CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - Pdf 69

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất :
1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất :
Chi phí sản xuất (CPSX) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về
lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói
cách khác, CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp
phải tiêu dùng để thực hiện quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một kỳ.
- Chi phí về lao động sống gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản trích
nộp theo quy định.
- Chi phí về lao động vật hoá gồm: chi phí về nguyên vật liệu, công cụ, dụng
cụ dùng cho sản xuất, chi phí về năng lượng, chi phí khấu hao tài sản cố định
(TSCĐ)....
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất :
Trong một doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều
loại. Do đó để quản lý chặt chẽ việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý chi phí cũng như
để tổ chức tốt công tác kế toán thì cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu khác nhau của quản lý và hạch toán, ta có các
cách phân loại chi phí như sau:
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế ( yếu tố của chi phí sản
xuất kinh doanh ) :
Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất để phân thành
các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội
dung kinh tế, không phân biệt công dụng cụ thể hay địa điểm phát sinh của chi
phí đó. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ
được chia làm 5 yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Gồm toàn bộ các nguyên liệu, vật liệu chính,
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ,.... mà doanh nghiệp đã sử dụng
cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại trừ giá trị vật liệu dùng không

lượng công việc, sản phẩm hoàn thành:
Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ
để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được
phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này, chi phí
được chia thành biến phí và định phí .
- Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ thuận so với khối lượng
công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp ...
- Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công
việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt
bằng, phương tiện kinh doanh,... Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản
phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.
* Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối
tượng chịu chi phí :
Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp kế toán
tập hợp chi phí sản xuất. Theo đó CPSX được chia thành:
- Chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng
chịu chi phí như từng loại sản phẩm, hoạt động, đơn đặt hàng. Loại chi phí này
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, ví dụ như: chi phí NVLTT, chi phí
NCTT.
- Chi phí gián tiếp là các loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi
phí, do vậy cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương
pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
1.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất :
Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản
xuất cần được tập hợp trong kỳ đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát
tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng kế toán tập hợp
chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.
Khi xác định đối tượng kế toán CPSX phải căn cứ vào mục đích sử dụng
của chi phí, đặc diểm tổ chức kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình

Bên Nợ : Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh.
Bên Có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
TK 622 không có số dư vào cuối kỳ.
Bên cạnh đó, còn sử dụng các tài khoản có liên quan như 334, 338, 335.
Trình tự hạch toán chi phí NCTT được thể hiện qua (PHỤ LỤC 02).
1.3.1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung :
- Chi phí sản xuất chung ( SXC ) : Là các khoản chi phí sản xuất liên quan
đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất.
Chi phí SXC bao gồm các yếu tố sau: Chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí
vật liệu, công cụ dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài ...
Chi phí SXC có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ trong phân
xưởng mà ngay từ đầu không thể hạch toán cho từng đối tượng hạch toán chi phí
sản xuất, vì vậy cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo
tiêu thức phù hợp.

Mức CPSXC Tổng CPSXC cần phân bổ Mức CPSXC
phân bổ cho từng = × phân bổ cho từng
đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của đối tượng
tất cả các đối tượng

Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 –
Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch
vụ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 627 :
Bên Nợ : Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có : - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí SXC vào chi phí sản xuất.
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho
các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ.
Trình tự hạch toán chi phí SXC được thể hiện qua ( PHỤ LỤC 03)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status