Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” doc - Pdf 83


Luận văn tốt nghiệp: “Một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát
hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam”
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
1
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, loài người đã được
chứng kiến những bước phát triển mang tính đột phá của nhiều nghành
khoa học và công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin và công nghệ
sinh học. Cách đây hơn 10 năm, mạng Internet còn là một lĩnh vực bí ẩn
của riêng các nhà vật lý thì nay nó đã trở thành cuốn bách khoa toàn thư
bình thường của hàng triệu học sinh trên toàn thế giới. Các nhà khoa
học và kinh tế đều kh
ẳng định rằng, sự phát triển như vũ bão của cuộc
cách mạnh thông tin được đánh dấu bằng sự ra đời của mạng internet,
các phương tiện khác như Email, máy vi tính các thế hệ, tạp chí điện tử,
là một bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người, nâng cao đáng kể năng suất lao động, làm cho thế giới ngày

sống còn là tìm ra cho được những giải pháp thích ứng có hiệu quả để
lấy lại được thế cân bằng, khôi phụ
c và phát triển hình thức thanh toán
này trong thời gian tới.
Với nhận thức đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu qua tài liệu và thực tế
hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian qua để đưa ra
một số giải pháp trong chuyên đề tốt nghiệp của mình với tựa đề “Một
số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát hành và thanh toán thẻ tại
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”. Khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về thẻ thanh toán
Chương II: Thực trạng của công tác phát hành và thanh toán thẻ
tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát
hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự động
viên, giúp đỡ chỉ bảo và hỗ trợ nhiệt tình , sự động viên khích lệ của
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
3
những người thân gia đình, của các thầy cô, của các bộ Ngân hàng
Ngoại thương.
Nhân dịp này , tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn
Nguyễn Thị Thu Thảo về sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và có hiệu quả
trong quá trình nghiên cứu, viết và hiệu chỉnh chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Tâm, Phó tổng
Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, chú Hà Văn Hiểu- Trưởng
phòng quản lý th
ẻ và các cán bộ khác của Ngân hàng Ngoại thương Việt
nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong qua trình thực tập, nghiên
cứu, cung cấp cho tôi tài liệu, số liệu và những thông tin cần thiết khác.

thẻ chỉ dùng cho giới doanh nhân nhưng các ngân hàng đã thấy rằng giới
bình dân mới là đối tượ
ng sử dụng chủ yếu trong tương lai. Với sự thay đổi
chiến lược khách hàng của mình, các ngân hàng nhanh chóng thâm nhập vào
thị trường thẻ và coi đây là thị trường đầy tiềm năng.
Ngân hàng Mỹ quốc là nơi đầu tiên phát hành thẻ Bank Americard
mà ngày nay là Visa Card. Năm 1966, Bank Americard bắt đầu liên kết với
các liên bang khác để phát triển mạng lưới thẻ này.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
5
Trong khi thẻ Bank Americard đang thành công rực rỡ thì các tổ
chức phát hành thẻ khác cũng đang tìm kiếm khả năng cạnh tranh với loại
thẻ này. năm 1966, một hiệp hội ngân hàng mới, trong đó gồm 14 ngân hàng
của Mỹ đã xây dựng một hệ thống giao dịch tự động nối mạng trong thanh
toán thẻ tín dụng. Ngay sau đó, năm 1967, có bốn ngân hàng bang Califonia
có hiệp hội thẻ mang tên Wessten States Bank Card Association đã liên kết
với hiệ
p hội ngân hàng Interbank phát hành thẻ Master Charge mà ngày nay
có tên là Master Card. Năm 1979, tổ chức thẻ quốc tế Master Card được
thành lập. Hiện nay hiệp hội có tới 29000 thành viên.
Bên cạnh Visa Card và Master Card, thẻ American Express (Amex)
và JCB của Nhật Bản cũng vươn lên mạnh mẽ. Doanh thu của các loại thẻ
này cũng lên tới hàng trăm tỷ USD với hàng chục triệu thẻ lưu hành.
Với sự phát triển của thẻ thanh toán, các hiệp hội đang cạnh tranh
nhau quyết liệt nh
ằm dành phần lớn thị trường cho mình. Sự cạnh tranh này
tạo điều kiện cho thẻ thanh toán có cơ hội phát triển nhanh chóng trên phạm
vi toàn cầu.
1.2. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại thẻ:

nhằm đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các bên tham gia.
1.2.2 Phân loại thẻ
Phân loại theo công nghệ

