Tài liệu Mướp hương và những bài thuốc - Pdf 87

Mướp hương và những bài thuốc

Ngày hè nóng bức, bạn nấu một bát canh mướp hương với rau đay và cua,
hến có tác dụng giải nhiệt, ăn cơm ngon miệng, hay món ăn dân dã nhất là luộc
mướp chấm tương. Lá mướp non đậy lên nồi cơm đã cạn, bạn sẽ được một nồi cơm thơm ngon.
Đông y gọi mướp hương là ty qua, xơ mướp là ty qua lai, rễ mướp là ty qua
căn. Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc. Bộ phận dùng làm thuốc cả cây, quả,
đặc biệt chữa một số bệnh sau:
Chữa phụ nữ sinh đẻ ít sữa, sữa không lưu lợi: Dùng quả mướp bánh tẻ nấu
nhừ lên làm nước uống thay nước hằng ngày. Dùng khoảng 2-3 ngày sẽ có hiệu
quả. Bệnh nấc kéo dài: Người bị nấc tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại rất
khó chịu và bực mình, nấc là do cơ hoành hoạt động, co bóp mạnh. Bạn có thể
dùng 200g thân cây mướp hương giã nát, cho ít nước rồi lấy khăn lọc lấy nước
uống sẽ có hiệu nghiệm ngay.
Chữa bệnh trĩ, lòi dom, đi ngoài ra máu: Đây là căn bệnh khá phổ biến, đặc
biệt đối với phụ nữ sau sinh nở. Bạn dùng xơ mướp (khi quả mướp già, bỏ hạt lấy
xơ mướp) đốt cháy 2-3g, cùng với 20g lá khổ sâm, sắc lấy nước uống, ngày 3 lần.
Chữa bệnh zonal: Dùng lá non vò nát, chấm nhẹ vào vùng mẩn nốt, nếu bị
bên trong cơ thể thì dùng 10-15g xơ mướp sắc uống hằng ngày.
Chữa bệnh thấp khớp: Xơ mướp 50g, rễ mướp 50g, mộc thông 10g, tỳ giải
8g, sắc lấy nước uống, ngày 3 lần.
Gừng tươi có tác dụng giảm đau Không chỉ là một gia vị được sử dụng trong chế biến thực phẩm, mới đây,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status