Tài liệu Các bệnh hại ngô doc - Pdf 87

PHẦN I - MỞ ĐẦU
I-Đặt vấn đề:
Ngô là một trong ba loại cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới, về
mặt diện tích và tổng sản lượng ngô đứng thứ ba sau lúa mì và lúa nước.
Tổng sản lượng ngô trên thế giới là 637.4 triệu tấn, năng suất bình quân 4.31
tấn/ha Trên thế giới ngô đã được sử dụng là một loại lương thực chính trong
các bữa ăn hàng ngày như Bồ Đào Nha, Nam Phi, Brazin, Venezuela... Đặc
biệt ở những vùng nông thôn nghèo ngô được xem là cây lương thực cần
thiết cứu đói cho người dân. Ngoài ra ngô còn cung cấp thức ăn cho gia súc,
là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất các mặt hàng của ngành công
nghiệp, lương thực thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp nhẹ, là mặt hàng
nông sản có giá trị.
Hiện nay ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa, là cây
trồng quan trọng ở cả đồng bằng, trung du và miền núi, ngô là một loại cây
trồng không những có giá trị xuất khẩu cao trong nước mà còn ở nước ngoài.
Tuy nhiên năng suất ngô ở nước ta vẫn còn chưa cao trong khi nhu cầu về
ngô của loài người ngày càng tăng lên, vì vậy việc tăng năng suất ngô là việc
làm vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Muốn vậy sản xuất ngô phải
tiếp thu nhanh chóng tiến bộ Khoa học kỹ thuật tiên tiến, đầu tư vốn, giống,
tăng cường thâm canh và một trong những lĩnh vực không thể thiếu được đó
là công tác Bảo vệ thực vật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngô
hiện nay đang bị rất nhiều các loại bệnh tấn công như đốm lá, mốc hồng, gỉ
sắt, ung thư... Qua thống kê hàng năm trên thế giới, thiệt hại về bệnh gây ra
mất khoảng 23.5 triệu tấn ngô tương đương với 3.525 tỷ USA, riêng chỉ tính
ở Mỹ đã mất khoảng 8- 19 triệu tấn ngô tương đương với 1.8- 2.85 tỷ USA
hàng năm (S. Ramus Wamy – 1987).
Vì vậy việc nghiên cứu các bệnh trên ngô để từ đó tìm ra nguyên nhân và
đưa ra các biện pháp phòng trừ thích hợp giúp nâng cao năng suất ngô là
điều rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài:”Nghiên cứu một số bệnh hại chính trên ngô”.
II- Mục đích, yêu cầu:

đen.
1.3- Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh đốm lá nhỏ do nấm Bipolaris maydis gây ra. Bệnh đốm lá lớn do
nấm Bipolaris turcica gây ra. Cả hai loài nấm trên đều thuộc họ
Dematiaceae, nấm bất toàn, giai đoạn hữu tính thuộc lớp nấm túi.
1.3.1- Bipolaris maydis(Helminthosporium maydis)
Loại nấm này có cành bào tử phân sinh thẳng hoặc hơi cong mà vàng nâu
nhạt, có nhiều ngăn ngang, kích thước 162-487x5.1-8.9µm. Bào tử phân sinh
hình con thoi hơi cong da bào có 2-15 ngăn ngang, màu vàng nâu nhạt, kích
thước 30-115x10-15µm. Bào tử phân sinh hình thành thích hợp nhất ở nhiệt
độ 20-30
o
C, nảy mầm ở nhiệt độ thích hợp nhất 26-32
o
C.Nhiệt độ quá thấp
(< 4
o
C) hoặc quá cáo (>42
o
C) bào tử không nảy mầm. Sợi nấm sinh trưởng
thích hợp ở 28-30
o
C. Bào tử phân sinh có sức chịu đựng khá với điều kiện
khô, nhất là khi bám trên hạt giống có thể bảo tồn được hàng năm.
1.3.2- Bipolaris turcica (Helminthosporium turcium)
Loại nấm này có cành bào tử phân sinh đa bào màu vàng nâu có nhiều
ngăn ngang, kích thước khoảng 66-262x7.7-11.5µm. Bào tử phân sinh hình
con nhộng tương đối thẳng 2-9 ngăn ngang, màu nâu vàng kích thước 45-
152x15-25µm. Nấm sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 28-30
o

