NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO - Pdf 64

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NHTM
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM
1.1.1 Khái niệm về cho vay
Các NHTM có 3 hoạt động chủ yếu là : hoạt động huy động vốn, hoạt
động tín dụng, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong đó, tín dụng
là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM, hoạt động này thường chiếm
khoảng 70% trong tài sản Có của các NHTM. Việc cấp tín dụng của các ngân
hàng thực hiện dưới hình thức cho vay, thông qua cho vay vốn để ngân hàng
thực hiện một khoản thu lợi nhuận. Bởi vì, cho vay được thực hiện trên sự cam
kết giữa ngân hàng và khách hàng, là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi
sau một thời gian nhất định, giữa một bên là ngân hàng và một bên là những
người đi vay.
Từ đó, có thể hiểu : Cho vay là một chức năng chính của bất kỳ NHTM
nào, là đảm bảo nguồn tiền thu hút từ khách hàng của mình và thực hiện cho
vay số tiền này tới khách hàng khác với một tỷ lệ lãi suất thoả thuận theo những
điều kiện nhất định. Cho vay là một dịch vụ chính trong hệ thống sản phẩm sẵn
có mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, và là một đòi hỏi của nhu cầu kinh
doanh ngân hàng nhằm thu lợi nhuận.
Do đó, phấn đấu thực hiện nhiều khoản vay tốt là mục tiêu khách quan
của yêu cầu mở rộng kinh doanh ngân hàng trong quá trình phát triển.
1.1.2 Các hình thức cho vay của NHTM
Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ cơ bản và chủ yếu của các ngân hàng,
đây là nghiệp vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và là nghiệp vụ
sinh lời chủ yếu của các NHTM. Bao gồm các hình thức cho vay sau :
1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích
Theo cách phân loại này, có các hình thức cho vay sau :
• Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng
bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương
mại và dịch vụ.
• Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn

cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và việc thực hiện
bằng các kỹ thuật khác nhau như : tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng trả
góp...
• Cho vay bằng tài sản là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa
dạng, riêng đối với ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụng phổ biến đó là
tài trợ thuê mua. Theo phương thức cho vay này ngân hàng hoặc các công ty
thuê mua cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay được gọi là người đi thuê,
theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi.
1.1.2.5 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
Theo phương pháp này, có 2 loại :
• Cho vay trả góp là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và
lãi theo định kì. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng cho vay bất dộng sản
nhà ở, cho vay tiêu dùng đối với những người kinh doanh nhỏ (tiểu thương),
cho vay trang bị kỹ thuật trong nông nghiệp.
• Cho vay phi trả góp là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn
đã thoả thuận.
1.1.2.6 Căn cứ vào phương thức cho vay
Gồm có 2 loại:
• Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu,
đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

Sơ đồ 1.1. Mô hình cho vay trực tiếp
(1)
Cấp vốn
(2)

Thanh toán nợ
• Cho vay gián tiếp : là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc
mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh
toán.

