Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần An VIệT - Pdf 92

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. TNHHTM : Trách nhiệm hữu hạn thương mại
2. DN: Doanh nghiệp
3. DT : Doanh thu.
4. Thuế GTGT : Thuế giá trị gia tăng.
5. Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
6. CPBH: Chi phí bán hàng.
7. CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
8. DTT : Doanh thu thuần
9. GVHB : Giá vốn hàng bán
10.TSCĐ : Tài sản cố định
11.TK : Tài khoản
12.LN : Lợi nhuận
13.HH : Hàng hoá.
14.HĐKD : Hoạt động kinh doanh
15.CPTC : Chi phí tài chính
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh thu và lợi nhuận có ý nghĩa
sống còn để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh thu
là nguồn vốn để doanh nghiệp có thể trang trải chi phí và mở rộng quy mô.
Để có được uy tín trên thị trường thì doanh thu của doanh nghiệp là yếu tố
quyết định. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả
và khả năng đóng góp cho nhà nước sẽ tăng lên. Như vậy, rõ ràng lợi nhuận
là mục tiêu số một đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Một doanh nghiệp ra đời, hoạt động nhằm mục tiêu trước mắt và lâu dài
của họ, tốc độ phát triển nhanh hay chậm cho ta cái nhìn tổng thể về sức sống
hiện tại và tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất
kinh doanh không tự nhiên có, nó là kết quả của sự phối kết hợp của một hệ
thống các yếu xuất phát từ chính doanh nghiệp và có sự tác động từ môi
trường bên ngoài. Do đó để không ngừng nâng cao doanh thu và lợi nhuận,

1./ Khái niệm và ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng
1.1/ Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại. Thực hiện nghiệp vụ này, vốn của doanh nghiệp
thương mại được chuyển từ hình thái vật là hàng hoá sang hình thái tiền tệ.
Bán hàng là một mắt xích rất quan trọng trong chu kỳ vận động của hàng
hoá. Trong các loại hình doanh nghiệp nói chung hay trong các doanh nghiệp
thương mại nói riêng thì bán hàng là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh và
ngược lại xác định kết quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp vì có xác định được doanh thu bán hàng thì mới có thể bù đắp
được mọi chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh, thu được lợi nhuận tối đa
mà vẫn được khách hàng chấp nhận.
Như vậy bán hàng(tiêu thụ) là thực hiện mục đích sản xuất kinh doanh từ
sản xuất ra sản phẩm đến tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm được đưa ra từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ(bán hàng). Bán hàng là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu
nối trung gian giữa một bên sản xuất, phân phối một bên là tiêu dùng. Đặc
biệt trong nền kinh tế thị trường thì tiêu thụ (bán hàng) được hiểu theo nghĩa
rộng hơn đó là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị
trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức mua hàng và xuất bán theo yêu
cầu của khách hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
4
1.2/ Ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá
có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất ra liên tục, là
điều kiện tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá
trở thành căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh hợp lý về thời gian, số lượng, tìm cách phát huy thế mạnh và hạn chế
những điểm yếu của mình. Như vậy, bán hàng là điểm mấu chốt giúp cho
doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển được hay không.

sở hữu sản phẩm hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá này.
+ Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
+ Doanh thu phải được xác định một cách chắc chắn.
+ Phải xác định được một cách riêng biệt cụ thể các chi phí liên quan đến
giao dịch bán hàng.
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được phân loại thành doanh thu
bán hàng ra ngoài doanh thu nội bộ. Đối với doanh nghiệp, doanh thu bán hàng
là nguồn thu chủ yếu được xác định như sau:
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ (của từng
loại hàng hoá)
+=
Khối lượng hàng
hoá dịch vụ được coi
là đã tiêu thụ ( của
từng loại hàng hoá)
x
x
Giá bán của
hàng hoá, dịch
vụ hàng hoá đó
Để xác định được kết quả bán hàng ta cần tính được doanh thu thuần:
Doanh thu thuần về bán hàng: là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu.
6
Doanh thu thuần về
bán hàng
+ =
Doanh thu bán

2.1.4/ Chứng từ kế toán sử dụng
Để phục vụ cho kế toán doanh thu bán hàng, tuỳ theo các thức bán hàng mà
kế toán cần phải sử dụng các chứng từ sau:
Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho,
phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng giao thẳng.
Phiếu thu tiền mặt, giấy báo Có của ngân hàng
Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng.
Bảng kê bán lẻ hàng hoá.
Báo có bán hàng
Các chứng từ liên quan khác.
2.1.5/ Tài khoản kế toán sử dụng
Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành thì tuỳ thuộc
từng loại hình và quy mô doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn sử dụng các
khoản cho phù hợp với doanh nghiệp mình. Để theo dõi, phản ánh doanh thu
bán hàng trong kỳ, kế toán sử dụng các tài khoản sau :
• TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh
doanh từ giao dịch và các nghiệp vụ sau:
+ Bán hàng : bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua
vào và bán bất động sản đầu tư.
+ Cung cấp dịch vụ :Thực hiện công việc đã thoả mãn theo hợp đồng trong
một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê
TSCĐ theo phương pháp cho thuê hoạt động.
Kết cấu:
8
+Bên nợ : Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên
doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã cung cấp cho
khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính

Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2
Tài khoản 5111- Doanh thu bán hàng hoá
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm;
Tài khoản 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ;
Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá;
Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
• Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ:
- Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu
tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hoá, sản
phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị thuộc hạch toán phụ
thuộc trong cùng một công ty, Tổng công ty tính theo giá bán nội
bô.
- Kết cấu:
Bên nợ: Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận
trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối
kỳ kế toán;
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ đã bán nội bộ;
- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiép của số sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ;
10
- Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ vào Tài khoản 911 “ xác
định kết quả kinh doanh”
Bên có : - Tổng doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế
toán
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản này bao gồm 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5121 – Doanh thu bán hàng hoá
Tài khoản 5122 – Doanh thu bán thành phẩm

Bên Nợ : - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách
hàng.
Bên có: - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang
Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh
thu thuần của kỳ báo cáo.
Tài khoản 521 cuối kỳ không có số dư.
2.1.6/ phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
*Phương pháp bán hàng trực tiếp:
Bán hàng trực tiếp : là phương pháp giao hàng cho người mua trực tiếp tại
kho ( hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Số
hàng này khi bàn giao cho bên khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và
người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp
nhận thanh toán số hàng mà người đã giao.
Sơ đồ kế toán hàng theo phương pháp trực tiếp: ( Xem sơ đồ số 01. trang
1, Phụ lục)
• Phương pháp bán hàng đại lý, ký gửi:
12
Bán hàng đại lý, ký gửi: là phương pháp mà bên chủ hàng ( gọi là bên giao
đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Bên
đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch
giá.
Theo luật thuế GTGT, nếu bên nhận đại lý bán hàng theo đúng giá do bên
giao đại lý quy định thì toàn bộ thuế GTGT sẽ do chủ hàng chịu, bên đại lý
không phải nộp thuế GTGT trên phần hoa hồng được hưởng. Ngược lại,nếu bên
đại lý hưởng chênh lệch giá thì bên đại lý sẽ phải chịu thuế GTGT tính trên
phần giá trị tăng thêm này, bên chủ hàng chỉ chịu thuế GTGT trong phạm vi
doanh thu của mình.
Sơ đồ kế toán bán hang theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi tại đơn vị
giao đại lý: (Xem sơ đồ số 02, trang 2, phụ lục )
Sơ đồ kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi tại đơn vị

trong kỳ
++
Chi phí thu mua
phân bổ cho hàng bán
ra trong kỳ
2.2.2/ Nguyên tắc tính giá vốn hàng bán
Về nguyên tắc, sản phẩm hàng hoá phải được đánh giá theo thực tế nguyên
tắc giá phí.
Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, chế biến được đánh giá theo giá thành
sản phẩm sản xuất thực tế bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung.
Đối với những sản phẩm thuê ngoài gia công chế biến thì giá thực tế của
chúng là giá thành thực tế gia công bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (thuê gia công)
+Các chi phí liên quan khác
2.2.3/ Phương pháp tính giá mua của hàng bán ra
14
Đơn giá
bình quân
cả kỳ dự trữ
Trị giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế hàng hoá nhập trong kỳ
=
Số lượng thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ + Số lượng hàng hoá nhập trong kỳ
Hàng hoá được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, ở thời điểm khác nhau vì
vậy khi xuất kho cần tính trị giá xuất kho thực tế của hàng hoá đó. Tuỳ thuộc
vào từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn của phương pháp
khác sau:
+ Tính theo giá thực tế tồn đầu kỳ:

theo đơn giá thực tế nhập trước đối với lượng hàng xuất kho thuộc lần nhập trước,
số còn lại được tính theo đơn giá thực tế lần nhập tiếp theo.
15
+ Tính theo phương pháp nhập sau, xuất trước:
Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần
nhập kho và giả thiết rằng hàng nào nhập kho sau thì xuất trước.
Căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc:
tính theo đơn giá của lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực
tế của các lần nhập trước đó.
+ Tính theo giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi hàng hoá
theo từng lô hàng, khi xuất hàng hoá thuộc lô hàng nào căn cứ vào số lượng
xuất kho và đơn giá nhập kho( mua) thực tế của lô hàng đó để tính giá trị thực tế
xuất kho.
2.2.4/ Chứng từ kế toán sử dụng
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho.
2.2.5/ Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh trị gái vốn hàng bán ra và việc kết chuyển trị giá vốn hàng bán
để xác định kết quả bán hàng, kế toán sử dụng Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng
bán”. Tài khoản 632 có kết cấu như sau:
a/ Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên.
Bên Nợ: - Trị giá vốn hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt mức bình thường
và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn
hàng bán trong kỳ.
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
16

+Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ: (Xem
sơ đồ số 07, trang 7, Phụ lục)
2.3/ kế toán chi phí bán hàng
2.3.1/ Khái niệm về chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng : là những khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra có liên quan
đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong kỳ, là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết để phục vụ quá
trình bán hàng như : chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, hoa
hồng cho các đại lý, quảng cáo sản phẩm, bảo hành, khấu hao TSCĐ dùng cho
việc bán hàng và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác.
2.3.2 /Chứng từ kế toán sử dụng
+ Phiếu chi
+ Phiếu xuất kho, các hợp đồng dịch vụ mua ngoài.
2.3.3/Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh chi phí bán hàng kế toán sử dụngTk 641 “chi phí bán hàng”.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh trong
quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Tài khoản 641 được mở thành 7
tài khoản cấp 2. Tài khoản 641 có kết cấu như sau:
Bên nợ: - Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng
hoá, cung cấp dịch vụ.
Bên Có: kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 911 “xác định kết quả
kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 641: Cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6411 : Chi phí nhân viên;
18
Tài khoản 6412 : Chi phí vật liệu, bao bì;
Tài khoản 6413 : Chi phí đồ dùng, dụng cụ;
Tài khoản 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 6415: Chi phí bảo hành;


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status