TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨUTHỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT - Pdf 69

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨUTHỦ CÔNG MỸ
NGHỆ ARTEXPORT
1.1. Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
1.1.1. Những nét khái quát về chung về công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ
nghệ Artexport
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, tên viết tắt là Artexport
(Viet Nam Art And Handicraft Product Export – Import Company). Công ty có trụ sở
chính tại 2A – Phạm Sư Mạnh – phường Phan Chu Trinh – quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Artexport được thành lập 23/12/1964 theo quyết định 671/BNgT – TCCB của
Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương), ban đầu gồm hai phòng nghiệp vụ: phòng
thủ công và phòng mỹ nghệ tách ra từ Tổng công ty xuất khẩu tạp phẩm TOCONTAP
Bộ Ngoại Thương, Artexport có tên ban đầu là Tổng công ty Xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ.
Ngày 31/01/1993, Bộ Thương Mại ra quyết định số 334/TM – TCCB đổi tên
Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ thành Công ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ.
Theo thông tư số 07/TM – TCCP ngày 11/11/1993, Công ty xuất nhập khẩu
thủ công mỹ nghệ được xếp hạng là doanh nghiệp hạng I trực thuộc Bộ Công Thương.
Công ty là đơn vị được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, hoạt động theo pháp
luật Việt Nam, theo chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân,
có tài khoản tiền Việt Nam và tiền ngoại tệ tại Ngân hàng, có con dấu riêng để giao
dịch.
Ngày 04/10/2004, theo chủ trương chính sách của Đảng, công ty được cổ phần
hóa (vốn điều lệ ban đầu là 32 tỷ Việt Nam đồng) và được đổi tên thành Công ty cổ
phần Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, Artexport đã trải qua nhiều sự thay
đổi để thích nghi với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Có thể chia quá trình hình
thành và phát triển của công ty ra thành các giai đoạn chủ yếu như sau:
- Giai đoạn 1964 – 1975: Artexport được thành lập vào những năm tháng khó
khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Được thành lập theo quyết định

Sơn - Đà Nẵng; gỗ và thêu ở Huế; dạy nghề làm thảm cói, đay ở các tỉnh Long An, Cửu
Long, Đồng Tháp, đặc biệt giai đoạn này, các cán bộ của công ty đã khôi phục và mở
rộng nhanh chóng quy mô sản xuất của các cơ sở vốn có như: gốm nhẹ lửa Đồng Nai,
sơn mài Sông Bé, đồ gỗ Nha Trang, các loại thảm sơ dừa ở Nghĩa Bình, Phú Khánh,
Bến Tre. Công ty được Bộ hỗ trợ về vốn đã phối hợp cùng các địa phương xây dựng và
mở rộng các nhà máy kéo sợi len, nhà máy đay ở thành phố Hồ Chí Minh… Để tiêu thụ
hàng, Artexport miền Nam còn thành lập công ty Viettimex Hồng Kông do đoàn thương
mại tại Hồng Kông phụ trách. Hồng Kông là một thị trường có sức tiêu thụ lớn, nhờ
vậy, những hàng tồn kho trước đây ở thành phố Hồ Chí Minh được tiêu thụ nhanh
chóng. Các khu vực trọng điểm hàng xuất khẩu của Artexport tại thành phố Hồ Chí
Minh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Đồng Tháp… thường đạt tổng mức trên 30 triệu rúp mỗi
năm. Trong khi đó, tại miền Bắc cũng liên tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và
xuất khẩu các ngành nghề như dâu tằm, thảm len, thêu, sơn mài… Các mặt hàng này
được phát triển mạnh mẽ hơn cả về sản lượng và chất lượng do thị trường tiêu thụ ở các
nước Xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn. Khu vực thị trường Tư bản chủ nghĩa cũng ngày
càng được mở rộng hơn.
- Giai đoạn 1987 - 2004: đây là thời kỳ công cuộc đổi mới theo chủ trương
của Đảng và Nhà nước. Đổi mới toàn diện từ cách nghĩ đến cách làm. Trong hoạt động
kinh tế, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách thoát ra khỏi lối mòn tập trung quan liêu
bao cấp sang tự chủ kinh doanh, năng động và chủ động tìm kiếm thị trường. Năm
1988, kim ngạch xuất khẩu của Artexport lên tới 98 triệu rúp, chiếm tỉ trọng cao nhất
trong toàn ngành (toàn ngành Thương mại thời điểm này đạt 800 triệu rúp). Đây chính
là đỉnh cao trong quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Artexport cho tới
thời điểm đó. Artexport đã khẳng định là một trong những Tổng công ty dẫn đầu về
thành tích kinh doanh của Bộ Ngoại thương với quy mô rộng khắp trên toàn quốc và uy
tín trên thị trường thế giới.
Từ những năm 1990, việc chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường diễn ra ngày càng sâu sắc, nhiều doanh nghiệp đã bị xóa sổ. Năm 1991, sự sụp
đổ của Liên Xô và hệ thống chính trị ở các nước Đông Âu đã khiến công ty mất tới
85% thị trường xuất khẩu hàng hóa của mình. Giai đoạn này, công tác xúc tiến thương

