Một số giải pháp kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp - Pdf 64

Một số giải pháp kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
trong doanh nghiệ
Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu
được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể
kiểm soát được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu
quả hơn, và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược lý luận chung
về chi phí, sự cần thiết về vấn đề kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp và từ
đó đưa ra một số giải pháp để kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả chi
tiêu, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.
1. Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh. Khác với các tổ chức không vì lợi
nhuận như cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tôn giáo,... . Doanh nghiệp
được thành lập với mục đích thu được lợi nhuận.
Các tổ chức kinh doanh khác nhau ở sản phẩm hay dịch vụ mà chúng cung
cấp, do vậy chúng ta có thể chia doanh nghiệp thành các loại sau:
- Doanh nghiệp sản xuất: sản xuất ra sản phẩm và đem bán cho khách hàng,
công ty thương mai, hay cho một doanh nghiệp sản xuất khác.
- Doanh nghiệp thương mại: mua hàng do doanh nghiệp khác sản xuất rồi
bán cho người tiêu dùng.
- Doanh nghiệp dịch vụ: cung cấp dịch vụ (như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ
ngân hàng, dịch vụ kế toán,…) cho người sử dụng.
Dù cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ khác nhau, song hoạt động chủ
yếu của các doanh nghiệp là chuyển hoá các dạng khác nhau của nguồn lực
kinh tế thành các dạng khác có giá trị hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng. Vấn đề tiêu hao các nguồn lực kinh tế ban đầu của các doanh nghiệp
trong kế toán đó được xem là chi phí. Như vậy, chi phí là khoản tiêu hao của
các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích, biểu hiện bằng tiền.
Đối với nhà quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi
nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã
chi ra. Do đó, kiểm soát chi phí là vấn đề quan trọng và mang tính sống còn

- Chi phí quản lý như khấu hao các thiết bị văn phòng hay chi phí lương cho
nhân viên văn phòng.
Quá trình vận động của chi phí trong doanh nghiệp sẽ nảy sinh đồng thời với
quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ lúc thành lập đến việc đầu tư mua
sắm nguồn lực, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ. Quá trình vận động của chi
phí trong doanh nghiệp sản xuất có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quá trình vận động của chi phí
Theo đó, các loại chi phí thường gặp trong doanh nghiệp bao gồm:
3.1. Chi phí lao động trực tiếp và gián tiếp:
Lương và các khoản tiền liên quan đến nhân viên (chẳng hạn như các khoản
tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi,…) có thể phân bổ toàn bộ cho một đơn vị sản
phẩm cụ thể gọi là chi phí lao động trực tiếp.
Lương và các khoản tiền liên quan đến nhân viên mà không thể phân bổ cho
một đơn vị sản phẩm cụ thể gọi là chi phí lao động gián tiếp (chẳng hạn như
chi phí bảo dưỡng máy móc, chi phí điện, nước, điện thoại,…).
Chi phí lao động trực tiếp tăng hoặc giảm theo tỷ lệ của hoạt động sản xuất
được gọi là chi phí biến đổi (hay biến phí).
Chi phí lao động gián tiếp phát sinh dù không phụ thuộc vào mức độ hoạt
động gọi là chi phí cố định (hay định phí).
3.2. Chi phí nguyên vật liệu
3.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và gián tiếp
Tương tự như chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu có thể phân chia
thành:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các chi phí của nguyên vật liệu được sử
dụng để cấu thành nên sản phẩm và có thể nhận diện tách biệt cho từng loại
sản phẩm. Do vậy, chi phí này có thể được phân bổ trực tiếp và toàn bộ vào
một đơn vị sản phẩm được sản xuất ra.
Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp: là chi phí của các loại nguyên liệu, vật liệu
cần thiết để chế tạo sản phẩm nhưng không thể nhận diện và tách biệt cho
từng sản phẩm. Vì vậy, chi phí này không thể phân bổ trực tiếp và toàn bộ

trữ thay thế chưa được chuyển đến kịp thời. Tổn thất do thiếu hụt nguyên vật
liệu tồn trữ có thể xảy ra khi:
- Mức nguyên vật liệu đã giảm xuống quá thấp trước khi đặt mua hàng;
- Các nhà cung cấp chuyển hàng chậm;
- Các sai sót về thủ tục giấy tờ xảy ra ở lần đặt hàng tiếp theo;
- Các sự kiện xảy ra ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp,chẳng hạn
như biến động mạnh về giá, nhà cung cấp phá sản,….
3.5. Chi phí chung
Đó là những chi phí phát sinh những không thể gắn chúng với một hoạt
động hay một sản phẩm cụ thể nào đó. Chi phí chung bao gồm chi phí sản
xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất chung: đây là một loại chi phí gián tiếp với từng đơn vị
sản phẩm, dịch vụ; gồm nhiều loại chi phí có tính chất khác nhau và do
nhiều bộ phận quản lý khác nhau, do vậy chi phí sản xuất chung là loại chi
phí phức tạp và rất khó kiểm soát.
- Chi phí bán hàng: Chi phí này bao gồm các chi phí chung như chi phí điện
nước cho các cửa hàng, hoa hồng hàng bán, chi phí vận chuyển, quảng cáo,
các khoản chi phí của nhân viên bán hàng,…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này bao gồm chi phí lương bộ phận
quản lý, khấu hao máy tính và thiết bị văn phòng, chi phí điện nước, điện
thoại.
Tóm lại, quá trình hoạt động của doanh nghiệp phát sinh nhiều loại chi phí
khác nhau, việc nhận diện chúng là bước khá quan trọng nhằm nâng cao
hiệu quả công tác kiểm soát chi phí của nhà quản lý.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status