Tài liệu Màu sắc có đem thành công đến cho sản phẩm? (Phần 1) - Pdf 86

Màu sắc có đem thành công đến cho sản phẩm?
(Phần 1) Suốt một thời gian khá dài, các hãng bia Hà Lan thi nhau chọn màu xanh lá
cây làm biểu tượng cho sản phẩm của mình. Cứ ngỡ rằng họ sẽ thành công, vậy mà
kết quả thu được lại hoàn toàn không như mong đợi: doanh số giảm sút và nhãn hiệu
trở nên mờ nhạt hơn. Nguyên nhân là bởi tại Hà Lan, màu xanh lá cây đã trở nên quá
quen thuộc với nhãn hiệu nổi tiếng Heineiken. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh dành cho
nhiều doanh nghiệp về ảnh hưởng của màu sắc tới thành công của sản phẩm trên thị
trường.
Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với một màu sắc nào đó. Những sản
phẩm nổi tiếng thường được người tiêu dùng nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu
là màu sắc. Các chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị không còn xa lạ với việc chú trọng
màu sắc của sản phẩm, bởi họ biết đây là việc quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, làm
cách nào để màu sắc có tác động tích cực nhất đến sản phẩm thì không phải ai cũng
nghĩ ra được.
Vào những năm đầu của thế kỷ mới, một xu hướng tiếp thị, chiêu thị khách
hàng bằng màu sắc đã lan rộng trên toàn thế giới. Giờ đây, nếu bạn bước vào siêu thị,
cửa hàng sách báo, hay thậm chí bật TV, vào mạng Internet, bạn sẽ choáng ngợp trước
vô vàn màu sắc khác nhau của sản phẩm. Steve Forlan, một chuyên gia tiếp thị của
Vodaphone, nói: “Tôi không nghĩ màu sắc sặc sỡ là trào lưu tiếp thị đặc trưng của thời
hiện đại. Nó đã xuất hiện từ rất lâu và chỉ đến bây giờ mới nở rộ mà thôi”. Nhận xét
của Steve được nhiều người đồng tình. Thực ra, ngay từ những năm đầu của thế kỷ
trước, các doanh nghiệp đã hết sức coi trọng màu sắc sản phẩm, tuy nhiên do tính cạnh
tranh trên thị trường tại thời điểm đó chưa cao nên các công ty chưa chú tâm nhiều đến
việc đặt hai khái niệm “màu sắc” và “sản phẩm” cạnh nhau.
Vô tuyến là một ví dụ. Vào những năm 1950- 1960, vô tuyến còn là một sản
phẩm cồng kềnh với kích thước to lớn với màu sắc chủ đạo trong nhiều thập kỷ liền là
màu trắng hay xám, nếu có màu khác thì cũng chỉ là màu nâu sẫm của lớp gỗ bọc bên
ngoài. Ở thời điểm đó, vô tuyến vẫn là một sản phẩm công nghệ cao và còn ít doanh

lo lắng trước tình trạng kinh doanh ế ẩm và dự định sẽ cho ra mắt các sản phẩm máy
giặt, tủ lạnh và máy đun nước có màu xanh dương và màu xanh lục.
Còn Apple, một trong những hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới, thì đang
chuẩn bị cho kế hoạch máy tính rực rỡ sắc màu. Apple đã bán thử nghiệm trên thị
trường một số lượng nhỏ máy tính có màu vàng, màu chanh và màu cà-phê sữa. Kết
quả xem ra khá khả quan, khi lượng máy tính được tiêu thụ mạnh chưa từng thấy.
Kevin Mackeze, phụ trách bộ phận tiếp thị của Apple nói: “Chúng tôi sẽ phá vỡ sự đơn
điệu, nhàm chán trong màu sắc của thị trường máy tính”.
Ở lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, “người khổng lồ” Nokia đã mở đầu làn
sóng cách tân bằng những điện thoại đa màu sắc. Hãng đã tráng một lớp tế bào cảm
quang lên vỏ điện thoại di động để làm cho màu sắc thay đổi tùy theo thời điểm và
người sử dụng. Loại điện thoại này ngay lập tức nhận được sự tán thưởng của người
tiêu dùng, khiến các đối thủ cạnh tranh lớn khác như Samsung hay Motorola cũng phải
vội vàng xúc tiến các kế hoạch “đa sắc hóa” sản phẩm mới.
Như vậy là không còn gì để bàn cãi về tác động của màu sắc lên hấp lực thị
trường của sản phẩm, thậm chí nhiều công ty còn coi đây là yếu tố chủ chốt để tăng
doanh thu và lợi nhuận. Nếu màu sắc không được đánh giá đúng mức ở thế kỷ trước,
thì giờ đây không công ty nào dám coi thường những sắc màu rực rỡ của sản phẩm.
Sản phẩm hambuger quen thuộc của McDonald đã có màu sắc dịu hơn để khách hàng
không cảm thấy ngán, hay hãng Bridgestone làm ra những chiếc lốp xe màu …lục để
lôi cuốn khách hàng. Nghệ thuật tiếp thị với chiêu thức tung ra sản phẩm mới kèm
theo một chút độc đáo từ màu sắc sản phẩm đã và đang được khai thác triệt để.
Mỗi sản phẩm một màu sắc
Tạo ra màu sắc cuốn hút là một hình thức quảng cáo hiệu quả nhất cho bất kỳ
sản phẩm nào. Đó yêu cầu không đơn giản đối với bộ phận tiếp thị, bởi rất nhiều yếu
tố khác nhau tác động. Sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận với thời gian, trong
khi việc chọn màu biểu tượng cho sản phẩm đòi hỏi các chuyên gia phải làm cách nào
cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại đối với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, không thể mỗi thời điểm lại sử dụng một màu sắc khác nhau, mà tuỳ
từng mục tiêu đề ra, các công ty có thể lựa chọn cho mình những màu sắc phù hợp.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status