THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG - Pdf 76

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN VĂN GIANG
2.1. Khái quát tình hình huyện Văn Giang
2.1.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Giang
Ngày 01/09/1999 huyện Văn Giang được tái lập theo nghị định số 60/NĐ
– CP của Chính Phủ sau 22 năm hợp nhất với Yên Mỹ và Khoái Châu. Là huyện
đồng bằng, nằm ở phía tây bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và phía tây giáp huyện
Gia Lâm (Hà Nội), phía đông giáp huyện Văn Lâm, phía nam giáp huyện Khoái
Châu, Yên Mỹ, phía tây nam giáp huyện Thường Tín (Hà Nội). Tuy cách rất xa
trung tâm tỉnh, song Văn Giang lại có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi tiếp giáp
thủ đô – trung tâm giao lưu văn hóa – kinh tế - chính trị của cả nước vì vậy mà
việc tiếp nhận sự tiến bộ của KH – CN luôn được đón đầu so với các huyện khác
trong tỉnh.
Với tổng diện tich tự nhiên là 71,79 km
2
, huyện Văn Giang được chia
thành 11 đơn vị hành chính, trong đó có 10 xã và 1 thị trấn, dân số 117.029
người (tính đến 31/12/2008), diện tích đất nông nghiệp là 3.845 ha với địa hình
thuần túy là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa của
vùng đồng bằng Bắc bộ nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều rất thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp – thế mạnh của huyện, mặt trận hàng đầu trong chính
sách phát triển kinh tế của huyện.
Sau 9 năm tái lập, Văn Giang đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ:
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8-9%. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp, công
nghiệp, xây dựng thương nghiệp và dịch vụ chuyển dịch tích cực theo hướng
CNH – HĐH.

Sau đây là bảng thể hiện giá trị các ngành nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ
đóng góp cho nền kinh tế huyện qua 3 năm: năm 2000, năm 2005, năm 2008
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ của
huyện Văn Giang
Đơn vị: tỷ đồng
Giá trị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008
1- Nông nghiệp 241,164 365,9 440,7
Tỷ trọng 82,7% 70% 60,8%
2- Công nghiệp – xây dựng 30,016 82,2 149,92
Tỷ trọng 10,3% 15,7% 20,7%
3- Thương mại - dịch vụ 20,457 74,54 134,18
Tỷ trọng 7% 14,3% 18,5%
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa
với tốc độ khá chậm, so với các mục tiêu đặt ra mới chỉ đạt bình quân 95% kế
hoạch đặt ra, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm thay vào đó là sự tăng lên của
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp giảm xuống còn 60,8% năm 2008,
mức giảm bình quân 8 năm qua là 2.7%, công nghiệp – xây dựng tăng nhanh hơn
năm 2008 đạt 149,92 tỷ đồng chiếm 20,7% tổng giá trị sản phẩm của toàn huyện,
tăng 10,4% so với năm 2000, dịch vụ cũng có sự biến đổi, tốc độ tăng bình quân
hàng năm là 1,5%.
Biểu đồ2.1: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế huyện VG qua 3 năm
2.1.2 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Giang
Đất canh tác đã được cải tạo 100%, không còn đất hoang hóa, năng suất,
sản lượng nông nghiệp tăng mạnh do thực hiện chương trình 4 hóa (cơ giới hóa –
điện khí hóa – hóa học hóa - thủy lợi hóa) trong nông nghiệp theo chủ trương của
Đảng và Nhà nước, máy móc nông nghiệp thay thế dần cho các công cụ sản xuất
thô sơ nhờ đó mà thu nhập người dân tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện.
Nông nghiệp những năm qua phát triển khá toàn diện, đều được mùa, cơ

- Rau đậu các loại
44,5 43 41,08
- Cây CN hàng năm
30 32,2 35,5
- Cây ăn quả
5,8 12,3 15
B/ Chăn nuôi – Thủy sản 161,1 184,2 190,1
Tổng đàn:
- Đàn trâu, nghé (con)
75 62 54
- Đàn bò (con)
8.884 9.230 10.208
- Đàn lợn (nghìn con)
59.374 63.561 60.025
- Gia cầm (nghìn con)
489,8 527,43 550,182
Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha)
610 642 645
C/ Dịch vụ nông nghiệp 36,57 45.01 47,32
Cơ cấu ngành nông nghiệp
- Trồng trọt (%)
47,7 43,2 41,4
- Chăn nuôi (%)
42,6 45,6 46,9
- Dịch vụ (%)
9,7 11,2 11,7
Trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trồng trọt
giảm dần, năm 2008 giảm 6,3% so với năm 2006, ngược lại chăn nuôi và dịch vụ
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

