Rotundin trong cây bình vôi - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
GIỚI THIỆU
Nguồn dược liệu Việt Nam rất phong phú và đa dạng, bao gồm động vật, thực vật. Trong đó, dược liệu từ cây cỏ vẫn có vị trí quan trọng nhất về thành phần, chủng loại cũng như giá trị sử dụng. Ngoài sự phong phú, thảo dược còn có giá trị ở chỗ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Một trong những cây thuốc nam được sử dụng nhiều trong nhân dân là cây Bình vôi.
Cây Bình vôi có tên khoa học là Stephania spp, họ Tiết dê (Menispermaceae), là một loại dây leo, phần dưới thân phát triển thành củ to, bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới hơn 40kg, da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá, củ còn gọi là “củ một”, “củ mối trôn”, “ngải tượng”, “tử nhiên”, “củ gà ấp”, “cà tom” (đồng bào Thổ)... Cây Bình vôi thường ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tây (cũ), Nam Hà, Ninh Bình, Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng sơn, Thanh Hoá v.v...
Củ cây Bình vôi chứa alkaloid với hàm lượng rất khác nhau trong từng loài. Các alkaloid là L-tetrahydropalmatin (rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin, có dược tính cao. Đặc biệt là rotundin với tác dụng an thần gây ngủ, hạ huyết áp, điều hoà tim, giãn cơ trơn, do đó giảm các cơn đau do co thắt cơ trơn… Nghiên cứu thành phần, cấu tạo cũng như dược tính của các hợp chất alkaloid trên cây Bình vôi nhằm bào chế dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu sức khỏe của con người.
Do đó, hiện nay việc chiết tách các hợp chất alkaloid trong cây Bình vôi đang được nghiên cứu và phát triển.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Khái niệm về alkaloid.
Alkaloid là một hợp chất hữu cơ có chứa nitơ đa số có nhân vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật, thường có dược lực tính mạnh và độc, cho kết tủa và phản ứng màu với một số thuốc thử gọi là thuốc thử của alkaloid. (R.H.F. Manske, 1973).
1.2.Phân bố.
Theo Carey, A.Francis (1987), alkaloid thường chứa trong các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ, hạt, vỏ. Đôi khi trong cùng một cây thì bộ phận này giàu alkaloid bộ phận khác lại không có. Lượng alkaloid và tỷ lệ thành phần các alkaloid trong cây có thể thay đổi tùy theo mùa thu hái, tuổi của cây, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng…
Trong một cây thường chứa các alkaloid có cấu trúc hóa học gần giống nhau. Đặc biệt trong một số cây có chứa vài chục alkaloid như cây thuốc phiện, cây canhkina. Các alkaloid trong cây tồn tại dưới dạng muối với các hợp chất hữu cơ như acid succinic, acid oxalic, acid malic, acid meconic.
Tỉ lệ phần trăm các alkaloid trong bộ phận của cây có thể rất cao từ 10 đến 15% hay rất thấp vài phần nghìn, thậm chí vài phần vạn.
Thảm thực vật vùng nhiệt đới thường có nhiều cây có chứa alkaloid với hàm lượng cao.
1.3.Sự tạo thành alkaloid trong cây.
Trước đây người ta cho rằng nhân cơ bản của các alkaloid là do các chất đường hay thuộc chất chất của đường kết hợp với ammoniac để có nitơ mà sinh ra. Ngày nay bằng phương pháp dùng các nguyên tử đánh dấu (đồng vị phóng xạ) người ta chứng minh được alkaloid tạo ra từ các acid amin.
Qua định tính và định lượng alkaloid trong các bộ phận khác nhau của cây và theo dõi sự thay đổi của chúng trong quá trình phát triển của cây người ta thấy nơi tạo ra alkaloid không phải luôn luôn là nơi tích tụ alkaloid. Nhiều alkaloid được tạo ra ở rễ lại vận chuyển lên phần trên mặt đất của cây, sau khi thực hiện những biến đổi thứ cấp chúng được tích lũy ở lá, quả hay hạt (Carey, A.Francis, 1987)
1.4.Tính chất chung của alkaloid.
Theo Phan Đình Châu (1997), alkaloid thường có cấu trúc phức tạp gồm có C, H, N, và O, trong đó nitơ thường nằm trong mạch vòng (dị vòng có nitơ) và mang lại tính kiềm cho nó.
Chúng có một số tính chất lí hóa chính sau:
1.4.1.Tính chất lí học.
• Thể trạng:
Alkaloid thường là các chất có trọng lượng phân tử cao, thường ở thể rắn ở nhiệt độ thường.Các alkaloid ở thể rắn thường là các alkaloid không bay hơi, các alkaloid bay hơi thường ở thể lỏng. Các alkaloid ở thể rắn thường là các chất kết dễ kết tinh và có độ chảy xác định.Một số alkaloid không đo được độ chảy do nó bị phá hủy ở nhiệt độ thấp hơn độ chảy. Các alkaloid ở dạng lỏng ở nhiệt độ thường thường không có oxy trong phân tử (nicotin, spartein ). Các alkaloid ở dạng lỏng dưới dạng tự do nhưng khi tạo muối với acid thì nó có thể chuyển sang thể rắn (spartein ở thể lỏng nhưng spartein sulfat ở thể rắn). Tuy nhiên có một và trường hợp ngoại lệ một số alkaloid có oxy trong phân tử nhưng vẫn ở thể lỏng như arecolin , pilocarpin.
• Màu sắc
Đa số các alkaloid thường không màu hay màu trắng (các alkaloid có nitơ bậc 3), một số có màu vàng (các alkaloid là các hydroxyd amoni bậc 4). Ngoài ra có một số alkaloid ở dạng base không màu nhưng muối của nó với acid lại có màu (Ví dụ sanguinarin base không màu nhưng muối của nó có màu đỏ).
• Mùi vị.
Alkaloid thường có vị đắng .
• Độ tan.
Alkaloid thường không tan trong nước, trừ một số ở trạng thái lỏng như nicotin dễ tan trong nước. Alkaloid tan tốt trong các dung môi hữu cơ như cồn, benzene, toluene, diclomethan. Ngược lại, muối của nó với các acid hữu cơ và vô cơ dễ tan trong nước và một số dung môi hữu cơ phân cực và không tan trong dung môi hữu cơ không phân cực. Các dung môi hữu cơ phân cực mạnh như ethanol và methanol thường hòa tan cả alkaloid dạng muối và dạng base.
1.4.2.Tính chất hóa học.
• Tính kiềm:
Alkaloid có nitơ hóa trị 3, có tính kiềm tương tự NH3 tác dụng với acid tạo muối. Alkaloid có nitơ hóa trị 5 tạo muối với acid loại bỏ nước.
Các muối thường bền vững bền hơn alkaloid base vì ở trạng thái muối chúng khó biến thành đồng phân hỗ biến. Mặt khác dưới dạng muối với acid chúng tan rất tốt trong nước nên chúng thường được dùng làm thuốc. Độ bền vững của các muối của alkaloid đối với sự thủy phân phụ thuộc vào tính kiềm mạnh yếu khác nhau của các alkaloid và bản chất của acid mà nó kết hợp với.
Alkaloid là các base yếu nên chúng dễ dàng bị các base mạnh và trung bình như NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3 đẩy ra khỏi muối của chúng với acid tạo alkaloid base. Tính chất này của alkaloid được ứng dụng trong chiết xuất alkaloid từ dược liệu.
1.5.Tầm quan trọng của alkaloid.
Alkaloid nói chung là những chất có hoạt tính sinh học, có nhiều chất rất độc. Tác dụng của alkaloid thường khác nhau ở những loại cây khác nhau.
Trên thế giới hiện nay dùng nhiều thuốc tổng hợp nhưng vẫn không bỏ được các alkaloid lấy từ cây cỏ, vì có chất chưa tổng hợp được, và cũng có nhiều thuốc sản xuất tổng hợp không rẻ hơn chiết xuất hay tác dụng của chất tổng hợp chưa bằng tác dụng của các chất lấy từ cây. Do đó người ta vẫn dùng phương pháp chiết xuất từ cây ví dụ như ajmalin, morphin, reserpin, quinin, eserin…hay vừa sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên vừa tổng hợp vừa bán tổng hợp ví dụ như: ajimalisin, theobromin, cafein, ephedrine, atropine, vincamin…( Phạm Thanh Kỳ et al. 1997).


