Khảo sát hệ thống làm mát và tính kiểm tra nhiệt của két nước động cơ DE12TIS - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MÓI ĐẦU 1
1.MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 2
2.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ DAEWOO-DE12TIS 3
2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỘNG CƠ DAEWOO-DE12TIS. 3
2.1.1. giới thiệu chung. 3
2.1.2.Nguyên lý làm việc và kết cấu động cơ DAEWOO-DE12TIS. 3
2.2. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ DE12TIS: 7
2.3.CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN 8
2.3.1. Trục khuỷu 8
2.3.2. Thanh truyền 9
2.3.3. Piston 10
2.4.CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 11
2.5. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DAEWOO-DE12TIS 12
2.6. HỆ THỐNG BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ DAEWOO-DE12TIS 14
3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG LÀM MÁT ĐỘNG CƠ 15
3.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG LÀM MÁT 15
3.1.1. Mục đích của hệ thống làm mát 15
3.1.2. Yêu cầu của hệ thống làm mát 15
3.2. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG LÀM MÁT. 16
3.2.1. Làm mát động cơ và máy nén khí 16
3.2.2. Làm mát dầu bôi trơn 16
3.3.HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG NƯỚC. 17
3.3.1. Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi 17
3.3.2. Hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu tự nhiên 18
3.3.3. Hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức 19
3.3.3.1.Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín một vòng 20
3.3.3.2. Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn hai vòng 21
3.3.3.3. Hệ thống làm mát một vòng hở 23
3.3.4. Hệ thống làm mát bằng nước ở nhiệt độ cao 24
3.3.4.1. Hệ thống làm mát cưỡng bức nhiệt độ cao kiểu bốc hơi bên ngoài 24
3.3.4.2. Hệ thống làm mát cưỡng bức nhiệt độ cao có lợi dụng nhiệt
của hơi nước và nhiệt của khí thải 25
3.4. HỆ THỐNG LÀM MÁT ĐỘNG CƠ BẰNG KHÔNG KHÍ (GIÓ) 26
3.4.1. Hệ thống làm mát bằng không khí kiểu tự nhiên. 27
3.4.2. Hệ thống làm mát không khí kiểu cưỡng bức 27
4. KẾT CẤU CÁC CỤM CHI TIẾT CHÍNH CỦA HỆ
THỐNG LÀM MÁT BẰNG NƯỚC 29
4.1. KẾT CẤU KÉT LÀM MÁT 29
4.2. KẾT CẤU CỦA BƠM NƯỚC 34
4.2.1. Bơm ly tâm 34
4.2.2. Bơm piston. 35
4.2.3. Bơm bánh răng 36
4.2.4.Bơm cánh hút 38
4.2.5.Bơm guồng 39
4.3. KẾT CẤU QUẠT GIÓ 40
4.4. VAN HẰNG NHIỆT 41
5. SO SÁNH ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA KIỂU LÀM MÁT
BẰNG NƯỚC VÀ KIỂU LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ 44
6. KHẢO SÁT HỆ THỐNG LÀM MÁT ĐỘNG CƠ DAEWOO-DE12TIS. 46
6.1. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG LÀM MÁT 46
6.2. CÁC CỤM CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG
NƯỚC ĐỘNG CƠ DAEWOO-DE12TIS. 47
6.2.1. Két làm mát 47
6.2.1.1. Công dụng và yêu cầu 47
6.2.1.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc: 48
6.2.1.3. Các dạng hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa. 49
6.2.2. Nắp két 50
6.2.2.1. Công dụng và yêu cầu 50
6.2.2.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc 50
6.2.1.3. Các dạng hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa 52
6.2.3. Bơm nước 52
6.2.3.1. Công dụng và yêu cầu 52
6.2.3.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc 53
6.2.3.3. Các dạng hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa 55
6.2.4. Quạt gió 55
6.2.4.1. Công dụng và yêu cầu 55
6.2.4.2.Kết cấu và nguyên lý làm việc 56
6.2.4.3. Các dạng hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa 56
6.2.5. Van hằng nhiệt 57
6.2.5.1. Công dụng và yêu cầu: 57
6.2.5.2. Kết cấu và nguyên lý hoạt động 57
6.2.5.3. Các dạng hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa 58
6.2.6. Dung môi làm mát 59
6.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA HƯ HỎNG HỆ THỐNG LÀM MÁT 59
6.3.1. Kiểm tra và bổ sung nước làm mát 59
6.3.2. Kiểm tra hiện tượng rò rỉ nước của hệ thống làm mát 60
6.3.3. Kiểm tra hiện tượng tắc két nước 61
6.3.4. Kiểm tra van hằng nhiệt 62
6.3.5. Kiểm tra, điều chỉnh bộ truyền đai 63

