Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam - Pdf 64

Khãa luËn tèt nghiÖp TrÇn Hïng, A11-K38D
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ và ổn
định với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7% một năm. Có được kết quả
khả quan đó là do Việt Nam đang thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn
bộ nền kinh tế do Đảng ta khởi xướng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986,
theo đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được tạo điều kiện để tồn tại và phát
triển bình đẳng hơn với khu vực kinh tế quốc doanh. Có được điều kiện cần thiết
để tồn tại và phát triển, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam đã không
ngừng lớn mạnh, từ đó, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay vẫn
phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức đang kìm hãm đáng kể sự
trưởng thành của khu vực kinh tế này, trong đó nổi bật là tình trạng thiếu vốn.
Do thị trường chứng khoán ở nước ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, chưa đảm
nhiệm được vai trò là kênh cung cấp vốn chủ đạo cho nền kinh tế, cộng với điều
kiện tham gia thị trường còn tương đối cao đối với kinh tế ngoài quốc doanh;
trong khi đó, vẫn còn tồn tại tâm lý rụt rè của người dân Việt Nam trong việc sử
dụng vốn nhàn rỗi để góp vốn kinh doanh nên kinh tế ngoài quốc doanh khi
thành lập, khác với kinh tế quốc doanh được cấp vốn từ Ngân sách Nhà nước, có
nguồn vốn hình thành chủ yếu từ những khoản tiền tích góp được của từng cá
nhân. Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta nhìn chung còn kém phát triển, thu nhập
của người dân còn thấp nên khoản tiền tích góp được của từng cá nhân này
không đủ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh phải trông cậy rất nhiều vào việc vay vốn ngân hàng để bù
đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, tuy nhiên, việc tiếp cận vốn ngân hàng của khu
vực này trên thực tế còn không ít khó khăn, bất cập do cả nhân tố nội sinh và
1
Khãa luËn tèt nghiÖp TrÇn Hïng, A11-K38D
ngoại sinh. Điều này khiến các ngân hàng có vốn nhưng không cho vay được,

4. Phương pháp nghiên cứu:
Người viết chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với việc vận dụng phương pháp thống kê,
so sánh để làm sáng tỏ vấn đề.
5. Những đóng góp của khóa luận:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng, tín dụng ngân hàng và
làm rõ vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam thông qua nêu rõ những kết quả đạt được cũng
như hạn chế của hoạt động này.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm loại bỏ những hạn chế đó và hướng tới
mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt
Nam.
6. Kết cấu của khoá luận:
Ứng với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, khoá luận có tên “Một số giải
pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở
Việt Nam” và có kết cấu gồm ba chương sau:
Chương
1:
Khái quát về tín dụng và tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh.
Chương
2:
Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Chương
3:
Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
3

quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau.
- Do đặc điểm tách rời nhau giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn như
vậy nên mối quan tâm lớn nhất trong quan hệ tín dụng là liệu vốn có quay trở lại
người cho vay sau khi đã hết thời hạn tín dụng. Chính vì vậy mà quan hệ tín
dụng chỉ có thể hình thành trên cơ sở lòng tin hay sự tín nhiệm của người cho
vay về khả năng hoàn trả đúng hạn của người đi vay. Đó là lý do vì sao mà từ tín
dụng trong tiếng Anh “ credit”, tiếng Pháp “crédit’, rất giống nhau vì chúng đều
xuất phát từ gốc latinh “creditium” có nghĩa là lòng tin hay sự tín nhiệm. Điều
này cũng tương tự trong ngôn ngữ các nước Á Đông như tiếng Trung Quốc,
tiếng Nhật hay tiếng Việt. Nói tóm lại người ta đã sử dụng chính điều kiện đảm
bảo cho sự xuất hiện của quan hệ tín dụng để đặt tên cho nó.
1.2 Chức năng và vai trò của tín dụng:
1.2.1 Chức năng của tín dụng:
Với những đặc trưng trên, tín dụng có 3 chức năng chính sau:
a. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả:
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự
vận hành của hệ thống tín dụng. Ở đây, sự có mặt của tín dụng được xem như
chiếc cầu nối giữa các nguồn cung và cầu về tiền tệ trong nền kinh tế.
Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các
nguồn vốn tạm thời dư thừa từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời
cho những doanh nghiệp, cá nhân hay nhà nước đang thiếu hụt về vốn. Nói cách
khác:
- Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập hợp những nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi trong xã hội
- Ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu về vốn
để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các doanh nghiệp, các cá nhân
và cả của ngân sách quốc gia.
5
Khãa luËn tèt nghiÖp TrÇn Hïng, A11-K38D
Trong toàn bộ nền kinh tế, phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín

luôn thực hiện quá trình kiểm tra tình hình tài chính của đơn vị vay vốn nhằm
phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế của nhà
nước. Bên cạnh đó, trên cơ sở thực hiện nguyên tắc cho vay có hoàn trả, tín
dụng còn phản ánh kịp thời tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn của các đơn
vị kinh tế. Các đơn vị muốn vay vốn ngân hàng phải trình bày rõ mục đích sử
dụng tiền vay và phương án trả nợ. Trong trường hợp ngân hàng phát hiện người
vay vốn sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc không hiệu quả thì dừng ngay
việc cho vay và tìm cách thu hồi số vốn đã cho vay.
Tóm lại, tín dụng cần phải được vận dụng như một trong những đòn bẩy
kích thích kinh tế không thể thiếu trong quá trong quá trình tổ chức, quản lý
kinh tế - tài chính, kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc dân.
1.2.2 Vai trò của tín dụng:
Trên cơ sở phát huy các chức năng vốn có, tín dụng thể hiện vai trò tích
cực trong đời sống kinh tế-xã hội như sau:
a. Tín dụng đóng vai trò là công cụ điều hoà vốn cho nền kinh tế:
Trong nền kinh tế luôn luôn xảy ra hiện tượng cùng một lúc có những chủ
thể kinh tế tạm thời dư thừa về vốn trong khi các chủ thể kinh tế khác lại có nhu
cầu vay vốn. Cụ thể:
Về nhu cầu vay vốn của nền kinh tế:
- Nhu cầu về vốn xuất hiện trước tiên trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình này, do đặc điểm vốn tự có thường không đủ nên các doanh
nghiệp thường phải vay thêm vốn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đối với những hộ gia đình, nhu cầu chi tiêu lớn vượt quá thu nhập hiện
tại (như: mua nhà, xe hơi,...) hoặc những nhu cầu chi tiêu bất thường (đau ốm,
bệnh tật,...) cũng làm phát sinh nhu cầu vay mượn.
- Rồi đến nhà nước hay các chính quyền địa phương nhiều khi cũng cần
có những khoản tiền lớn để xây dựng cầu đường, trường học, cơ sở y tế,...hoặc
7
Khãa luËn tèt nghiÖp TrÇn Hïng, A11-K38D
để khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trong khi thu ngân sách chưa đủ để đáp

Như vậy, sự thừa và thiếu hụt tạm thời về vốn trong nền kinh tế như phân
tích ở trên đòi hỏi cần phải có tín dụng để điều hoà vốn từ nơi dư thừa vốn đến
nơi thiếu hụt vốn. Do đó sự tồn tại và phát triển của tín dụng trong nền kinh tế là
một tất yếu khách quan.
Mặt khác, việc tín dụng góp phần điều phối lại vốn trong nền kinh tế còn
thúc đẩy quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận. Như ta đã biết, sản xuất,
cạnh tranh tự do luôn chạy theo lợi nhuận đã tạo điều kiện và thúc đẩy vốn ở
những ngành thu được lợi nhuận thấp chạy sang những ngành có lợi nhuận cao
hơn. Vì vậy thông qua tác dụng phân phối lại vốn, tín dụng đã có vai trò thúc
đẩy quá trình bình quân hoá lợi nhuận giữa các ngành. Nhờ đó mà xã hội mới có
điều kiện phát triển.
c. Tín dụng là đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ việc tập trung và tích tụ vốn:
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là tất yếu.
Các doanh nghiệp lớn thường được các ngân hàng ưu tiên cấp vốn, thậm chí với
những điều kiện ưu đãi hơn hẳn so với các doanh nghiệp nhỏ. Đây là điều kiện
để các doanh nghiệp lớn mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất, kinh doanh, ứng
dụng các tiến bộ mới của khoa học - kỹ thuật, từ đó càng có thế vững chắc trong
cạnh tranh. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ muốn đứng vững trong cạnh
tranh để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh hay mở rộng sản xuất thường
phải tự tích luỹ, sát nhập với các doanh nghiệp lớn hay liên kết với nhau để tập
trung vốn, lực lượng lao động có tay nghề, đầu tư vào khoa học - công nghệ.
Như vậy, nhờ vào đòn bẩy này mà quy mô sản xuất và lưu thông hàng hoá được
mở rộng và phát triển nhanh.
Một biểu hiện rõ nét của vai trò này là sự hình thành nên các công ty cổ
phần, một thực thể thiết yếu của nền kinh tế thị trường. Chính sự xuất hiện của
9
Khãa luËn tèt nghiÖp TrÇn Hïng, A11-K38D
các công ty cổ phần đã phá bỏ giới hạn chật hẹp của vốn cá nhân - luôn là xiềng
xích đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
1.3 Sự ra đời và phát triển của tín dụng:

