Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội - Pdf 67

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các doanh nghiệp này cùng tồn tại,
cùng cạnh tranh nhau trong một môi trường pháp luật bình đẳng. Sự cạnh
tranh đó ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đòi hỏi sản phẩm của các doanh
nghiệp làm ra ngày càng phải được nghiên cứu cụ thể, có chất lượng cao và
mẫu mã đa dạng. Song song với việc sản xuất doanh nghiệp cũng cần phải
chú trọng hoàn thiện kênh phân phối của doanh nghiệp sao cho phù hợp với
việc hiện đại hoá, chuyên môn hoá của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu quản lý, kinh doanh hiệu quả và xu hướng phát triển của doanh
nghiệp nói riêng, toàn xã hội nói chung.
Nhận thức được điều đó Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội đã không
ngừng đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã mặt
hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty đã áp dụng phương thức bán hàng
mới nhằm mở rộng thị trường để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong
và ngoài nước.
Một trong những công cụ quản lý mang lại thành quả cho công ty như
ngày nay, không thể không kể đến vai trò của các công cụ marketing, trong đó
tiến hành thực hiện công tác quản lý tài chính mới và không ngừng đổi mới
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công ty đóng một vai trò quan trọng, phản
ánh và giám sát tình hình sản xuất của doanh nghiệp nhằm góp phần đưa doanh
nghiệp vững bước tiến vào thế kỷ 21 và ngày càng có uy tín trên thị trường.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và ở Công ty
Cao su Sao vàng Hà Nội nói riêng, sau khi đi sâu vào khảo sát và nghiên cứu
tình hình thực tế ở Công ty, em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" làm
báo cáo thực tập của mình. Báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội
Phần II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao
su Sao vàng

3 3
thủ cạnh tranh, bộ máy gián tiếp thì cồng kềnh, người đông song hoạt động thì
trì trệ, hiệu quả kém, thu nhập người lao động thấp, đời sống khó khăn.
Năm 1988-1989, nhà máy trong thời kỳ quá độ chuyển từ cơ chế hành
chính bao cấp sang cơ chế thị trường "Đây là thời kỳ thách thức và cực kỳ nan
giải của công ty, nó quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp xã hội chủ
nghĩa". Song với một đội ngũ lãnh đạo năng động, với tinh thần sáng tạo đoàn
kết, nhất trí, dám nghĩ, dám làm, nhà máy đã tiến hành tổ chức, sắp xếp lại
sản xuất có chọn lọc với phương châm vì lợi ích của nhà máy. Đến năm 1990,
tình hình sản xuất của công ty bắt đầu bước vào tình trạng ổn định, thu nhập
của công nhân viên chức có chiều hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ nhà máy
có thể tồn tại và hoà nhập được trong cơ chế mới.
Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị thế của mình là
một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các
khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập của người lao
động ngày càng được nâng cao, đời sống ngày càng được cải thiện.
Nhà máy được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được tặng nhiều cờ
và bằng khen của cấp trên. Các tổ chức đoàn thể được công nhận là đơn vị
vững mạnh.
Từ những thành tích vẻ vang trên, theo quyết định của số 645/CNNG
ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổi tên nhà máy cao su Sao vàng
thành Công ty Cao su Sao vàng. Ngày 1/1/1993 nhà máy được sử dụng con
dấu mang tên Công ty Sao Vàng.
Những năm gầm đâu (đặc biệt từ những năm 1995-1997), các sản phẩm
của công ty luôn được đánh giá cao, sản phẩm mang tên "Sao Vàng" luôn
được người tiêu dùng ưa chuộng vì truyền thống chất lượng. Công ty Cao su
Sao vàng trở thành biểu tượng tốt đẹp của chế biến cao su ở Việt Nam, xứng
đáng là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su
ở Việt Nam.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Lọc
ép xuất săm
Làm lạnh
Kiểm tra và định dải cắt
Ráp van
Nối đầu săm
Lưu hoá
KSC
Phế bỏ
Đóng gói
nhập kho
6 6
7 7
Quá trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp
Nguyên vật liệu
Cao su sống
Hoá chất
Vải mành
Thép tanh
Cắt sống
Sàng sấy
Sấy
Đảo tanh
Sơ luyện
Phối liệu
Cán tráng
Cắt ran
Hồn luyện
Xé vải
Luồn ống