Thẻ khắc chữ nổi: Đây là loại thẻ được làm dựa trên kỹ thuật khắc
chữ nổi. Đó cũng là loại thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ tiên tiến
này. Trên bề mặt thẻ những thông tin cần thiết được khắc nổi. Hiện nay
người ta không dùng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật sản xuất qua thô sơ, dễ bị
làm giả.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
7
Thẻ băng từ: Thẻ này được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với hai
băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ loại này được sử dụng phổ
biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng đã bộc lộ một số điểm yếu: dễ bị
lợi dụng do thông tin ghi trong thẻ không tự mã hoá được, có thể đọc th
ẻ dễ
dàng nhờ thiết bị đọc gắn với máy vi tính; thẻ chỉ mang thông tin cố định;
khu vực chứa tin hẹp, không áp dụng các kỹ thuật đảm baỏ an toàn.
Thẻ thông minh (Smart Card): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh
toán. Thẻ thông minh được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, nhờ
gắn vào thẻ một chíp điện tử mà thẻ có cấu tạo giống nh
ư một máy tính hoàn
hảo. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lượng nhớ khác nhau.
Hiện nay, thẻ thông minh đuợc sử dụng rất phổ biến trên thế giới vì
có ưu điểm về mặt kỹ thuật độ an toàn cao, khó làm giả được, ngoài ra còn
làm cho quá trình thanh toán thuận tiện, an toàn và nhanh chóng hơn.
Phân loại theo chủ thể phát hành

Thẻ do ngân hàng phát hành: Đây là loại thẻ do ngân hàng cung cấp

- Thẻ rút tiền mặt tự động: (Thẻ ATM) : Là loại thẻ ghi nợ cho phép
chủ thẻ sử dụng th
ẻ để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút
tiền tự động (ATM) hoặc sử dụng các dịch vụ khác mà máy ATM cung ứng.
Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:

- Thẻ trong nước: Là lợi thẻ được sử dụng trong phạm vi một quốc
gia, do vậy đồng tiền giao dịch là đồng bản tệ. Thẻ cũng có các đặc điểm
như các loại thẻ khác, song điểm khác chủ yếu là phạm vi sử dụng.
- Thẻ quốc tế: Là loại thẻ được chấp nhận thanh toán trên toàn cầu,
sử dụng ngoại tệ mạ
nh để thanh toán. Thr này được khách hàng ưa chuộng
do tính thuận lợi, an toàn. Các ngân hàng cũng có được lợi ích đáng kể với
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
9
loại thẻ này như nhận được nhiều sự giúp đỡ trong nghiên cứu thị trường,
chi phí xây dựng cơ sở chấp nhận thẻ thấp hơn so với tự hoạt động...
Như vậy, mặc dù có nhiều cách phân loại thẻ khác nhau nhưng các
loại thẻ trên đều có đặc điểm chung là dùng để thanh toán hàng hóa và rút
tiền mặt. Do vây, một cách tổng quát người ta gọi là thẻ thanh toán.

1.3 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ
1.3.1 Mộ
t số khái niệm về các chủ thể tham gia vào công tác phát
hành, sử dụng và thanh toán thẻ
- Ngân hàng phát hành (NHPH): là thành viên chính thức của các tổ
chức thẻ quốc tế, là ngân hàng tiến hành các thủ tục để in thẻ cho khách
hàng. Ngân hàng phát hành có trách nhiệm: xem xét việc phát hành thẻ,
hướng dẫn chủ thẻ sử dụng và thực hiện các quy định cần thiết khi sử dụng