cho giai đoạn phát triển mới ngày càng lớn mạnh của hệ thống tín dụng phục
vụ đắc lực cho quá trình phát triển của xã hội.
Ngày nay, cùng với yêu cầu khách quan của các lĩnh vực sản xuất - lưu
thông - tiêu dùng..., hệ thống tín dụng cũng mở rộng về phạm vi hoạt động và
đa dạng về hình thức. Vì vậy, tín dụng đã và đang phát triển như một bộ phận
không thể thiếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân.
1.4 Các hình thức của tín dụng:
Hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú, vì thế cũng tồn tại nhiều
hình thức tín dụng khác nhau. Có nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng, tuy
nhiên tín dụng có thể được phân loại theo các tiêu thức sau đây:
1.4.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng được chia làm 3 loại, đó là:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường
được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ
nhu cầu cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được
dùng để đáp ứng nhu cầu về vốn để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới
kỹ thuật và mở rộng, xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn
nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng
để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến, đầu tư công nghệ mới và mở rộng sản
xuất có quy mô lớn.
1.4.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại:
11
Khãa luËn tèt nghiÖp TrÇn Hïng, A11-K38D
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng chủ yếu để bù đắp
vốn lưu động tạm thời thiếu hụt. Loại tín dụng này thường được thực hiện dưới
hình thức cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay chi phí sản xuất và cho vay dưới
hình thức chiết khấu các chứng từ có giá.

biểu hiện dưới hình thức mua, bán chịu hàng hoá, ứng trước tiền hàng. Khi đến
thời hạn đã được thoả thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới
hình thức tiền tệ cùng với một khoản lãi - chính là khoản tiền lớn hơn của giá
bán hàng chịu so với giá bán hàng thanh toán ngay. Tuy nhiên, mục đích chính
của tín dụng thương mại không phải là lãi mà là hiệu quả kinh doanh, nó giúp
cho quá trình tái sản xuất diễn ra thông suốt, nhanh chóng.
- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín
dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân (chi tiết về hình thức tín dung này sẽ
được trình bày kỹ hơn ở mục 2 chương 1).
- Tín dụng nhà nước: là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nhà
nước với nhân dân và các tổ chức khác theo đó nhà nước chủ động vay của dân
để tăng nguồn thu, bù đắp thiếu hụt ngân sách, tận dụng vốn dư thừa trong dân,
chi dùng cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc
phòng...Trong quan hệ tín dụng này, nhà nước thực hiện việc vay vốn của dân
dưới hình thức phát hành công trái, kỳ phiếu, tín phiếu...có hoàn trả. Bên cạnh
đó, nhà nước còn có thể tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người
mua các chứng khoán do các chủ thể khác phát hành. Trong hoạt động này, nhà
nước giữ vai trò là người cho vay. Như vậy, đây là hình thức tín dụng thể hiện
sự thống nhất về lợi ích giữa nhà nước và mọi thành viên trong xã hội.
- Tín dụng quốc tế: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ tín dụng giữa
chính phủ Việt Nam với chính phủ nước khác hay các tổ chức tài chính, tín dụng
quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng
phát triển Á châu (ADB)...hoặc giữa các TCTD nước ta với các TCTD quốc tế,
13
Khãa luËn tèt nghiÖp TrÇn Hïng, A11-K38D
giữa doanh nghiệp và công ty trong nước với các doanh nghiệp và công ty nước
ngoài.
- Tín dụng tự huy động:
Đây là hình thức các doanh nghiệp tự huy động vốn để đảm bảo tái sản
xuất mở rộng. Việc huy động vốn có thể được thực hiện qua các hình thức:

