Tài liệu Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ Việt Nam - Pdf 85

Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ
Việt Nam

Chèo cổ có những đặc điểm sau:
Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức (đạo đức phong kiến đã có phần nhân dân -
hóa)
Ở xã hội ta trước đây dường như đã có sự "phân cấp" đề tài giữa Tuồng và Chèo, mặc dầu cùng
trên một nền tảng:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
Sở trường của tuồng khai thác các chuyện quân quốc đưa ra những
tấm dương quân thần mẫu mực, trong đó, tôi trung kẻ kiếm xung đột nhau bạo liệt, để cuối cùng
dẫn tới kết thúc "chém nịnh, định đô, tôn vương tức vị". Nếu tiết mục có đề cập tới mối quan hệ vợ
chồng, bè bạn, anh em, tớ thày,...là đều nhằm tạo thuận lợi cho các phi hậu quan tướng sáng rỡ
chữ trung...Là nói loại tuồng Thày mà khoan nói loại tuồng Ðồ (còn gọi là tuồng hài).
Chèo lại chủ yếu đi vào các câu chuyện hàng ngày xảy ra nơi thôn dã, hoặc trong nhà "quan", để
nói những mối quan hệ tốt xấu về mẹ chồng nàng dâu, dì ghẻ con chồng, vợ chồng bè bạn, anh
em tớ thày,...Các tích chèo (cổ) thường là những câu chuyện kể về cuộc đời hoặc một quãng đời
có tác dụng quyết định số phận nhân vật, trong đó, nhân vật thư sinh (hoặc một viên khoa bảng)
giữ vai trò chủ chốt, cầm cân nẩy mực trong gia đình, lấy tam cương ngũ thường làm giường mối,
lấy việc học hành thi đỗ làm đường tiến thân; còn người thân của họ (số nhiều là vợ con, còn thì là
bạn, là con, là mẹ) phải lo nuôi nấng chăm sõc chồng, con,"sẽ phải gặp" những biến cố xã hội xẩy
đến, để bộc lộ tâm trạng và cách ứng phó hữu hiệu khả dĩ vượt qua cơn khó khăn, làm sao nổi lên
những khía cạnh đạo đức, đúng với yêu cầu đề ra cho tiết mục của tác giả. Số khía cạnh đạo đức
này cũng nằm trong phạm trù tam tòng tứ đức, cụ thể ở chèo là hiếu, nghĩa, tiết, giúp chồng con
họ gắng đạt tới tốt chữ trung quân.
Trong chèo, các thư sinh nói sử xưng danh báo tính, kể "gia thế bần bạc" rồi hát cách nói lên chí
tiến thủ:
Quyết chí tu thân,
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.
Khi nên Trời giúp công cho,

tuồng).
Như chàng Kim Nhan, vừa nghe Xá Lại báo tin thi đỗ, đã ngẩng cao đầu dõng dạc nói lối (hơi
tuồng) câu nửa Hán nửa Nôm:
Thiếu niên sơ đăng lệ
Hoàng gia đắc ý hồi
Võ môn tam cấp lãng,
Bình địa nhất thanh lôi.
Tôi, Kim Nham vừa chiếm tam khôi,
Cho bõ lúc thư trung càn khổ...
Tới khi được vua cho đi trán nhậm một huyệt, chàng ta lại nói lối xưng danh:
Bảng Thám hoa tay chiếm,
Chức Tri huyện quyết phong
Luật ngôn giả ngôn công,
Thỉnh tụng cầu vô tụng...
Và từ đấy, mọi cử chỉ lời nói của "quan", nghệ nhân phải thể hiện sao cho chững chạc nương theo
cung cách diễn tuồng, mới không bị nhà nghề kêu là "non vốn".
Như thế, chỉ trong 1 vở, Kim Nham phải 3 lần xưng danh (hàn sỹ, thi đỗ, phong quan), với 2 lần
thay đổi trang phục: Khi còn là thư sinh thì khăn lượt áo the, quần trắng, chân giày, tay quạt, nói
năng dễ dàng, đi đứng khoan thai, nói sử, hát cách,... khi là quan đã mũ mãng hia hốt, đi đứng
khuỳnh khoàng, nói lối hát nam, (có khi hát khách). ở những vở khác, mấy chàng Chu Mãi Thần,
Trần Tử Lệ, Tống Trân,...cũng được nghệ nhân tùy thời, tùy lúc mà có cách thể hiện tương tự. Tất
nhiên gọi là mũ mãng hia hốt ở chèo cũng hiểu là hết sức giản tiện, không nghiêm cấm như bên
Tuồng.
Số vở chèo có vai Vua (thường xuất hiện ở thế kỷ XIX) có khi còn mặc "thường phục", ở dạng
thừa tướng (về hưu) đã thấy trong chèo Trương Viên, song vẫn" buộc" nghệ nhân phải đóng sao
cho có "màu Tuồng", không thể "nhuế nhoá" xong thôi. Như vua trong chèo Hán sở nói lối xưng
danh:
Ta, Ðại sở ngôi cao chính vị,
Lòng những mong lợi nước yên nhà ...
Vua trong chèo Nữ tú tài cũng nói lối xưng danh rành rẽ