nếu phải có tài sản thế chấp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm, quy mô sản
xuất nhỏ theo từng hộ gia đình chưa biết liên kết tập trung vốn đầu tư mua máy
móc, thiết bị sản xuất hiện đại, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để tăng
hiệu quả kinh doanh.
Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ người nông dân có nhiều thời
gian rảnh rỗi vào thời kỳ nông nhàn nhưng người dân trong huyện lại chưa biết
tận dụng tối đa thời gian đó tham gia các hoạt động kinh tế phát triển các nghề
thủ công như may túi siêu thị, làm nghề mây tre đan,…để tăng giá trị sản xuất
cho huyện, góp phần tăng thu nhập nâng cao dần đời sống của nhân dân
Cư dân trong huyện có gần 70% lao động làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp, nhưng dân trí còn thấp, trình độ sản xuất chưa cao so với nhu cầu phát
triển của huyện, của tỉnh và của đất nước. Hơn nữa sản xuất nông nghiệp lại chịu
nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thiên tai xảy ra thất thường: mưa đá, gió
lốc, lũ lụt vào đúng mùa vụ thu hoạch gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất
chăn nuôi của bà con, ước tỉnh thiệt hại gây ra hàng tỷ đồng.
Diện tích đất gieo trồng bị sụt giảm nghiêm trọng trong mấy năm qua, tốc
độ giảm của năm 2008 bằng 3 lần 5 năm trước cộng lại bởi công tác quy hoạch
đất cho xây dựng phát triển công nghiệp mà huyện đang hướng đến. Một việc hết
sức khó khăn đang đặt ra cho nông nghiệp hiện nay là làm sao mà diện tích nông
nghiệp bị cắt giảm nhưng giá trị sản lượng của nó không những không bị sụt
giảm mà còn có thể tăng lên, thông qua nâng cao năng suất, sản lượng từng sản
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phẩm nông nghiệp, trên thực tế nông nghiệp của huyện chưa phát triển mạnh,
vẫn còn lạc hậu, vì nhân dân thiếu vốn và thiếu kỹ thuật, điều này đòi hỏi sự kết
hợp giữa các ban ngành đoàn thể phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ bà con nông dân
nhất là đang trong giai đoạn suy thoái kinh tế thì vấn đề vốn đặc biệt quan trọng.
2.2 Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp huyện
Văn Giang của NHNo&PTNT huyện Văn Giang.

hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phong
cách giao dịch của nhân viên, đầu tư đổi mới trang thiết bị. Chi nhánh
ngân hàng luôn được ngân hàng cấp tỉnh quan tâm đầu tư vì Văn Giang
là một trong một số ít huyện có tiềm lực kinh tế và đang trên đà phát triển
mạnh.
Ngày 20/05/2006, NHNo&PTNT Văn Giang đã thành lập chi nhánh cấp
III trực thuộc NHNo huyện tại xã Long Hưng (PGD Long Hưng) nhằm mở rộng
địa bàn hoạt động và để giảm tải lượng khách hàng tập trung đông và tạo điều
kiện đi lại thuận lợi cho bà con trong huyện.
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 27 người, trong đó 23 nhân viên
có trình độ đại học tại đơn vị chiếm 86%, òn lại đạt trình độ cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và tất cả đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
b)Cơ cấu tổ chức - Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban:
Ngân hàng nông nghiệp hoạt động với triết lý kinh doanh: “mang phồn thịnh đến
với khách hàng”, luôn giữ vững mục tiêu: Giữ vững vị trí NHTM hàng đầu VN
tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.
Ngân hàng nông nghiệp & PTNT huyện được chia làm hai bộ phận chính:
Tín dụng và kế toán. Ban giám đốc gồm một giám đốc, hai phó giám đốc phụ
trách hai bộ phận chính của ngân hàng.
♦ Phòng kế toán – ngân quỹ: trực tiếp hạch toán kế toán,
hạch toán thống kê và theo quy định của NHNo. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch
tài chính, quyết toán các kế hoạch thu – chi tài chính, quỹ lương
♦ Phòng kinh doanh: thực hiện hoạt động chính là cho vay
theo chế độ hiện hành, bảo đảm hiệu quả, an toàn của đồng vốn, xây dựng chiến
lược khách hàng, phân loại khách hàng. Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm
cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch hoạt động cho chi nhánh. Thực hiện
phân tích, phổ biến nội dung chính sách ưu đãi tín dụng đối với khách hàng của
ngân hàng cấp trên và ngân hàng Nhà nước cho cán bộ tín dụng thực thi,…


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status