hàng sẽ tạo cho người vay một tâm lý tích luỹ, tăng động lực làm việc của
khách hàng.
Thứ tư, quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lại lớn.
Thông thường không có một ngân hàng nào cho vay tiêu dùng với 100% nhu
cầu vốn, khách hàng phải tích luỹ một tỷ lệ nhất định so với tổng nhu cầu vốn
cần đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng. Mặt khác các sản phẩm mà khách hàng có
nhu cầu tiêu dùng thường có giá trị không lớn. Nhu cầu vốn CVTD nhỏ hơn rất
nhiều so với các món vay kinh doanh phổ biến, thường xuyên đối với mọi tầng
lớp dân cư.
Thứ năm, các khoản CVTD có rủi ro cao vì tình hình tài chính của các cá
nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc
hay sức khoẻ của họ. Việc thẩm định và quyết định cho vay đối với các khoản
vay tiêu dùng thường gặp khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ.
Thứ sáu, chi phí quản lí khoản vay tiêu dùng lớn do các ngân hàng
thường phải tốn nhiều thời gian và nhân lực để điều tra, thu thập các thông tin
về người vay tiền trước khi đưa ra các quyết định phê duyệt khoản vay, thêm
vào đó việc quản lý các khoản vay tiêu dùng với giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn
cũng không phải là vấn đề đơn giản đối với các NHTM nên chi phí tính trên
một đơn vị tiền tệ CVTD cao hơn so với loại hình cho vay khác.
Thứ bảy, CVTD là một trong những khoản mục mang lại lợi nhuận cao
cho ngân hàng. Các khoản CVTD có chi phí và rủi ro cao nên các khoản vay
này thường có lãi suất cao, nó bù đắp cho các khoản vay trên và mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Lãi suất CVTD luôn là một trong những lãi suất hấp dẫn
nhất trên thị trường tài chính. Do số lượng món vay điều nên lợi nhuận ngân
hàng thu được từ hoạt động này là rất đáng kể so với tổng lợi nhuận của ngân
hàng.
1.2.2 Các hình thức CVTD
Dựa vào các căn cứ khách nhau, CVTD được phân chia thành các hình
thức sau:
1.2.2.1 Căn cứ vào phương thức cho vay

cho ngân hàng, CTBL không còn chịu trách nhiệm cho việc các khoản nợ có
Công ty bán lẻNgân hàng
Người tiêu dùng
được hoàn trả hay không. Phương thức này chứa đựng rủi ro cao nên chi phí tài
trợ thường được ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức nói trên và các
khoản nợ được mua cũng được lựa chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ có những CTBL
có uy tín mới được áp dụng phương thức này.
- Tài trợ có mua lại : khi thực hiện CVTD gián tiếp theo phương thức
miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không
trả nợ thì NHTM phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu
có thoả thuận trước thì ngân hàng có thể bán lại cho CTBL phần nợ của mình
chưa được thanh toán, kèm với tài sản đã được sử dụng trong một thời hạn nhất
định.
* Ưu , nhược điểm của CVTD gián tiếp :
+ Ưu điểm
- Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số CVTD
- Cho phép ngân hàng tiết kiệm, giảm được chi phí trong cho vay.
- Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng, tạo điều kiện
cho việc bán chéo sản phẩm ở quá trình tiếp theo.
+ Nhược điểm
- Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được các
CTBL bán chịu.
- Thiếu sự kiểm soát của Ngân hàng khi Công ty bán lẻ thực hiện việc bán
chịu hàng hoá đặc biệt trong việc sàng lọc khách hàng.
- Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD gián tiếp có tính chất phức tạp cao.
• Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là các khoản cho vay trong đó ngân hàng
trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu
nợ từ người vay.
Sơ đồ 1.4. Cho vay tiêu dùng trực tiếp


định bởi những CTBL. Hình thức này cũng linh hoạt hơn và cho phép ngân
hàng thắt chặt mối quan hệ tín dụng với các khách hàng có quan hệ trực tiếp với
ngân hàng. Thông qua CVTD trực tiếp, ngân hàng có thể bán các sản phẩm
khác, tăng cường quảng bá hình ảnh của ngân hàng.
1.2.2.2 Căn cứ vào loại tài sản
Theo cách phân loại này, CVTD được phân chia thành :
• Cho vay bất động sản : là các khoản cho vay nhằm mục đích mua mới
hoặc sửa chữa, xây dựng nhà ở, căn hộ và trong một số trường hợp bao gồm cả
đất đai. Cho vay tài trợ đối với bất động sản khác với phần lớn các hình thức
cho vay trên một sô đặc điểm sau:
- Quy mô của một món vay tài trợ đối với bắt động sản thường lớn hơn
nhiều so với quy mô trung bình của các món vay tiêu dùng thông thường.
- Các khoản cho vay tài trợ đối với bất động sản thường có kỳ hạn dài
nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng từ 15 đến 25 hoặc 30 năm. Đây là
loại cho vay thường chứa đựng những nguy cơ rủi ro cao do những thay đổi tiêu
cực trong điều kiện kinh tế, lãi suất, sức khoẻ của người vay trong suốt kỳ hạn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status