Bưu chính viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Bưu chính viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập



MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 0
1. Tính tất yếu khách quan phải phát triển BCVT trong qua trình hội nhập 0
2. Tình hình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BCVT 3
2.1. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC) 4
2.2. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong Asean 4
2.3. Các cam kết về bưu chính viễn thông vủa Việt Nam trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 5
2.4. Các cam kết về bưu chính viễn thông của Việt Nam trong khuôn khổ WTO 6
2.5. Các cam kết trong một số tổ chức khác 8
II. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 11
1. Những thuận lợi 11
2. Những khó khăn và thách thức. 12
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC 14
1. Giải pháp 14
2. Một số thành tựu đạt được 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
MỤC LỤC 19
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hại do khủng hoảng tài chính tiền tệ); năm 1999 xếp thứ 48/59. Từ năm 2000 WEF - diễn đàn kinh tế thế giới điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn là: sáng tạo kỹ thuật, khoa học công nghệ; tài chính; quốc tế hoá trong đó trọng số của sáng tạo kỹ thuật, khoa học công nghệ tăng từ 1/9 còn 1/3 và Việt Nam xếp thứ 53/59 năm 2000 và năm 2001 là 62/75.Với số liệu này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ của mình vì nhiều yếu tố như: khả năng tiếp cận thị trường vốn, công nghệ, ngoại tệ, chi phí của các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng … đều bất lợi so với những nước được xếp hạng. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, kết quả của nhiều cuộc điều tra và hội thảo cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thiếu nghiêm trọng thông tin về thi trường, về những sản phẩm thích hợp có thể đưa ra thị trường thế giới, về đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh. Công tác tiếp thị còn rất nhiều hạn chế, ít được đầu tư. Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được rằng trong kinh tế thị trường thì bán hàng còn khó hơn sản xuất ra mặt hàng đó. Theo báo cáo của phòng Thương mại và công nghệ Việt Nam ( ngày 25/10/2001) nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tổ chức tốt công tác thu thập thông tin về thị trường quốc tế, gặp nhiều khó khăn về ngoại ngữ, thiếu khả năng tài chính để tiếp cận Internet ở mức giá quá cao hiện nay. Vì vậy số doanh nghiệp có địa chỉ thư điện tử và sử dụng Internet để giao dịch còn rất hạn chế, số trang chủ (website) của các doanh nghiệp còn ít hơn và chậm được cập nhật. Nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen phúc đáp kịp thời ( theo qui định là 24h) qua thư điện tử làm cho đối tác nước ngoài thiếu tin tưởng. Vì thế phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, giảm giá cước dịch vụ… là vấn đề cấp thiết được đặt ra trong thời đại hiện nay, đặc biệt là đối với Việt Nam.
Bảng 1: Doanh số thương mại điện tử toàn cầu 1997 - 2002.
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh số (tỷ USD)
13,0
33,5
69,3
137,1
243,3
435,1
Tốc độ tăng trưởng %
-
257,69
206,86
197,83
177,4
178,83
Nguồn: International Dât Corp - Canadian Economic Outlook.
2. Tình hình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BCVT
Bưu chính viễn thông giờ đây không đơn giản chỉ là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin mà thực sự đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ câu kinh tế của mọi quốc gia. Trong qua trình hội nhập, các nước đều gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ, gay gắt trong lĩnh vực BCVT nói riêng như các yêu cầu mở cửa thị trường BCVT, thực hiện các nguyên tắc tối huệ quốc (MFN-Most Favoured Nation), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT-National Treatment); giảm giá cước dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh. Việt Nam là nước có trình độ khoa học kĩ thuật thấp, thiếu cơ sở vật chất, có xuất phát điểm thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới nên chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Nhưng không vì thế mà ta đứng ngoài xu thế chung của thế giới, đợi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện rồi mới tham gia. Cho nên Viêt Nam đã từng bước đổi mới, cải cách, kiện toàn bộ máy quản lý và hệ thống luật trong BCVT và đã tham gia vào các tổ chức BCVT trong khu vực và thế giới như: liên minh bưu chính thế giới (UPU), liên minh bưu chính khu vực Châu á -Thái Bình Dương (APPU), liên minh viễn thông quốc tế (ITU), tổ chức viễn thông (ITSO) –Intelsat cũ), tổ chức thông tin vũ trụ Intersputnik, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC) và nhóm công tác chuyên ngành về thông tin và viễn thông. Mỗi tổ chức quốc tế và khu vực, các hiệp định có những yêu cầu và điều luật khác nhau, song nhìn chung tất cả đều nhằm mục tiêu: tự do hoá thương mại, không phân biệt đối xử, công bằng và bình đẳng trong cạnh tranh, luật lệ, chính sách minh bạch hoá, công khai.
