liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số như : tác giả
Đào Kim Sơn với khóa luận “Báo chí với vấn đề cung cấp nước sạch cho
đồng bào dân tộc miền núi”, hay tác giả Trần Thị Minh với khóa luận “ Báo
chí với vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng bào dân tộc miền núi”.
Các nội dung tham khảo trong các đề tài trước là nguồn tài liệu quý báu
cho tác giả trong quá trình hình thành ý tưởng thực hiện đề tài. Tuy nhiên,
thời gian thực hiện các nghiên cứu trước đã rất lâu, thêm vào đó, tình hình
kinh tế, xã hội, chính trị và đặc thù của từng địa phương có những đặc điểm
khác nhau, do vậy, các kết quả nghiên cứu trước đã không còn phù hợp với
tình hình hiện tại của tỉnh Lạng Sơn. Thêm vào đó, cho đến thời điểm này,
chưa có bất cứ đề tài nào nghiên cứu về “Tác động của phát thanh tiếng dân
tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương”.
Do vậy, luận văn “ Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài
PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” là một nội dung

cộng đồng dân tộc địa phương.
+ Điều tra xã hội học về các chỉ số: người dân có đài nghe, thời gian
nghe và mức độ hài lòng, những sở thích và mong muốn của bà con dân tộc
thiểu số khi nghe chương trình.
+ Xác định xu hướng phát triển và vấn đề đặt ra đối với phát thanh dân
tộc của Đài Phát thanh truyền hình Lạng Sơn. Bước đầu nêu ra những giải
pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng chương trình phát
thanh tiếng dân tộc Đài PT&TH Lạng Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

16


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả tác động của chương
trình phat thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài PT – TH tỉnh Lạng
Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài
Phát thanh truyền hình Lạng Sơn từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018.
Hiện nay, các Đài trong khu vực cũng như toàn quốc đều có chương
trình phát thanh tiếng dân tộc. Tác giả chọn chương trình phát thanh tiếng Tày
– nùng và tiếng Dao của Đài PT - TH Lạng Sơn khảo sát bởi vì một số lý do
sau:
+ Đài PT – TH Lạng Sơn là nơi hiện nay tác giả đang làm việc nên việc
lựa chọn Đài PT – TH Lạng Sơn để khảo sát nghiên cứu luận văn này là điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình tìm kiếm thông tin. Qua đó, đánh giá
được thực trạng và tìm ra được những mặt hạn chế cần khắc phục để nâng cao
chất lượng chương trình phát thanh dân tộc của Đài.
+ Bản thân tác giả cũng là người dân tộc Tày ở địa phương nên hiểu

nghiên cứu các sách, báo, tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận báo chí và
lý luận báo Phát thanh nhằm hệ thống hóa những vấn đề về lý luận làm cơ
sở cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp Nghiên cứu điều tra xã hội học: Nhằm thu thập, nhận
xét, đánh giá của công chúng về tác động của chương trình phát thanh tiếng
dân tộc của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lạng Sơn. Để đảm bảo tính
khách quan của kết quả nghiên cứu, tác giả dự kiến sẽ phát 300 phiếu. Đối
tượng điều tra bao gồm nhiều thành phần, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ. Địa
bàn điều là gồm thành phố và khu vực nông thôn. Khảo sát về công chúng
chuyên biệt đối với chương trình phát thanh dân tộc của Đài PT-TH Lạng

18


Sơn. Từ đó, thu thập những ý kiến thực tế, cung cấp cho việc triển khai các
luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn.
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh: Được sử
dụng trong việc xem xét, đánh giá, phân tích và chỉ ra những ưu điểm, nhược
điểm các chương trình phát thanh tiếng Dân tộc ở đài mà tác giả khảo sát. Từ
đó, rút ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ cho các luận điểm được
triển khai trong luận văn. 
- Phương pháp khảo sát thực tế: Được sử dụng để khảo sát thực tế các
chương trình phát thanh tiếng dân tộc Tày - Nùng và tiếng Dao của Đài
PT&TH Lạng Sơn. Tác giả cũng sẽ sử dụng phương pháp khảo sát thực tế để
nghiên cứu về khả năng và điều kiện tiếp nhận thông tin cũng như tác động
của chương trình phát thanh tiếng dân tộc đối với đồng bào dân tộc trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển
của chương trình tiếng Tày - Nùng, tiếng Dao của Đài PT&TH Lạng Sơn.
- Phương pháp quan sát: Tác giả đi thực tế tại các vùng đồng bào dân

chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống. Qua khảo sát thực tiễn
các chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài PT – TH
Lạng Sơn, Luận văn cũng khẳng định phát tiếng dân tộc có vai trò rất quan
trọng tác động đến cộng đồng dân tộc địa phương. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu, Luận văn chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp nâng cao
chất lượng phát thanh dân tộc của Đài PT- TH Lạng Sơn với những tác động
đối với cộng đồng dân tộc địa phương.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về lý luận báo chí,
truyền thông đã được trang bị trong chương trình đào tạo thạc sĩ để giải quyết
20


những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn. Luận văn là công trình khoa học đầu
tiên nghiên cứu về tác động của phát thanh dân tộc của Đài PT –TH Lạng Sơn
với cộng đồng dân tộc địa phương dựa trên việc khảo sát các chương trình
phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài PT – TH Lạng Sơn. Cụ thể,
luận văn khẳng định được vai trò quan trọng của phát thanh tiếng dân tộc của
Đài đối với cộng đồng dân tộc địa phương. Phương pháp, giải pháp để cán bộ
quản lý, biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và phát thanh viên làm
chương trình phát thanh tiếng dân tộc hàng ngày vận dụng vào thực tiễn sản
xuất chương trình. Từ đó, nâng cao chất lượng chương trình cũng như nâng
cao hiệu quả, tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số.
Vì vậy, Nếu thực hiện thành công luận văn có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho các nhà trường, các trung tâm có đào tạo về phát thanh trong
cả nước.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên những tri thức lý luận được
trang bị và những kinh nghiệm được chia sẻ trong sản xuất chương trình phát


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status