- Thứ tư, sự vận động của tín dụng ngân hàng đôi khi thể hiện tính độc lập
tương đối đối với sự vận động của sản xuất, lưu thông hàng hoá. Ví dụ, trong
thời kỳ khủng hoảng của sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất và lưu thông hàng
hoá bị thu hẹp, nhu cầu về tiền vay giảm bớt nhưng khả năng cung cấp tiền lại
rất lớn bởi vì nhiều người không muốn bỏ vốn vào kinh doanh nữa mà đem
chúng gửi vào ngân hàng để thu lợi tức tiền gửi. Trong thời kỳ khủng hoảng
thừa, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp lại, hàng hoá ế thừa không bán
được, nhiều người rút tiền khỏi ngân hàng nên khả năng cung cấp tiền vay bị
hạn chế. Thế nhưng, nhu cầu này tăng lên không phải để đầu tư mở rộng sản
xuất mà dành cho việc trả nợ để tránh bị vỡ nợ hoặc phá sản.
Như vậy, rõ ràng sự vận động của tín dụng ngân hàng mang tính độc lập
tương đối so với sự vận động của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng ngân hàng ở Việt Nam:
Trong hoạt động của ngân hàng thì tín dụng ngân hàng là hoạt động cơ
bản nhất. Bởi vì vậy mà ngay từ khi tổ chức ngân hàng nước ta mới được thành
lập, việc huy động vốn và phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cho vay đã
được Nhà nước quy định một cách cụ thể.
Sắc lệnh 15/CP ngày 6-5-1951 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà
do chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam
trên cơ sở thống nhất tổ chức tín dụng sản xuất và ngân khố quốc gia thuộc Bộ
Tài chính đã xác định hoạt động “huy động vốn của nhân dân, điều hoà và mở
rộng tín dụng để nâng cao sản xuất và kinh tế Nhà nước” (điều 2-Sắc lệnh 15/CP
15
Khãa luËn tèt nghiÖp TrÇn Hïng, A11-K38D
ngày 6-5-1951) là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Tuy vậy,
trên thực tế tín dụng ngân hàng ở nước ta đến năm 1959 mới hình thành với
Quyết định số 54/QĐ-TTG ngày 19-2-1959 của Thủ tướng Chính phủ về tín
dụng vốn lưu động. Kể từ đó tín dụng ngân hàng đã phục vụ đắc lực cho công
cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.

hàng đã thực sự chuyển sang hoạt động theo phương thức kinh doanh. Cụ thể:
Nhà nước xoá bỏ bao cấp, chuyển hoạt động tín dụng ngân hàng sang hạch toán
kinh doanh, vì vậy các ngân hàng cũng phải chuyển quan hệ tín dụng với các
đơn vị kinh tế từ chỗ mang tính bao cấp sang quan hệ tín dụng mang tính chất
kinh doanh; thêm vào đó cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghệp phải tự chủ trong
kinh doanh, tự chủ về tài chính, tự thiết lập các quan hệ kinh tế-tài chính trên cơ
sở gắn quyền lợi và nghĩa vụ với vật chất và hiệu quả kinh tế, kết quả là hoạt
động tín dụng ngân hàng đã đạt được hiệu quả cao hơn, đóng góp tích cực vào
sự phát triển nhanh của đất nước trong giai đoạn mới.
Trong những năm qua, với cơ chế mở cửa, khuyến khích đầu tư nước
ngoài của nền kinh tế, đặc biệt kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có
hiệu lực, bên cạnh các tập đoàn công nghiệp nước ngoài, các tập đoàn tài chính,
ngân hàng nước ngoài đã đầu tư và tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ tại
nước ta. Chính môi trường mới này đã thực sự làm hoạt động tín dụng ngân
hàng ngày càng đa dạng, phong phú.
2.1.3 Quy trình tín dụng ngân hàng:
Quy trình tín dụng là tập hợp nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, các
bước phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay. Thông thường,
để đảm bảo hiệu quả tín dụng quy trình tín dụng phải tuân theo các bước sau:
Bảng 1: Quy trình tín dụng tổng quát
Các bước Nguồn và nơi cung
cấp thông tin
Nhiệm vụ của ngân
hàng ở mỗi giai đoạn
Kết quả sau khi kết
thúc một bước
1. Lập hồ sơ đề
nghị cấp tín
dụng.
• Khách hàng đi vay