2.1. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC)
Các cam kết về viễn thông trong APEC được thiết lập trên nguyên tắc tự nguyện và có thể được điều chỉnh hàng năm trên nguyên tắc không được giảm bớt mức độ tự do hoá với từng loại hình cam kết của các nền kinh tế thành viên. Với nguyên tắc tự nguyện, các nước thành viên của APEC đặt ra mục tiêu sẽ tự do hoá hoàn toàn viễn thông vào năm 2020, mức độ và lộ trình nằm trong chương trình hành động của từng quốc gia. Năm 2002 các cam kết của Việt Nam về viễn thông tại APEC về cơ bản còn nhiều hạn chế, mới dừng lại ở mức tối thiểu là chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và về cơ bản dựa trên các cam kết của Việt Nam trong Asean.
2.2. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong Asean
Các cam kết về dịch vụ viễn thông của các nước ASEAN thể hiện trong Hiệp định khung của ASEAN về thương mại dịch vụ – AFAS. Hiệp định này buộc các nước thành viên phải tuân thủ triệt để quy chế đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Các nước thành viên phải thông báo các giới hạn về đãi ngộ quốc gia cho từng cách của bốn cách cung cấp dịch vụ viễn thông. Cụ thể, Việt Nam cam kết không hạn chế việc cung cấp dịch vụ viễn thông đối với cách:
Cung cấp dịch vụ qua biên giới.
Tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài.
Hiện diện thương mại. Việt Nam đã cam kết mở cửa, cho phép các nhà
đầu tư nước ngoài tham gia vào việc cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) với các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam trong các loại hình dịch vụ sau: dịch vụ điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch vụ trao đổi dữ liệu, dịch vụ telex, dịch vụ điện báo, truyền số liệu chuyển mạch gói, truyền số liệu mạch kênh, dịch vụ Facsimile, dịch vụ thuê kênh riêng, truy cập dữ liệu trực tuyến, xử lí dữ liệu trực tuyến, chuyển đổi mã và gia thức và các dịch vụ giá trị gia tăng Facsimile.
Tuy nhiên ASEAN cũng quy định: đối với quốc gia thành viên ASEAN mà chưa tham gia vào Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS), thì bất cứ cam kết nào về mở cửa dịch vụ, trong đó có dịch vụ viễn thông, sẽ đuợc xác định theo nguyên tắc “GATS plus”, tức là cam kết trong ASEAN phải mở cửa hơn so với các cam kết mà nước đó đưa ra tại GATS. Như vậy, đến thời điểm hiện nay, khi hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và đã có hiệu lực, được đánh giá là có tính cởi mở cao hơn các cam kết đã có trong AFAS, phù hợp với quy định về tuân thủ bắt buộc quy chế tối huệ quốc của AFAS, các cam kết của Việt Nam trong AFAS cần được hiểu là không kém thuận lợi hơn so với cam kết của Việt Nam trong hiệp định thương mại Việt Nam _ Hoa Kỳ vì hiệp định này được coi là có tính chất quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.
2.3. Các cam kết về bưu chính viễn thông vủa Việt Nam trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký ngày 13/07/2000 và được quốc hội nước ta phê chuẩn ngày 28/11/2001 . Ngày 10/12/2001 ,Bộ trưởngthương mại Vũ K...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status