Thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lý cấp THCS - Pdf 65


TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CỐT CÁN
THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS
NGHỆ AN tháng 10- 2010

Giới thiệu- Làm quen- Tổ chức lớp

Lí do và mục tiêu tập huấn?
- Thuận lợi- Khó khăn gì trong D-H Địa lí?
- Vì sao có tài liệu chuẩn KTKN và hướng dẫn
thực hiện chuẩn KT- KN?
+ GV chưa dùng chuẩn KT- KN, DH theo SGK
---- quá tải, không đảm bảo yêu cầu của Bộ
- Chúng ta mong muốn gì từ lớp tập huấn này?

Lí do và mục tiêu tập huấn?
Mong muốn của chúng ta:
- Xác định được mức độ kiến thức- kỹ năng địa lí HS cần
đạt qua từng bài
-
Tăng cường kỹ năng của GV trong việc hình thành và
phát triển KN địa lí cho HS

-
Rõ khái niệm Chuẩn KT- KN
-
Mối quan hệ giữa:
+ CT chuẩn KT- KN với HDTH chuẩn KT- KN và SGK
+ Vai trò chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng và GV
-

Thực hiện quá trình DH theo chuẩn KT- KN của CT môn
học là một trong những yêu cầu của việc đổi mới CT
GDPT hiện nay. Yêu cầu này phải được quán triệt trong
mọi hoạt động của quá trình DH trong nhà trường phổ
thông, từ khâu chuẩn bị bài lên lớp, tiến hành hoạt động
DH đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, tạo
sự thống nhất trong DH trên cả nước; góp phần khắc phục
tình trạng quá tải trong giảng dạy và học tập; giảm thiểu
dạy thêm, học thêm. Mặt khác việc thực hiện quá trình GD
theo chuẩn KT- KN sẽ từng bước góp phần vào việc chuẩn
hóa các hoạt động GD trong nhà trường PT.

3. Ý nghĩa của tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-
KN”
- Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn học”
được biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu
cơ bản tối thiểu về KT-KN của CT môn học trên cơ sở các nội
dung được chọn lọc từ SGK, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và
HS xác định mục tiêu dạy học (về KT-KN) thống nhất trên
phạm vi cả nước và gợi ý cho việc sử dụng SGK một cách
hợp lí hơn. Việc khai thác sâu KT, KN cần phải chú ý đến sự
phù hợp với chuẩn KT- KN và tới khả năng tiếp thu của HS.
TL này giúp GV xác định mức độ nội dung bài học phù hợp đối
tượng HS, trình độ HS.
- Tài liệu còn có những gợi ý về mặt PP DH, giúp GV thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập
với các hình thức đa dạng (câu hỏi, bài tập, sử dụng thiết bị đồ
dùng học tập,...), phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với đặc
trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ
thể của lớp và địa phương.

*Chú ý so sánh các câu hỏi trong SGK với
mức độ yêu cầu của chuẩn KT-KN,Cấu
trúc tài liệu hướng dẫn với SGK …

So sánh ND chuẩn KT- KN (CT),
Tài liệu HD TH chuẩn KT-KN với SGK Địa lí
- Giống nhau:

+ Tính tương đồng:

Cùng đề cập các KT- KN HS cần và có thể đạt;
- Khác nhau:

Mức độ và cách thể hiện yêu cầu về KT- KN

Chuẩn KT- KN, TLHD TH chuẩn trình bày theo chủ đề; chuẩn KT- KN trình
bày ngắn gọn bằng bảng với các cột ; TLHD diễn giải các yêu cầu đó chi tiết
hơn.

SGK viết theo bài, cụ thể, chi tiết hóa chuẩn KT-KN.

Bài viết SGK có số liệu minh hoạ, kênh hình sinh động.

SGK có hệ thống câu hỏi bài tập giữa bài, cuối bài

SGK thể hiện các bài thực hành với các gợi ý chi tiết những hoạt động HS
cần tiến hành.
-
Nhận xét:
+ Giống: về yêu cầu các đơn vị kiến thức và kỹ năng HS cần đạt,

thông tin mà HS đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể thể hiện bằng
việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải
thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu
hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng).
- Có thể cụ thể hoá mức độ bằng các yêu cầu:
+ Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, định lý, định luật, tính
chất, chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức
ngôn ngữ khác (ví dụ: từ lời sang công thức, ký hiệu, số liệu và
ngược lại)
+ Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện
tượng, định nghĩa, định lý, định luật.
+ Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải
quyết một vấn đề nào đó.
+ Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc
logic.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status