Vì cần đề cao những nhân vật mẫu mực về phẩm chất đạo đức đủ sức quyết định số phận con
người, các tích chèo, đúng ra các bản trò, đều có đầu có đuôi, trong đó sự cố biến đưa ra phải làm
sao chứng minh chân lý, rằng người tốt, tức là người giữ đúng lễ nghĩa thánh hiền, người có đạo
đức, dầu trước mắt có chịu bao cực khổ đắng cay, rốt cuộc cũng sẽ đạt tột đỉnh hạnh phúc (vợ
chồng con cái sống thuận hoà trong một gia đình quan lại khá giả ); kẻ xấu sống không đúng hoặc
trái với quy phạm tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, dẫu có lúc thoả thuê no đầy, sau cùng
tất bị trừng phạt, sa đoạ, nghèo hèn.
Quả là, phần nhiều tích chèo xoay quang trục bĩ (cực) thái (lai), dựa trên mấy tiêu điểm ở hiền gặp
lành, ở ác gặp dữ, lấy trung hiếu tiết nghĩa làm cơ sở mà mỗi số phận mỗi người đã do "ông xanh"
an bài từ trước. Như câu vãn trò ở vở Trương Viên:
Tạp hoá xoay vần
Qua cơn bĩ cực có ngày thái lai
Trời chung trời chẳng riêng ai
Vun trồng cây đức ắt tài nên nhân
Hễ ai có phúc có phần
Giàu nghèo tại số, gian truân bở trời.
Mấy câu đó, tuy chỉ hát trượt ngoài môi nghệ nhân, và chỉ thấp thoáng bay qua tai người xem,
song ai dám nói chúng không dần dần hằn vào tâm khảm hàng ngàn triệu nông dân hiền lành chất
phác thủơ trước ?
Rõ ràng, trong khi loại trò tôn giáo (Ðức Chúa Ba, Quan Âm trò...) ngợi ca những gương Phật
Thánh cứu dân độ thế hiếu nghĩa với cha mẹ, khơi gợi mọi người ngưỡng kính noi theo tu nhân
tích đức; thì những trò khai thác chuyện ngoài đời, lại đề cao và biểu dương hết mức những thư
sinh lý tưởng và những thục nữ mẫu mực lấy tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, cụ thể hoá
bằng(trung) hiếu tiết nghĩa, làm thước đo phẩm cách đạo đức nhân vật, làm lẽ sống đòi hỏi khêu
gợi mọi người vươn tới noi theo bắt chước. Ðấy chính là giường mối đạo đức mà giai tầng phong
kiến mong muốn"khai tâm luyện chí" cho những người lớp giữa và lớp dưới trong cộng đồng, đồng
thời cũng là mục tiêu muốn đạt tới ở các tầng lớp xã hội. Rằng những người ăn ở ứng xử có đạo
đức phải được đền bù, đời họ phải đạt được hạnh phúc; từ đấy các tích truyện khai thác cùng với
những tình tiết, sự cố cả diễn xuất, phải cao hơn thực trạng ngoài đời, những gì mà cuộc sống
trước mắt chưa đem lại cho họ thì cần gắng biến chúng thành điều có thể vươn tới, cả những kẻ