ép để cán bộ công nhân viên trong công ty nỗ lực phấn đấu vươn lên, tìm được nhiều thị
trường mới, khách hàng mới, tạo giá trị gia tăng nhiều hơn trên mỗi đơn hàng. Thành tích trong
thời kỳ này chính là việc công ty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động sang lĩnh vực
bất động sản và tài chính. Đây là một nền tảng cơ sở tốt để công ty phát triển ngày càng đa
dạng hóa mặt hàng và thị trường.
1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ
nghệ Artexport
1.2.1. Sản phẩm và thị trường
Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã. Có
thể nói sản phẩm của công ty bao gồm phần lớn các hàng thủ công mỹ nghệ có tiếng
của Việt Nam, như: gốm sứ, thêu ren, cói, đồ gỗ, mỹ nghệ sơn mài, mây tre đan…
Về mặt hàng mây tre đan: đặc trưng nổi bật của khí hậu Việt Nam là nhiệt đới
gió mùa, rất thuận lợi cho các loại mây, tre, nứa… phát triển, do đó, mặt hàng mây tre
đan là mặt hàng rất phổ biến tại nước ta. Ngay từ những ngày đầu thành lập với hai
phòng: mây tre đan và mỹ nghệ sơn mài, Artexport chủ động trong việc liên kết với bà
con nông dân tại các làng nghề truyền thống để thu mua, tái chế và xuất khẩu mặt hàng
này ra thị trường thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, cán bộ công ty đã xuống tận làng
nghề để hướng dẫn bà con về các kỹ thuật làm hàng mây tre đan xuất khẩu, đồng thời
tìm kiếm ra được các nguyên liệu mới, phục vụ tốt hơn cho công tác làm hàng thủ công
mỹ nghệ xuất khẩu, như: cỏ, rơm rạ, xơ dừa, mây tre, cói đan, bẹ ngô…
Về mặt hàng mỹ nghệ sơn mài: đặc điểm của mặt hàng này đòi hỏi tính tỉ mỉ và
sự tinh xảo rất cao. Vậy nên, muốn có được những mặt hàng đáp ứng được yêu cầu cao
của khách hàng, Artexport đã phải tìm hiểu kĩ nhu cầu của khách hàng cũng như là tìm
tới những nghệ nhân có tên tuổi tại các làng nghề để làm ra được những sản phẩm mang
tính nghệ thuật cao và có giá trị.
Về mặt hàng gốm sứ: đây là mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất quen thuộc ở Việt
Nam và được bạn bè thế giới đánh giá cao về chất lượng cũng như là tính nghệ thuật
của sản phẩm. Với các làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, sản phẩm gốm cung cấp cho
xuất khẩu là rất dồi dào. Tuy nhiên, vấn đề mẫu mã và quy trình sản xuất sao cho sản
phẩm đạt được chất lượng tốt nhất luôn là một thách thức với các làng nghề bao đời