• Các thông tin bổ
sung.
• Quyết định cho vay
hoặc từ chối của cá
nhân hoặc bộ phận
được giao quyền phán
quyết.
• Quyết định cho vay
hoặc từ chối.
• Tiến hành các thủ tục
pháp lý như ký hợp đồng
tín dụng, các hợp đồng
khác.
4. Giải ngân • Quyết định cho vay
và các hợp đồng liên
quan.
• Các chứng từ làm cơ
sở giải ngân.
• Thẩm định các chứng
từ theo các điều kiện
của hợp đồng tín dụng.
• Chuyển tiền vào tài
khoản tiền gửi cho
khách hàng hoặc
chuyển trả cho đơn vị
cung cấp.
5. Giám sát, thu
nợ và thanh lý
tín dụng.
• Các thông tin từ nội

2.2.1 Khái quát về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam:
a. Sự ra đời và phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt
Nam:
Chính sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở và
điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mặc
dù tập hợp từ “kinh tế ngoài quốc doanh” mới được sử dụng từ năm 1986 tới
nay nhưng khu vực này được đề cập đến từ rất sớm trong các văn kiện, Nghị
quyết của Đảng, Nhà nước và được dùng phổ biến trong niên giám thống kê từ
năm 1954 đến năm 1985. Như vậy kinh tế ngoài quốc doanh đã hình thành từ
lâu nhưng mới được khẳng định từ hơn 15 năm nay.
Trước năm 1986, trong nền kinh tế kế hoạch hoá, quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta là xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, xây dựng
quan hệ sản xuất với hai hình thức chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập
thể. Cụ thể: chúng ta tiến hành xây dựng các doanh nghiệp nhà nước, đưa
thương nghiệp quốc doanh cũng như mạng lưới hợp tác xã mua bán vào thay thế
các doanh nghiệp và thương nghiệp ngoài quốc doanh, trong công nghiệp chúng
ta sử dụng quan hệ “cung cấp và giao nộp”, trong thương nghiệp sử dụng quan
hệ “cung ứng và thu mua”. Việc sử dụng chính sách và các quan hệ kinh tế trên
đã làm kinh tế ngoài quốc doanh bị tê liệt, rơi vào tình trạng phá sản, nền kinh tế
quốc dân mất cân đối nghiêm trọng và rơi vào trạng thái trì trệ trong một thời
gian dài.
Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng và Nhà nước đã khẳng định
và nhất quán thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị thường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN. Hàng loạt chủ trương, chính sách và quy định về khuyến khích
phát triển kinh tế ngoài quốc doanh đã được ban hành, cụ thể như: Nghị quyết
16 của Bộ chính trị (15/7/1988) về phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, Nghị
quyết 217 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của đơn
vị cơ sở, Nghị quyết 27, 28, 29 của Hội đồng Bộ trưởng về khuyến khích các
19

Theo Điều 21 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, “kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn
hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được th nh là ập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt
động trong những ng nh, nghà ề có lợi cho quốc kế dân sinh”; theo Điều 22 Hiến pháp 1992 sửa đổi, ”các cơ
sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi th nh phà ần kinh tế...đều bình đẳng trước pháp luật, vốn v t i sà à ản hợp
pháp được Nh nà ước bảo hộ”.
2
Thời báo kinh tế Việt Nam, số 80, ng y 19/5/2003.à
20
Khãa luËn tèt nghiÖp TrÇn Hïng, A11-K38D
• Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần;
• Cổ đông có thể là một tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là ba, không
hạn chế số lượng tối đa, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp;
• Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy
định pháp luật về chứng khoán;
• Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp, trong đó:
• Các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh
nghiệp;
• Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng không quá năm mươi;
• Khi góp đủ giá trị phần góp vốn, thành viên được công ty cấp giấy chứng
nhận vốn góp;
• Thành viên công ty muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn
góp trước hết phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại
theo tỷ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện,
chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành

