TRÌNH BÀY VỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP - Pdf 73

Chuyên đề thực tập Ma Thị Dung K7
TRÌNH BÀY VỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 SỰ CẦN THIẾT TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm đặc điểm, yêu cầu quản lý của chi phí sản xuất trong
doanh nghiệp sản xuất
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần
thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt ddộng kinh doanh,
biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm…)
Để tiến hành sản xuất các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản:
- Đối tượng lao động: Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu…
- Tư liệu lao động: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị…
- Sức lao động của con người.
Khi doanh nghiệp sử dụng các yếu tố cơ bản trên để tiến hành sản xuất sẽ
phát sinh những chi phí sản xuất tương ứng. Trong đó, chi phí về nhân công là
chi phí lao động sống còn các chi phí khác là chi phí vật hoá.
Trong doanh nghiệp có nhiều loại chi phí , thì chỉ có những chi phí dùng để tiến
hành sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất.
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất - kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên,
về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau:
1.1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung kinh tế)
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung tính chất kinh
tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát
sinh chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng
1
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Trang

nghiệp
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất
theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích
2
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Trang
-2/17-
Chuyên đề thực tập Ma Thị Dung K7
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, lập định mức kế hoạch giá thành cho kỳ
sau.
1.1.1.2.3 Ngoài hai cách phân loại trên để phục vụ cho việc phân tích đánh
giá tình hình sử dụng chi phí, chi phí sản xuất còn được phân loại thành.
- Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi
- Chi phí cơ bản và chi phí chung
- Chi phí bất biến và chi phí khả biến
- Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí tổng hợp và chi phí đơn nhất
- Chi phí năm trước và chi phí năm nay.
Mỗi cách phân loại có những tác dụng nhất định trong công tác quản lý và
hạch toán chi phí ở doanh nghiệp
1.1.1.3 Ý nghĩa công tác quản lý chi phí sản xuất.
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì
chúng gắn liền với kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc quản lý chi phí sản xuất một cách chặt chẽ nghiêm túc sẽ giúp cho
lãnh đạo, quản lý biết được chi phí sản xuất đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm góp
phần vào việc tính giá thành sản phẩm đó cũng như xác định kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất các nhà lãnh đạo quản lý
có thể phân tích đánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí; tình hình lao

1.1.2.3 Phân loại giá thành
1.1.2.3.1 Theo quan điểm kế toán tài chính
- Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính toán trước khi tiến hành
sản xuất trên cơ sở là các định mức chi phí và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức, là thước đo xác định kết quả
sử dụng tài sản lao động trong sản xuất giúp cho việc đánh giá các giải pháp
kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được tính toán trước khi tiến hành
sản xuất trên cơ sở là chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu, là căn cứ để so sánh phân tích tình
hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành thực tế: Là loại giá thành được tính toán sau khi sản xuất trên
cơ sở là các chi phí sản xuất thực tế phát sinh đã tập hợp được và sản lượng thực
tế sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: phản ánh kết
quả của doanh nghiệp trong tổ chức sử dụng các giải pháp kinh tế, tổ chức, kỹ
4
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Trang
-4/17-
Chuyên đề thực tập Ma Thị Dung K7
thuật để sản xuất sản phẩm, nó còn là cơ sở xác định kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.3.2 Theo quan điểm kế toán quản trị
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng). Là những chi phí
sản xuất đã tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ bao gồm các chi
phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ cho sản xuất nhập kho
hay giao cho khách hàng là căn cứ tính giá vốn hàng bán và lãi gộp trong doanh
nghiệp.
- Giá thành toàn bộ: Là giá thành bao gồm cả giá thành sản xuất và chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó.

1.1.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
* Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là loại sản phẩm, công việc do doanh
nghiệp sản xuất cung cấp đã hoàn thành, cần được tính tổng giá thành và giá
thành đơn vị.
* Cơ sở xác định và các đối tượng có thể lựa chọn
Xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:
- Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất.
- Đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
- Đặc điểm, tính chất của sản phẩm.
- Yêu cầu, trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của doanh nghiệp.
Theo đó, tuỳ vào điều kiện cụ thể đối tượng tính giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp có thể là:
- Từng sản phẩm, đơn đặt hàng, từng công trình…
- Từng mức độ thành phẩm, chi tiết bộ phận của sản phẩm.
- Từng loại, từng loạt sản phẩm hoàn thành.
- Từng chi tiết, bộ phận của sản phẩm…
⇒ Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành:
Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp cho từng (mỗi) đối tượng tập hợp
chi phí để tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành có liên quan
Biểu hiện cụ thể qua 3 trường hợp
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng liên quan đến một đối
tượng tính giá thành
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng liên quan đến nhiều đối
tượng tính giá thành
6
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Trang
-6/17-


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status