50WP, Dithale M45-80WP.
2.- Bệnh khô vằn hại ngô (Rhizoctonia solani Kiihn)
2.1- Phân bố và thiệt hại:
Bệnh khô vằn là bệnh nấm hại quan trọng nhất trên các giống ngô mới
hiện nay đang trồng rộng rãi ở khắp các miền trồng ngô ở nước ta.
Thiệt hại do bệnh khô vằn gây ra tuỳ thuộc vào vị trí vết bệnh trên cây
liên quan đến tác hại của bệnh. Vết bệnh càng cao, càng gần vị trí đóng bắp
thì năng suất càng giảm. Mức thiệt hại năng suất do bệnh khô vằn là 6.3-
91.8% được xác định theo chiều cao vị trí vết bệnh và chiều cao vị trí đóng
bắp.
2.2- Triệu chứng:
Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô, tạo ra các vết
bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng
đám mây. Lúc đầu bệnh là những vết đốm hình bầu dục ướt sau đó vết bệnh
lan rộng ra, nhièu vết bệnh hợp lại thành những đám mây chỗ đậm chỗ nhạt.
Trên phiến lá vết bênh cũng tương tự như bẹ lá nhưng biểu hiện điển hình
hơn. các vết bênh có màu lục tím ướt lan nhanh và chiếm hết cả phần lá,
nhièu vết bệnh liên kết lại với nhau thanh những vằn loang lổ lam cho lá khô
xác và cây bị còi cọc khiến phí gốc cây lên tới áo bắp và bắp ngô, bông cờ
làm cây lá úa vàng tàn lụi khô chết, bắp thối khô. Trong điều kiện ẩm ướt
kéo dài sợi nấm sẽ tạo thành khối sợi trong phần hạt có màu nâu đen, bên
ngoài phần hạt giáp với lá bẹ có màu nâu trắng làm thối bắp gây ảnh hưởng
đến năng suất.
2.3-Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani thuộc lớp nấm trơ Mycelisa sterilia, ở
gian đoạn hữu tính Thara tephorus cucumericus thuộc lớp nấm đảm, là loài
nấm đa thực có phổ ký chủ rất rộng (lúa, ngô, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà
chua, bông, cải bắp, đậu đỗ...). Chúng là loài hạch nấm tương đối lớn 1.1-
2.6mm màu nâu không đồng đều, có dạng nhu mô giả, hình tròn, không có
vỏ bao bọc phía ngoài. Sợi nấm Rhizoctonia solani còn non không màu

Bệnh gây hại phổ biến trên hầu khắp các vùng trồng ngô trên thế giới.
Bệnh mốc hồng đã được phát hiện và nghiên cứu ở nước ta khá lâu. Bệnh
chủ yếu phát sinh gây hại trên bắp và hạt. Nấm gây bệnh mốc hồng không
chỉ phá hại trên đồng ruộng, trong kho bảo quản mà còn có khả năng sinh ra
một số độc tố như: fumonisin, moniliformin... Những nghiên cứu trong thời
gian gần đây đã chỉ ra rằng độc tố fumonisin trong ngô là nguyên nhân gây
ra nhiều bệnh nghiêm trọng cho con người và vật nuôi. Tổ chức Y tế Thế
giới đã xếp fumonisin vào nhóm 2B là nhóm chất có khả năng gây ung thư
cho người.
3.2- Triệu chứng:
Nấm có thể gây hại trên hầu hết các bộ phận và trên tất cả các giai đoạn
sinh trưởng của cây ngô.
Nấm xâm nhiễm vào hạt tạo ra các vạch sọc màu trắng đục trên bề mặt
hạt. Trong điều kiện ẩm độ cao, có thể quan sát thấy một lớp nấm mốc màu
phớt hồng trên bề mặt của các hạt bị bệnh.
Trên thân ngô, vết bệnh lúc đầu chỉ là các đốm nhỏ màu nâu sau đó phát
triển, lan rộng tạo thành vết thối xung quanh thân làm phần này bị thối mục.
Vết bệnh thường xuất hiện tại vị trí các đốt thân phía dưới sát mặt đất. Khi
có gió lớn cây sẽ bị gãy gục trên ruộng. Nấm gây bệnh còn có thể gây thối
đen rễ và dẫn đến hiện tượng cây bị héo vàng.
Ngoài ra, nấm còn gây hại trên cây lúa gây bệnh lúa von, làm cây phát
triển cao vọt, lá bệnh chuyển màu xanh nhạt sau đó màu vàng gạch cua,
cứng giòn rồi chết nhanh chóng, có thể thấy lớp phấn trắng phớt hồng ở đốt
thân và rễ. Hạt bị bệnh thường lép lửng, vỏ hạt màu xám, trên vỏ hạt có thể
quan sát thấy lớp nấm trắng phớt hồng trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều
kiện khô, trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, đó là quả
thể của nấm.
3.3- Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do nấm Fusarium verticiccioides, giai đoạn hữu tính Gibberella
fujikuroi gây ra. Nấm sinh sản vô tính bằng bào tử phân sinh được hình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status