trên sản phẩm của mình. Khác với ngân hàng thành viên, tổ chức thẻ
quốc tế
không có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay đơn vị chấp nhận thẻ, mà chỉ
cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh
toán, cấp phép cho ngân hàng thành viên một cách nhanh chóng.
* Một số khái niệm khác
-Danh sách Buletin: là danh sách báo động khẩn cấp, liệt kê những
thẻ không được cấp phép, thanh toán. Đó là những thẻ chi tiêu quá hạn mức,
thẻ giả đang lưu hành, thẻ bị lộ
mật mã cá nhân, thẻ bị mất cắp, thất lạc...
-Số PIN: là mã số cá nhân riêng chỉ dành cho chủ thẻ nhằm mục đích
thực hiện các giao dịch rút tiền tại các máy rút tiền tự động. Mã số này do
ngân hàng phát hành cung cấp cho chủ thẻ nên chỉ một mình chủ thẻ được
biết...
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
11
1.3.2 Phát hành thẻ
Khi muốn sử dụng thẻ, khách hàng phải đến ngân hàng để làm một số
thủ tục cần thiết như điền vào giấy xin phát hành thẻ. Khi đến ngân hàng để
xin phát hành thẻ, chủ thẻ cần xuất trình các giấy tờ tuỳ thân như chứng
minh thư nhân dân hoặc quân đội hoặc hộ chiếu. Ngoài ra còn phải xuất
trình một số giấy tờ khác như: giấy thông hành, biên lai trả l
ương, nộp thuế
thu nhập...
Khi nhận đủ hồ sơ, ngân hàng tiến hành thẩm định lại. Thông thường
ngân hàng xem xét tính chính xác của hồ sơ, tình hình tài chính (nếu khách
hàng là công ty), hay các khoản thu nhập thường xuyên của khách hàng (nếu
là cá nhân) hoặc số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, mối quan hệ
tín dụng trước đây (nếu có).

Thời gian kể từ khi khách hàng đề nghị mua thẻ đến khi nhận được
thẻ thông thường không qua 5 ngày.
1.3.3. Thanh toán thẻ
Sơ đồ quy trình thanh toán thẻ

CHỦ THẺ
NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH
ĐƠN VỊ CHẤP
NHẬN THẺ
NGÂN HÀNG
THANH TOÁN
TỔ CHỨC THẺ
QUỐC TẾ
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
13
+ Chấp nhận thẻ

Khách hàng sau khi mua thẻ có thể sử dụng ngay thẻ đó để mua hàng
hoá, dịch vụ tại các ĐVCNT. Khách hàng xuất trình thẻ, ĐVCNT sẽ tiến
hành kiểm tra tính hợp lệ của thẻ. Sau khi kiểm tra xong, ĐVCNT sẽ lập hóa
đơn thanh toán và yêu cầu chủ thẻ ký vào đó. ĐVCNT sẽ so sánh chữ ký đó
với chữ ký mẫu trên thẻ. Hoá đơn thường được lập thành 4 liên, khách hàng

nhận được hoá đơn và chứng từ của ĐVCNT.
Sau đó ngân hàng thanh toán tổng hợp dữ liệu gửi đến trung tâm xử
lý dữ liệu (trường hợp nối mạng trự
c tiếp). Nếu ngân hàng thanh toán không
được nối mạng trực tiếp thì gửi hoá đơn, chứng từ đến ngân hàng mà mình
làm đại lý thanh toán
Trung tâm sẽ tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù trừ giữa các
ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành, đồng thời thực hiện báo có và
báo nợ trực tiếp cho các ngân hàng thành viên. Việc xử lý bù trừ, thanh toán
được thực hiện thông qua ngân hàng thanh toán và ngân hàng bù trừ.
Ngân hàng phát hành khi nhận thông tin, dữ liệu sẽ tiến hành thanh
toán. Định kỳ trong tháng, ngân hàng phát hành lập bảng sao kê báo cho ch

thẻ các khoản chủ thẻ đã sử dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán (đối với thẻ
tín dụng).
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát hành và thanh toán thẻ
1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát hành của thẻ
* Trình độ dân trí và sự phát triển của nền kinh tế
Trình độ nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng để đánh giá sự
phát
triển của một xã hội. Trình độ dân trí cao cũng đồng nghĩa với một nền kinh tế
phát triển về mọi mặt, tiếp cận được với nền văn minh thế giới, ứng dụng được
những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhất phục vụ nhu cầu cần thiết của
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
15
con người. Vì vậy, khi trình độ dân trí của một nước phát triển chắc chắn người ta
sẽ tiếp cận với một phương tiện thanh toán nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nhất,
đó là thẻ- một phương tiện thanh toán đa tiện ích, cùng với sự phát triển này thì tất
yếu doanh số phát hành thẻ lúc này sẽ tăng cao.

vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ thì ngân hàng phải đảm bảo một công ngh
ệ thanh
toán hiện đại theo kịp công nghệ của thế giới.
Hơn nữa, chỉ có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo sưỡng và
duy trì hệ thống máy móc phục vụ cho phát hành và thanh toán thẻ mới có
hiệu quả cao, giảm được giá thành phục vụ, từ đó thu hút thêm được người
sử dụng nó.
* Thói quen tiêu dùng của người dân
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triể
n của thẻ. Thói
quen tiêu dùng của người dân sẽ tạo ra một môi trường thanh toán cho thanh
toán thẻ. Nếu như một thị trường mà người dân chỉ có thói quen tiêu dùng
bằng tiền mặt sẽ không thể là một môi trường tốt để phát triển thị trường thẻ,
chỉ khi mà việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng
thì thẻ thanh toán mới thực sự phát huy hết hiệu quả của nó.
* Số l
ượng các đơn vị chấp nhận thẻ
Số các đơn vị chấp nhận thẻ đóng vai trò rát quan trọng trong nghiệp
vụ thanh toán thẻ, là cầu nối của hoạt động thanh toán giữa ngân hàng và
chủ thẻ. Nếu trong một môi trường không tồn tại một mạng lưới ĐVCNT đa
dạng, chất lượng thì sẽ không thể đảm bảo “lượng cung” để kích thích dân
chúng trong và ngoài nước sử dụng thẻ. Vì v
ậy, một môi trường với một
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
17
mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ dày đặc sẽ là điều kiện để hoạt động thanh
toán thẻ phát triển mạnh mẽ.
* Các chính sách, biện pháp của nhà nước
Trong khi thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của mình nhà nước

năng chi tiếu đa ngoại tệ, không bị lệ thuộc vào ngoại tệ của nước nào.
Với việc ra đời Internet và các dịch vụ toàn cầu khác, thẻ tín dụng
đóng vai trò rất lớn trong vi
ệc cho phép người mua hàng có thể đặt mua
hàng qua Internet. Có thể nói thương mại điện tử phát triển dựa vào rất nhiều
khả năng sử dụng tiền điện tử, đặc biệt là thẻ thanh toán. 1.5.2 Đối với ngưòi bán hàng (ĐVCNT) (Merchant hay Retailer)
Việc sử dụng thẻ làm công cụ thanh toán làm cho người tiêu dùng
thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc mua hàng. Điều này tạo điều kiện cho
người bán hàng có cơ hội tăng doanh số bán hàng của mình.
Tạo cơ hội mở rộng thị trường bán hàng cho người bán. Thị trướng sẽ
trở thành toàn cầu đối với họ một khi cho phép người tiếu dùng mua bán
hàng hoá trên Internet hoặc trong kinh doanh thương mại điện tử.
Với việc chấp nhận thẻ thanh toán, người bán hàng có khả năng giảm
thiểu các chi phí về quản lý tiền mặt như bảo quả
n, kiểm đếm nộp vào tài
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
19
khoản ở ngân hàng...Ngoài ra, việc thanh toán giữa người mua và người bán
được ngân hàng bảo đảm vừa nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.
1.5.3 Đối với ngân hàng
Thẻ tín dụng là một cách dễ nhất cho ngân hàng mở rộng tín dụng và
cũng là một phương thức tạo thuận tiện cho khách hàng muốn vay ngân
hàng. Do hạn mức tín dụng là tuần hoàn nên khách hàng có thể vay tiền,
hoàn trả và vay lại tiếp mà không phải đến ngân hàng xin khoản vay mới.
Một khi khách hàng đã thanh toán, hạn m
ức tín dụng tự động được tăng lên.