CHƯƠNG 2: CÂY BÌNH VÔI VÀ CÁC HỢP CHẤT ALKALOID TRONG CÂY
2.1.Chi Bình vôi (Stephania spp).
2.1.1.Phân loại khoa học.
Giới (regnum):
Plantae

(không phân hạng): Angiospermae

(không phân hạng) Eudicots

Bộ (ordo):
Ranunculales

Họ (familia):
Menispermaceae

Chi (genus):
Stephania Lour.

Bảng 1. Phân loại khoa học Chi Bình vôi (Stephania spp).
( nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_B%C3%ACnh_v%C3%B4i )
Chi Bình vôi hay chi Thiên kim đằng (danh pháp khoa học: Stephania spp, đồng nghĩa: Perichasma) là một chi thực vật có hoa trong họ Biển bức cát (Menispermaceae hay còn gọi là họ Tiết dê), có nguồn gốc ở miền đông và nam châu Á cũng như Australasia. Tên gọi dân dã nhất trong tiếng Việt là Bình vôi. Tuy nhiên, nhiều loài có các tên gọi địa phương đôi khi trùng nhau.(Thuy TT et al. 2005).
PlantSystematics.org liệt kê 120 danh pháp cho Chi này. Gồm một số loài như sau:
• Stephania aculeata (FM Bailey)
• Stephania bancroftii (FM Bailey)
• Stephania brevipes (Craib)
• Stephania cambodica (Gagnep.): bình vôi campuchia
• Stephania capitata ((Blume) Spreng.)
• Stephania cephalantha (Hayata): kim tuyến điếu ô quy, hán phòng kỷ, phấn phòng kỷ, bình vôi hoa đầu.



1T2t2J1AZ43pn74
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status