trọng của mình trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh bên cạnh kinh tế quốc doanh
đã tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn lực của đất nước:
Sau hơn 15 năm đổi mới, mặc dù đạt được nhiều thành tựu to lớn, trình độ
phát triển của nền kinh tế nước ta vẫn còn thấp trong khi tiềm năng phát triển
22
Khãa luËn tèt nghiÖp TrÇn Hïng, A11-K38D
của nền kinh tế còn rất lớn. Trong khi đó, do đặc điểm quy mô lớn, thường nắm
giữ những vị trí, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, khu vực kinh tế quốc doanh
không thể khai thác và tận dụng hết được những tiềm năng này. Do vậy, phát
triển kinh tế ngoài quốc doanh với đặc điểm quy mô nhỏ và vừa, năng động, linh
hoạt, có khả năng vươn tới mọi “ngóc ngách” của nền kinh tế là chiến lược tối
quan trọng để khai thác, tận dụng triệt để những tiềm năng chưa được khai thác
hay khai thác chưa hiệu quả. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển sẽ
huy động được một lượng vốn lớn đang nằm trong dân, tạo điều kiện cho năng
lực của mọi người được giải phóng và phát huy mạnh mẽ. Bên cạnh đó, với
những cơ hội mới, mọi cá nhân, tổ chức đều cố gắng phát huy tối đa khả năng
của mình tìm kiếm, khai thác các nguồn lực vì lợi ích của chính bản thân. Đó là
động lực kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ đó thúc đẩy kinh tế -
xã hội phát triển.
Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển sẽ thu hút nhiều lao động, từ đó góp
phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội:
Việt nam là một nước có dân số trẻ, lực lượng lao động đông đảo (năm
2002 Việt Nam có 40.694.360 người từ 15 tuổi trở lên tham gia vào hoạt động
kinh tế thường xuyên, tăng 3% so với năm 2001
3
) trong khi khu vực kinh tế nhà
nước không thể tạo đủ việc làm cho tất cả lực lượng lao động. Hơn nữa, trải qua
thời kỳ nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp kinh tế quốc doanh
đã bộc lộ rõ những mặt yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng lao động, vì

Tổng lao động % 100 100 100 100 100 100
- KVQD
- KVNQD
%
%
9,29
90,71
9,47
90,53
9,60
90,40
9,54
90,46
9,54
90,46
9,07
90,93
Chú thích: số liệu đã được làm tròn, số liệu năm 2001 là sơ bộ.
Nguồn: Niên giám thống kê 2002.
Theo số liệu ở bảng trên, KVNQD thường xuyên thu hút được trên 90%
tổng số lượng lao động được tuyển dụng, trong đó cao nhất là năm 2001 với
90,93%, tương ứng với khoảng 34,3 triệu lao động (bằng 42,89% tổng dân số
của cả nước). Với tỷ trọng lớn như vậy, rõ ràng phát triển KVNQD chính là chìa
khoá để giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội. Bên cạnh đó, theo Báo cáo Kinh
tế Việt Nam 2002 của CIEM, năm 2002 cả nước tạo được khoảng 1,42 triệu việc
làm mới trong đó kinh tế ngoài quốc doanh thu hút nhiều lao động nhất (79,1%
tổng số việc làm mới; trong đó kinh tế cá thể tạo được 56,2%); tiếp đến là kinh
tế nhà nước (15,1%); và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (5,4%). Cùng
với số lượng việc làm mới được tạo thêm này, tỷ lệ thất nghiệp (cũng theo Báo
cáo này) đã giảm xuống, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu

256.201
74.518
Tổng số % 100 100 100 100
1. Kinh tế Nhà nước
2. Kinh tế ngoài quốc doanh
3. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
%
%
%
38,74
49,02
12,24
38,53
48,19
13,28
38,40
47,85
13,75
38,31
47,78
13,91
Chú thích: số liệu năm 2002 là sơ bộ.
Nguồn: Niêm giám thống kê 2002.
Trong những năm qua (95-2002), tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn ở
mức cao (trên 7%/năm), chỉ đứng sau nước láng giềng Trung Quốc. Có được kết
quả này một phần lớn nhờ vào đóng góp KVNQD. Theo số liệu từ bảng 2 thì tỷ
trọng của khu vực này trong GDP của Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2002 lần
lượt là 49,02% năm 1999, 48,21% năm 2000, 47,04% năm 2001và 47,79% năm
2002 - luôn cao hơn tỷ trọng của KVQD (tương ứng là 38,74%; 38,52%;
38,40%; 38,31%). Điều này khẳng định vị trí quan trọng của của KVNQD trong


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status