Bài giảng Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng - Pdf 78

Thông điệp đầu năm của Thủ tướng
I. Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế
1. Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, giai đoạn 2001 - 2010, chúng ta đã
tạo được những xung lực mới cho quá trình phát triển. Mở rộng dân chủ trong kinh tế
với việc ban hành và thực hiện luật doanh nghiệp, phát triển mạnh kinh tế dân doanh,
đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài;
cải cách hành chính mà khâu trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tham gia sâu
rộng vào tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, gia nhập tổ chức thương mại thế
giới; nhờ đó, đã phát huy được tiềm năng và nội lực của đất nước, tranh thủ được
nguồn lực từ bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong 10
năm thực hiện Chiến lược 2001 - 2010, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng khu
vực và tác động tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu, nước ta đã vượt qua nhiều khó
khăn, thách thức và những biến động phức tạp của kinh tế thế giới, giành được những
thành tựu to lớn và rất quan trọng. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020 đã trình bày khái quát những nét chủ yếu nhất về kết quả đạt được cũng
như những bất cập, yếu kém và rút ra những bài học sâu sắc từ thực tiễn.
2. Chúng ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh
và biến động rất khó lường. Các xu hướng nổi trội là:
(1) Sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ; hình thành nền kinh tế tri thức;
sử dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu năng lượng, thân thiện với môi trường;
phát triển kinh tế xanh. Đây là động lực chủ yếu, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ
cấu thị trường toàn cầu, thúc đẩy quá trình cải cách và tái cấu trúc kinh tế trong từng
nước cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nước. Đón nhận quá trình này
một cách tự nhiên hoặc chủ động lựa chọn tuỳ thuộc vào năng lực nội sinh và chính
sách của mỗi nước.
(2) Toàn cầu hóa và liên kết kinh tế ngày càng sâu rộng, thúc đẩy quá trình quốc tế
hóa sản xuất và phân công lao động, hình thành mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn
cầu. Trong bối cảnh đó, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Xây dựng một nền
kinh tế độc lập tự chủ có tính cạnh tranh cao trở thành thách thức kinh tế lớn nhất đối
với nước ta trong thập kỷ tới.
(3) Vai trò ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi, nhất là sự phát triển mạnh mẽ

kinh tế làm trọng tâm, nhằm giải phóng các nguồn lực của đất nước. Điều này là cần
thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, khi đổi mới kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn,
các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, cần thiết phải tiến hành đồng thời đổi
mới kinh tế với đổi mới chính trị để thúc đẩy đổi mới toàn diện. Điều này thể hiện
nhận thức đúng đắn của Đảng ta về bước đi và biện chứng phát triển của tiến trình
đổi mới. Dự thảo Chiến lược nêu “đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì
mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất để
đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển”. Trọng tâm của đổi mới chính
trị là hoàn thiện nội dung và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, gắn quyền hạn
với trách nhiệm trong thực hiện chức năng lãnh đạo của các cấp ủy đảng; mở rộng
dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội nhằm phát huy vai trò chủ động của các cơ
quan nhà nước, khả năng sáng tạo to lớn của nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa mà cạnh tranh kinh tế diễn ra rất
quyết liệt. Mỗi nước đều tìm cách khai thác tốt nhất các lợi thế so sánh sẵn có,
chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời, tạo lập các lợi thế cạnh
tranh mới. Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa kinh tế là những lợi thế so sánh sẵn có,
tuy rất quan trọng nhưng không phải là quyết định nhất. Thực tiễn đã khẳng định
nguồn lực con người là yếu tố nội sinh năng động, quyết định lợi thế cạnh tranh dài
hạn của một quốc gia. Điều này đặc biệt đúng trong điều kiện khoa học công nghệ -
sản phẩm trí tuệ của con người phát triển nhảy vọt trong thời đại chúng ta. Hơn nữa,
mục tiêu phát triển kinh tế xét đến cùng là vì con người, cho con người. Con người
phát triển toàn diện, có đời sống vật chất ấm no, đời sống tinh thần phong phú, có
năng lực trí tuệ, phát huy mọi khả năng sáng tạo trong sự nhận thức được cái tất yếu
để có thể làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, vươn tới tự do. Dự thảo Chiến lược nêu
quan điểm“phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực
chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; nhấn mạnh yêu cầu nâng cao năng lực và
tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để
phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm sự đồng thuận cao trong xã hội,

một tiến trình khách quan. Để tích cực, chủ động và nâng cao hiệu quả của tiến trình
hội nhập quốc tế, chúng ta phải “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao
trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng”. Nhấn mạnh quan điểm này là
hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tiềm lực kinh tế của đất nước, lực lượng
doanh nghiệp trong nước có mạnh, nền kinh tế mới vững, vị thế trong hội nhập mới
cao. Càng hội nhập có hiệu quả, chúng ta càng có điều kiện thuận lợi để xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ.
2. Về mục tiêu Chiến lược và các khâu đột phá
Dự thảo Chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân
chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên
rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát
triển cao hơn trong giai đoạn sau”.
Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể nêu
trong Dự thảo thể hiện sự thống nhất giữa kinh tế, xã hội với chính trị, quốc phòng,
an ninh; gắn kết nhiệm vụ trung hạn với yêu cầu phát triển dài hạn, trở thành “Cương
lĩnh thứ hai của Đảng” nhằm triển khai nhiệm vụ trong giai đoạn đầu thực hiện
Cương lĩnh.
Để đạt được mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, phải tiến hành đồng bộ nhiều
giải pháp, trong đó phải chọn đúng các khâu đột phá - những khâu hiện đang là
những điểm nghẽn cản trở sự phát triển mà nếu giải quyết tốt các khâu này sẽ tạo ra
những tiền đề giải phóng mọi tiềm năng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho
phát triển. Dự thảo lựa chọn ba đột phá:
Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm
là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Ưu điểm của kinh
tế thị trường là phân bổ nguồn lực một cách hợp lý theo tín hiệu thị trường và do đó
làm tăng hiệu quả chung của nền kinh tế. Kinh tế thị trường chỉ có thể được hoàn
thiện khi các yếu tố, các loại thị trường được hình thành đồng bộ trong một môi
trường cạnh tranh bình đẳng. Cạnh tranh là đặc tính vốn có của kinh tế thị trường.

chênh lệch về mức sống giữa các vùng của đất nước. Trong 10 năm tới, chúng ta phải
huy động các nguồn lực để thực hiện khâu đột phá này.
3. Về các định hướng phát triển
Trên cơ sở các quan điểm và mục tiêu tổng quát nêu trên, dự thảo Chiến lược đề ra 12
định hướng phát triển, tạo nên một hệ thống đồng bộ các giải pháp lớn trên các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại như một chỉnh thể
của phát triển bền vững; bảo đảm gắn kết hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Dưới đây, xin phân tích một số nội
dung mới.
Có thể nói tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các
lĩnh vực xã hội hài hòa với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là những tư tưởng
quan trọng nhất cũng là những nét mới trong tư duy phát triển.
Tái cấu trúc nền kinh tế không phải chỉ được đặt ra khi có khủng hoảng. Quá trình
này diễn ra một cách tiệm tiến hoặc nhảy vọt theo sự phát triển của khoa học, công
nghệ và sự dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các nước. Nội dung và nhịp độ của tái
cấu trúc phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, tái cấu
trúc nền kinh tế phải diễn ra đồng thời trên các nội dung sau:
(1) Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân. Mặt khác,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status