khách hàng không phải là khách hàng đại trà như các sản phẩm tiêu dùng, những người
tìm đến các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là những người yêu mến và hiểu được giá trị
của các sản phẩm đó. Tất nhiên, việc mở rộng thị trường theo hướng đại trà là một
hướng đi đúng đắn nhưng điều đó không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Nó là
cả một quá trình với nhiều công việc khác nhau như marketing, xúc tiến thương mại, …
Khách hàng của công ty không phân biệt về lứa tuổi, giới tính hay trình độ, mà chỉ có
một điểm chung đó là họ tìm thấy giá trị trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Để
có một bản mô tả chi tiết về đối tượng khách hàng của công ty, giống như các công ty
sản xuất hàng tiêu dùng thì đó là một điều rất khó khăn. Mục tiêu của công ty là mở
rộng thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng. Đó mới là điều quan trọng nhất trong
thời gian trước mắt.
Về phía nhà cung cấp, nguồn cung chủ yếu của công ty là các làng nghề thủ
công truyền thống, bên cạnh đó thì các cơ sở sản xuất tư nhân cũng là một nguồn cung
đáng kể. Trước hết là các làng nghề truyền thống, các sản phẩm như mây tre đan, sản
phẩm thêu thì các làng nghề tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ là những địa phương có
nhiều sản phẩm cung cấp cho công ty nhất. Như mây tre đan tại Nam Định, Ninh Bình,
Thái Bình; thêu tại Hà Nam, Hà Tây (cũ),… Quy mô các làng nghề không lớn, do đó
một mặt hàng công ty không chỉ lấy từ một làng nghề cụ thể nào mà có thể phải đặt
hàng cho nhiều làng nghề tại các địa phương khác nhau. Mặt khác thì tại các làng nghề
này, người dân vẫn còn làm hàng thủ công theo tính thời vụ nên để đảm bảo tiến độ của
đơn hàng, cán bộ Artexport phải liên hệ chặt chẽ với từng làng nghề, theo sát tiến độ
của từng nơi một.
Thứ hai, các cơ sở sản xuất tư nhân: các cơ sở này có thể trực tiếp làm hàng xuất
khẩu ra nước ngoài hoặc là chỉ sản xuất trong nước, Artexport liên hệ với các cơ sở này
mỗi khi có đơn hàng tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các cơ sở. Thông thường thì
khi nào có đơn hàng thì công ty mới đặt hàng tới cơ sở sản xuất, tuy nhiên cũng có
nhiều trường hợp, cơ sở sản xuất đã sản xuất đón đầu và khi có đơn hàng thì công ty chỉ
việc thu mua tại các cơ sở này.
Như vậy, thị trường của Artexport có nhiều tiềm năng mở rộng hơn nữa, khi mà
cầu hàng thủ công mỹ nghệ tăng cao, công ty sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào những

- Kiểm tra kết quả cuối cùng của công ty đạt được có phù hợp với mục tiêu tổng
thể hay không
- Quy định rõ thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc
+ Ban kiểm soát:
- Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết tài chính của công ty
- Trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết tài chính của
công ty
- Báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường, về ưu, khuyết điểm trong quản
trị tài chính của Hội đồng quản trị
+ Tổng giám đốc:
- Lãnh đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động của công ty và chỉ đạo trực tiếp
công tác chiến lược phát triển công ty
- Trực tiếp phụ trách các phòng: phòng tài chính – kế hoạch, phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu tổng hợp 3 và phòng mỹ nghệ
- Trực tiếp giải quyết công việc của các phó Tổng giám đốc khi phó Tổng giám
đốc đi vắng
+ Phó Tổng giám đốc (1):
- Thay mặt Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi Tổng giám
đốc đi vắng
- Phụ trách công tác nội vụ của công ty, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác
tổ chức hành chính, tham gia với Tổng giám đốc về công tác cán bộ, công tác phát triển
nguồn nhân lực
- Trực tiếp quản lý điều hành và khai thác có hiệu quả cao nhất đối với tất cả các
cơ sở vật chất của công ty như nhà kho, xưởng, văn phòng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
- Phụ trách phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
2 và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp 5
- Giải quyết một số công việc thay cho phó Tổng giám đốc (2) khi phó Tổng giám
đốc (2) khi đi công tác vắng
+ Phó Tổng giám đốc (2):


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status