Tài liệu Bạn có tư duy kinh doanh? - Pdf 86

Bạn có tư duy kinh doanh?

Không quá khi nhìn nhận rằng trong một môi trường kinh doanh sức ép lớn
ngày nay, thành công chỉ tới với sự song hành của những nỗ lực thay đổi về tư duy
chiến lược. Người chiến thắng sẽ là những ai đứng trước đường cong của sự thay đổi,
không ngừng xem xét lại mình để tạo ra những thị trường mới, khai phá những con
đường mới và sáng tạo ra các quy tắc phù hợp với thương trường đầy biến động này.
Và để xây dựng một đường hướng kinh doanh thích hợp như thế, bạn sẽ phải là
người suy nghĩ chiến lược, kèm theo đó là một tư duy kinh doanh tốt (business
mindset).
Tư duy kinh doanh có hàm nghĩa rất rộng, nó bao hàm những nhìn nhận đúng
đắn hơn về vai trò của các chiến lược kinh doanh, công việc nghiên cứu thị trường, tìm
hiểu khách hàng, các hoạt động tiếp thị, quan hệ công chúng,v.v…. Việc thay đổi lối
tư duy kinh doanh ngắn hạn bằng những chiến lược có tầm nhìn xa, hay thay đổi tư
duy “ai thắng ai” bằng “các bên cùng thắng” là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, một tư duy kinh doanh tốt sẽ từ bỏ thói quen kinh doanh khép kín,
thay vào đó là đối tác liên kết, hợp tác chiến lược cũng như thiết lập hệ thống “người
lính gác ở xa”. Trong một số trường hợp bạn còn phải biết chấp nhận mình chỉ là một
nhánh trong cả một khối tổng thể.
Tư duy kinh doanh đồng nghĩa với tư duy chiến lược. Nói cách khác, đó là khả
năng nhìn xa trông rộng, giúp bạn tránh xa những sai lầm của tầm nhìn ngắn hạn. Tầm
nhìn kinh doanh sẽ quyết định nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nhân sự, khả
năng thu hút người giỏi, v.v… và trên cơ sở đó quyết định sự tồn tại và phát triển lâu
dài của doanh nghiệp.
Dưới đây là 8 minh chứng của việc có một tư duy kinh doanh:
1) Có tư duy kinh doanh tức là có một kiến thức tốt
Trước hết, có được tư duy kinh doanh tốt đồng nghĩa với việc bạn tự trang bị
cho mình những vốn kiến thức cần thiết. Đó có thể là các kiến thức cần thiết mà mình
rút ra từ kinh nghiệm kinh doanh bản thân hay kiến thức có được cùng với sự thay đổi
của tư duy về đường hướng, luật pháp, kế toán và quản trị,…
Những kiến thức này sẽ khiến bạn trở thành một nhà chiến lược thực thụ khi

mọi người) hay đào tạo (học hỏi gì đó). Mục đích của bạn cho việc tham gia bất cứ sự
kiện nào thứ nhất phải thích hợp với viễn cảnh của bạn và thứ hai phải được tập trung
vào yếu tố lợi nhuận. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một kết quả cụ thể trong tâm
trí trước khi đầu tư cho các hoạt động như xây dựng mạng lưới hay đào tạo.

5) Có tư duy kinh doanh tức là biết được những gì chúng ta cần
Đó là những sự cần thiết để kết nối với hoạt động kinh doanh của chúng ta và
mối kết nối đó sẽ tạo ra lợi nhuận. Bạn kết nối với các khoản lợi nhuận của bạn như
thế nào? Tất cả sẽ đòi hỏi ở bạn hiểu biết về ranh giới lợi nhuận, dòng tiền, lợi thế
cạnh tranh, mục tiêu bán hàng và các nhân tố quyết định lợi nhuận, v.v…

6) Có tư duy kinh doanh tức là hiểu được chiến lược và thực thi nó trong
hoạt động kinh doanh của bạn

Những ngày này chúng ta có khuynh hướng tập trung vào những nhiệm vụ
thường nhật, giải quyết các vấn đề ngắn hạn và thực thi các chiến thuật tiếp thị không
phải là sự tương thích tốt nhất đối với hoạt động kinh doanh của chúng ta.
Chiến lược bản thân nó liên quan tới những gì ở phía trước, nhìn vào nơi nào
chúng ta sẽ đi và làm thế nào để tới được đó. Bằng cách ấy, hãy tự đặt ra câu hỏi:
“Nhiệm vụ này có thích hợp với các mục tiêu tương lai của công ty cũng như với mục
tiêu của chính bản thân mình trong tương lai?”.

6) Có tư duy kinh doanh tức là mở rộng cánh cửa để đa dạng hoá các
nguồn thu nhập lẫn các hoạt động kinh doanh

Một nữ doanh nhân thành công đã từng nói rằng: “Tôi có một hoạt động kinh
doanh mà tôi thực sự đam mê mặc dù nó không tạo ra nhiều lợi nhuận, và tôi điều
hành nó. Tôi có một hoạt động kinh doanh khác tạo ra rất nhiều lợi nhuận và tôi thuê
một ai đó điều hành nó”.
Vấn đề ở đây là bạn không phải “bỏ tất cả trứng vào một rổ” – đó là một phần


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status