điểm quan trọng, chi phối hầu khắp các mặt nghệ thuật, từ thể loại thể tài, cấu trúc bản trò đến
phương pháp sân khấu, nguyên tắc kịch thuật, kể cả vô số khuyết nhược điểm và hạn chế nội
dung và hình thức của chèo (cổ).
Chèo thuộc loạt kịch hát dân tộc, một dạng hát - múa - nhạc - kịch mang tính nguyên hợp
với sắc thái độc đáo
Ở nước ta, các nhà hoạt động sân khấu xếp Cải lương, Tuồng , Chèo cùng loại kịch hát dân tộc, ý
chí cả 3 bộ môn đồng thời dùng hát, múa tạo hình làm thủ pháp thể hiện cấu thành ngôn ngữ nghệ
thuật kịch chủng. Cụm từ kịch hát dân tộc chỉ Chèo (cả tuồng và cải lương) là có ý:
- dựa theo câu cửa miệng của nhân dân ta xưa nay vẫn nói hát chèo (hoặc xem hát) với nghĩa bao
gồm hát (bằng miệng và tâm) và diễn (bằng động tác hình thể). Vì thế, thưởng thức biểu diễn chèo
được gọi là xem hát. Nhân dân Nam Bộ vẫn dùng từ xem hát, song dường như đòi hỏi nghệ nhân
gia tăng kỹ thuật vận dụng hơi và dọng, họ đã dùng từ ca (Cải lương) cho phân biệt;
- rằng trước hết, chèo là một chủng loại kịch đòi nhân vật phải hành động, dĩ nhiên thiên nhiều về
hành động nội tâm, cả ước vọng và tâm trạng do ngôn ngữ nghệ thuật sở trường tả ý chi phối;
- rằng vai trò của nho sỹ, kẻ sỹ (trí thức bình dân và quý tộc) là rất đáng quan tâm;
để thuận tiện khi đề cập vấn đề thể loại kịch hát (dân tộc) dùng - hát - múa - nhạc và diễn xuất tạo
hình tương hợp làm ngôn ngữ nghệ thuật, không hẳn giống Tuồng (hoặc Cải lương).
Ði vào thực tế mỗi kịch chủng, quả thấy chúng lộ ra nhiều điểm khác nhau qua nghe và nhìn, như
Cải lương phần nhiều dùng kịch mêlô, vài mươi năm gần đây có ghé sang thế hệ Stanhilapxki vận
dụng kỹ thuật tâm lý khi đóng vai, với kho bài bản ca nhạc nằm vào 3 điệu thức Nam, Bắc, Oán,
trong đó điệu thức Oán giữ vai trò chủ thể, châu tuần quanh bản nhạc "vua", Vọng cổ, và 2 dàn
nhạc Ta và Tây song song "phục vụ" tiết mục.
Như Tuồng thì từ đề tài và nhân vật trung tâm đến y trang diễn xuất đều cách điệu ở mức cao hơn
chèo một bậc (có nhà nghiên cứu gọi là biểu trưng), về nhạc chia ra 2 hệ (hệ làn điệu và hệ bài
bản), trong đó, hệ làn điệu rất quan trọng, gọi là những bản lớn (hát khách, hát tẩu, hát nam, bạch,
thân,...) "là những điệu ngâm xướng lời kịch thơ, nhờ nhạc đệm nâng cao, mà không phải là
những bài hát thật sự", còn hệ bài bản (gọi là những điệu nồi niêu) lại xuất phát từ "các điệu dân
ca" chỉ dùng cho số vai bình dân (như Quán, "con" Mọi,...) và mang tính ca khúc khá rõ dàn nhạc
thì trống và kèn giữ vai trò quán xuyến buổi diễn.
Với chèo, trên cơ sở bản trò (viết bằng thơ văn vần và nói thường) nghệ nhân sẽ kết hợp khôn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status