Thẻ giả: Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc các
cá nhân làm giả với các thông tin có được từ các chứng từ giao dịch hoặc thẻ
bị mất cắp, thất lạc. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo gây
tổn thất cho ngân hàng phát hành bởi theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế,
ngân hàng phát hành phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch sử
dụng thẻ giả có mã số (PIN) của ngân hàng phát hành. Đây là rủi ro đặc biệt
nguy hiểm khó quản lý vì nằm ngoài sự tiên liệu của ngân hàng phát hành.
- Loại rủi ro thứ ba:
Thẻ bị mất cắp, thất lạc: Chủ thẻ bị mất cắp, thất
lạc thẻ và bị người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân
hàng phát hành để có biện pháp hạn sử dụng thẻ hoặc thu hồi thẻ. Các tổ
chức tội phạm có thể in nổi và mã hoá lại các thẻ để thực hiện các giao dịch
giả. Trường hợp này dễ dẫn
đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc ngân hàng phát
hành. Loại rủi ro này chiếm tỷ lệ lớn trong các loại, xấp xỉ 49%.
- Loại rủi ro thứ tư:
Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát
hành gửi đến: Ngân hàng phát hành gửi thẻ cho chủ thẻ bàng đường bưu
điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ
chính thức không biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Nếu không có
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
21
biện pháp gì quản lý đảm bảo, ngân hàng phát hành chịu mọi rủi ro đối với
các giao dịch trong trường hợp này.
- Loại rủi ro thứ năm:
Thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua thư, điện
thoại: Cơ sở chấp nhận thẻ cung cấp hàng hoá, dịch vụ qua thư, điện thoại
trên sơ sở thông tin về thẻ như: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ.
Trong trường hợp chủ thẻ chính thức không phải là người đặt mua hàng thì

thật thanh toán tại cơ sở chấp nhạn thẻ, các tổ chức tội phạm làm thẻ giả đã
sử dụng phần mềm riêng để mã hoá và in tạo ra các băng từ trên thẻ giả. Sau
đó chúng thực hiện giao dịch giả mạ
o thẻ. Loại giả mạo này đang tăng
nhanh ở các nước tiên tiến.
Tóm lại, song song với những lợi ích mà dịch vụ thẻ mang lại cho
chủ thẻ, cho ngân hàng...vẫn còn có những rủi ro và nguy cơ rủi ro đối với
họ. Tuy nhiên, nếu các bên liên quan cùng phối hợp thông tin cho nhau, có
các biện pháp phòng ngừa tốt thì vẫn có thể tránh được những rủi ro trên.
II. KINH NGHIỆM VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC
PHÁT HÀNH, SỬ DỤNG VÀ THANH TOÁN THẺ TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Kinh nghiệm của tổ chức thẻ American Express
Mỹ là nơi sinh ra thẻ đồng thời cũng là nơi phát triển nhất của các loại
thẻ. Khu vực này dường như đã bão hoà về thẻ tín dụng, do đó sự cạnh tranh
và phân chia thị trường rất khốc liệt. Do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của
những tổ chức thẻ của Mỹ là không thể không thể nói tới.
Ở đây em xin trình
bày những chiến lược kinh doanh thẻ nổi bật của tổ chức thẻ American
Express đã làm cho tổ chức thẻ du lịch và giải trí của Mỹ này trở thành một
tập đoàn kinh doanh thẻ lớn trên thế giới:
Ngay từ khi chiếc thẻ Amex ra đời lần đầu tiên vào năm 1958, Tổ
chức này đã xác định cho mình thị trường chủ yếu đó là giới bình dân. Họ
cho rằng đ
ây mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu.
Để cạnh tranh với các tổ chức lớn như Visa Card và Master Card, tổ
chức này đã không ngừng nghiên cứu phát hành các loại thẻ mới nhằm đáp
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp Ngân hàng 41A
23
ứng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường. Năm 1987, American Express cho ra

24
thể sẽ có những thay đổi rõ rệt. Điều này được thể hiện rõ qua bảng tổng kết
và dự báo sau:
Bảng 1: Bảng tổng kết và dự báo các thị trường thẻ trên thế giới
Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Thị trường
DS thanh toán
(tỷ USD)
Tỷ lệ
(%)
DS thanh toán

(tỷ USD)

Tỷ lệ
(%)
DS thanh
toán (tỷ
USD)
Tỷ lệ
(%)
Mỹ 547,53 6 1246,1 44 2200,79 39
Châu âu 352,85 8 728,16 6 1420,73 26
Châu á-TBD 206,52 7 594,84 1 1407,33 25
Canada 50,85 4 81,21 121,54 2
Mỹ la tinh 41,23 3 109,36 283,57
Trung đông
Châu phi
19,65 2 55,2 144,51
Tổng cộng 1245,67 00 2815,41 100 5585,47 100
Nguồn: Vietcombank


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status