1.MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.
Một động cơ hoạt động đạt hiệu quả cao,chính là nhờ sự hỗ trợ và làm việc tốt của các hệ thống như: hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống khởi động, hệ thống làm mát…. Vì vậy công suất, sức bền, tuổi thọ, hiệu suất làm việc của động cơ phụ thuộc rất lớn vào sự làm việc của các hệ thống này. Hệ thống làm mát là một trong những hệ thống quan trọng đó của động cơ.
Mục đích của đề tài là:
- Nắm vững các kiến thức về hệ thống làm mát cho động cơ động cơ đốt trong.
- Khảo sát hệ thống làm mát động cơ DAEWOO-DE12TIS. Phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống làm mát.
- Vận dụng lý thuyết truyền nhiệt, tính toán kiểm tra nhiệt két làm mát theo các thông số thực tế và rút ra nhận xét.
Với mục đích trên đề tài này có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên ngành động lực chúng ta.
Thông qua việc làm đề tài này đã góp phần cho sinh viên chúng em củng cố lại các kiến thức đã được học và thực tập, giúp cho sinh viên chúng em cách nghiên cứu, làm việc một cách độc lập. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sau này của người kỹ sư tương lai.

2.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ DAEWOO-DE12TIS.
2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỘNG CƠ DAEWOO-DE12TIS.

2.1.1. giới thiệu chung.
Động cơ DE12TI là một trong những động cơ Diesel bốn kỳ, sáu xilanh thẳng hàng hiện đại và được sử dụng rộng rải hiện nay. Động cơ được lắp trên xe bus DAEWOO 49 chỗ.
Xe DAEWOO có công thức lốp 4x2 là loại dùng chở khách, chủ yếu chạy trong đường thành thị. Xe có kết cấu cứng vững, độ bền và độ tin cậy cao, đầy đủ tiện nghi cho người sử dụng đảm bảo an toàn, kết cấu, hình dáng bên ngoài và nội thất có tính mỹ thuật tương đối cao. Được nhập và sử dụng phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Với trình độ kỹ thuật sản xuất tiên tiến của hãng DAEWOO đã cho ra đời loại động cơ DE12TIS. Hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn.... đều được trang bị đầy đủ và tối ưu. Với hệ thống làm mát bằng nước cưỡng bức một vòng tuần hoàn kín và hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Động cơ này do hãng DAEWOO Hàn Quốc sản xuất và được nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai Trường Hải nhập về lắp trên xe Bus 49 chỗ ngồi.

2.1.2.Nguyên lý làm việc và kết cấu động cơ DAEWOO-DE12TIS.
Động cơ DAEWOO-DE12TIS hoạt động được chia ra làm bốn kỳ rõ ràng:
+ Kỳ nạp:
Không khí được hút vào xilanh trong kỳ nạp. Như trong động cơ xăng, piston khi đi từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD) tạ ra độ chân không trong xilanh, xupáp nạp mở ra và cho phép không khí sạch đi vào xylanh. Xupáp xả đóng trong kỳ nạp.


+ Kỳ nén:
Trong kỳ nén, piston đi từ điểm chết dưới (ĐCD) lên điểm chết trên (ĐCT). Lúc này cả hai xupáp nạp và xả đều đóng. Không khí được hút vào trong xilanh ở kỳ nạp bị nén lại cho đến khi áp suất tăng lên xấp xỉ 30 (kg/cm2) và nhiệt độ của nó tăng lên khoảng 500 đến 800oC.
+ Kỳ cháy giãn nở sinh công:
Kỳ này xảy ra khi piston đi từ điểm chết trên (ĐCT) xuống (ĐCD) khi cả hai xupáp xả và nạp đều đóng kín, nó gồm quá trình cháy và quá trình giãn nở. Không khí trong xilanh được nén vào trong buồng cháy xoáy lốc được đặt ở trên đỉnh của mỗi buồng cháy. Ở cuối kỳ nén, vòi phun sẽ phun nhiên liệu ở dạng sương mù vào trong buồng cháy và hỗn hợp không khí-nhiên liệu sẽ bắt cháy do nhiệt độ tạo ra khi nén. Cả áp suất và nhiệt độ tăng lên đột ngột và phần nhiên liệu còn lại trong buồng cháy xoáy lốc sẽ được phun ngược trở lại vào buồng cháy chính nằm ở trên piston. Điều đó sẽ xé nhiên liệu thành các hạt nhỏ hơn và làm cho nó hoà trộn với không khí bên trong buồng cháy chính để bốc cháy được nhanh hơn. Năng lượng của sự cháy nhanh chóng giãn nở đẩy piston đi xuống. Lực đẩy piston thông qua thanh truyền và trục khuỷu được chuyển hoá thành chuyển động quay và tạo ra năng lượng cho ô tô.
+ Kỳ xả:
Khi piston được ấn xuống đến điểm chết dưới (ĐCD), xupáp xả mở ra và khí cháy sẽ theo đó thoát ra ngoài khi piston đi lên. Khí cháy sẽ thoát ra hoàn toàn khi piston đi lên đến điểm chết trên và chu kỳ lại bắt đầu. Khi động cơ hoàn thành 4 kỳ trục khuỷu quay 2 vòng và tạo ra công suất.
Đó là một chu kỳ làm việc của động cơ Diesel.


F3MLjm1I0ZRh9vS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status