Cao su ống được cắt sấy nhỏ và sơ luyện để chuyển sang khâu phối liệu
cùng hoá chất đã được sàng sấy, pha chế theo tỷ lệ thích hợp. Đưa qua khâu
hỗn luyện để trộn đều giữa cao su và hoá chất, rồi nhiệt luyện để làm tăng độ
dẻo và tính linh hoạt.
Vải mành sau khi sấy được đưa qua cán tráng cho phẳng và xe vải cắt
cuộn vào các ống cao su.
Dây thép tanh sau khi tiến hành đảo tanh thì cắt tanh và ren, rồi luồng
ống và dập tanh, sau cùng là vòng tanh.
Cao su sau khi nhiệt luyện, vải cắt cuộn vào các ống sắt và vòng tanh
được đưa qua công đoạn cắt hình mặt lốp vào tạo thành hình lốp. Dùng cốt
hơi để định hình lốp - đưa vào máy để lưu hoá lốp để tạo ra các tính chất cơ lý
cho lốp - sau 1,2 giờ sản phẩm lốp được hình thành - qua khâu kiểm tra chất
lượng nếu đạt yêu cầu thì cho nhập kho thành phẩm.
3.2. Cơ cấu sản xuất của Công ty
Kết cấu sản xuất của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội được phân làm 3
cấp: cấp công ty, cấp xí nghiệp, cấp phân xưởng. Mỗi cấp đều được phân
thành các bộ phận sản xuất: chính, phụ, phụ trợ. Em xin chỉ xét đến kết cấu
sản xuất ở cấp độ công ty. Quá trình sản xuất các sản phẩm của Công ty Cao
su Sao vàng được tổ chức thực hiện ở 4 xí nghiệp sản xuất chính và các chi
nhánh sản xuất khác: Chi nhánh cao su Thái Bình, chi nhánh cao su Nghệ An,
nhà máy cao su pin Xuân Hoà và một số xí nghiệp phụ trợ khác.
Sản xuất chính:
Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất săm lốp cao su, săm lốp xe
máy, roan cao su, dây cu roa, cao su chống ăn mòn, ống cao su…
10 10
Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại ngoài ra còn
sản xuất tăm xe đạp các loại.
Xí nghiệp cao su số 3: Chuyên sản xuất săm lốp ô tô và sản xuất lốp
máy bay.
Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất các loại săm xe đạp.

4. Đặc điểm tổ chức quản lý
Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội tổ
chức quản lý theo cơ chế Đảng lãnh đạo, đứng đầu là giám đốc công ty bao
gồm 06 người:
Giám đốc công ty: có chức năng lãnh đạo, phụ trách chung toàn công ty
Một phó giám đốc phụ trách sản xuất
Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Một phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản
Một phó giám đốc phụ trách công tác nghiên cứu phát triển
Bí thư Đảng uỷ thực hiện vai trò lãnh đạo Đảng trong toàn công ty
thông qua Văn phòng Đảng uỷ. Chủ tịch Công đoàn có trách nhiệm cùng
giám đốc quản lý lao động trong công ty thông qua Văn phòng Công đoàn.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh
doanh của công ty đứng đầu là trưởng phòng và phó phòng chịu sự lãnh đạo
trực tiếp của ban giám đốc.
Tại các xí nghiệp, phân xưởng có Giám đốc xí nghiệp và quản đốc phân
xưởng.
Quá trình sản xuất các sản phẩm của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội
được tổ chức thực hiện ở 4 xí nghiệp sản xuất chính và các chi nhánh sản xuất
khác: Chi nhánh cao su Thái Bình, chi nhánh cao su Nghệ An, nhà máy cao su
pin Xuân Hoà và một số xí nghiệp phụ trợ khác.
12 12
Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất săm lốp xe đạp, săm lốp xe
máy, roan cao su, dây cu roa, cao su chống ăn mòn, ống cao su…
Xí nghiệp cao su số 3: Chuyên sản xuất săm lốp ô tô và sản xuất lốp
máy bay.
Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất các loại săm xe đạp.
Chi nhánh cao su Thái Bình, sản xuất một số loại săm lốp xe đạp (phần
lớn là săm lốp xe thồ) nằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

các quy tắc trả lương, tiền thưởng, xác định đơn giá tiền lương, các mức độ
lao động.
Phòng kế toán hành chính: Tham mưu cho giám đốc về quản lý nguồn
vốn, các tài liệu, số liệu về quản lý tài chính, quyết toán tổng kết (kiểm kê tài
sản hàng năm theo quy định Nhà nước), Báo cáo tài chính lên cơ quan cấp
trên và nộp các khoản ngân sách đã định, kiểm tra các hoạt động tài chính của
các đơn vị sản xuất kinh doanh trong công ty. Hàng quý tổ chức quyết toán,
khi cần thiết sẽ tiến hành thanh tra tài chính đối với các đơn vị thành viên
trong công ty. Đồng thời làm các thủ tục về quản lý tiền mặt, điều phối vốn
giữa các đơn vị nhằm mục tiêu bảo toàn vốn, phát triển vốn và quay vòng vốn
nhanh.
Phòng đối ngoại - xuất nhập khẩu: Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh
vực thị trường ngoài nước, giải quyết các thủ tục trong hợp đồng kinh tế đối
ngoại, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và thành phẩm. Đồng thời giải quyết
các vấn đề có liên quan đến liên doanh, liên kết với các đơn vị nước ngoài.
Nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm và mở rộng thị trường (các đại lý, văn
phòng đại diện ở trong và ngoài nước).
Phòng quân sự bảo vệ: Tham mưu cho giám đốc về bảo vệ (bảo vệ
chính trị và kinh tế của công ty). Tổ chức kiểm tra sản phẩm ra vào của công
ty theo đúng quy chế hiện hành. Tổ chức hướng dẫn và thường xuyên trực
phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo an toàn cho công ty. Tham gia giải quyết
các vấn đề có liên quan đến an ninh chính trị của toàn công ty.
14 14
Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật cao su bao
gồm quản lý và ban hành các quy trình các công nghệ sản xuất cao su, kiểm
tra để các đơn vị thực hiện tốt các quy trình đó, xây dựng ban hành và hướng
dẫn các định mức quy định tiêu chuẩn cấp bậc chuyên môn, tổ chức, thống kê
và cải tạo sản phẩm. Tổ chức nghiên cứu thực hiện các đề tài kế hoạch kinh
tế, phát triển các mặt hàng cao su mới, xử lý kịp thời các biến động trong
công nghệ sản xuất.

16 16

Trích đoạn Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status