Khảo sát độc tính của nấm Metarhizium anisopliae trên sùng trắng - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1.1 Đặt vấn đề . 1
1.2 Mục đích yêu cầu . 2 1.2.1 Mục đích . 2 1.2.2 Yêu cầu . 2 Chương 2: Tổng quan tài liệu . 3
2.1 Giới thiệu sùng trắng . 3
2.1.1 Môi trường sống, nguồn thức ăn và khả năng gây hại của sùng trắng .
3 2.1.2 Đặc điểm sinh học, phân bố, chu kì sống, tập tính hoạt động của sùng trắng và xác định loài . 3 2.1.3 Các giai đoạn phát triển khác của sùng trắng .
5 2.1.4 Biểu hiện gây hại .
6 2.1.5 Các biện pháp hạn chế sùng trắng .
6 2.2 Chế phẩm sinh học diệt côn trùng .
7 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của biện pháp phòng trừ sinh học .
7 2.2.1.1 Giai đoạn tiền sử đến năm 1888.
7 2.2.1.2 Giai đoạn phát triển từ năm 1888 đến năm 1940 .
9 2.2.1.3Giai đoạn phát triển từ 1940 năm đến năm 1960 . 10
2.2.1.4 Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến nay . 11
2.2.2 Vai trò của chế phẩm sinh học .
11 2.2.3 Tính ưu việt của chế phẩm sinh học .
13 2.2.4 Các bước áp dụng biện pháp sinh học .
14 2.2.5 Một số chế phẩm sinh học diệt côn trùng hiện nay.
15 2.3 Giới thiệu nấm Metarhizium anisopliae . 15
2.3.1 Nấm ký sinh côn trùng .
15 2.3.2 Nấm Metarhizium anisopliae .
18 2.3.2.1 Phổ kí chủ của nấm Metarhizium anisopliae .
19 2.3.2.2 Tác động của nấm Metarhizium anisopliae vào cơ thể côn trùng
. 19 2.3.2.3 Độc tố diệt côn trùng của nấm Metarhizium anisopliae . 19
2.3.2.4 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của M.anisopliae .
19 2.3.2.5 Các dạng nấm Metarhizium anisopliae .
20 2.4 Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới .
21 2.4.1 Các nghiên cứu trong nước .
21 2.4.2 Các nghiên cứu trên thế giới .
21 Chương 3: Vật liệu – Phương pháp .
23 3.1 Nuôi sùng trắng .
23 3.2 Nhân giống nấm Metarhizium anisopliae .
24 3.3 Khảo sát độc tính của nấm Metarhizium anisopliae .
26 3.3.1 Phương pháp khảo sát độc tính .
26 3.3.2 Bố trí thí nghiệm .
27 Chương 4: Kết quả và thảo luận .
29 4.1 Giai đoạn nuôi sùng . 29 4.2 Giai đoạn nhân nấm .
29 4.3 Khảo sát độc tính của nấm Metarhizium anisopliae .
32 4.3.1 Phương pháp gây nhiễm 1 và 2 .
32 4.3.2 Phương pháp gây nhiễm 3 .
36 4.3.3 Ảnh hưởng của các phương pháp gây nhiễm nấm .
40 4.3.4 Hiệu quả của các dòng nấm với các phương pháp xử lý . 41
Chương 5: Kết luận và kiến nghị .
43 5.1 Kết luận .
43 5.2 Kiến nghị . 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 44
4
TÓM TẮT
NINH THỊ HUYỀN NGA, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 8/2005.
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CỦA NẤM Metarhizium anisopliae TRÊN SÙNG
TRẮNG.
Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN TẤN VIỆT
TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN
Nấm Metarhizium anisopliae là loại nấm diệt được các côn trùng trên đồng
ruộng rất hiệu quả. Lợi dụng đặc điểm này người ta đã tạo ra chế phẩm sinh học
MA diệt trừ các loại sâu, rầy… trên đồng ruộng giúp cải thiện năng suất cây trồng
nông nghiệp.
Đề tài đã được thực hiện tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh nhằm khảo sát độc tính của nấm Metarhizium anisopliae trên sùng trắng.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên gồm 18 nghiệm thức trong đó
14 nghiệm thức ứng với 10 dòng nấm (BDTN 15, BDLA 8, BXĐTV 3, BXĐLA 8,
MA 2, CP MA, SCLLLA 4, RBC – Q9 – 3,MA 11 và MA 13) và 4 nghiệm thức
đối chứng bao gồm: để nguyên, phun nước, phun môi trường bã bia + mật rỉ +
nước và đối chứng gây vết thương. Các nghiệm thức được thực hiện dựa trên 3
phương pháp gây nhiễm, 5 mẫu trên mỗi nghiệm thức.
Có 3 dòng nấm có khả gây độc trên sùng trắng là BXĐTV 3, SCLLLA 4 và
MA 11. Trong đó dòng MA 11 biểu hiện độc tính cao nhất (tỷ lệ sùng chết 80%).
Phương pháp gây nhiễm 1 và phương pháp gây nhiễm 2 không mang lại
hiệu quả khi gây nhiễm nấm Metarhizium anisopliae trên sùng trắng.
Phương pháp gây nhiễm 3 (tạo vết thương nhẹ trước khi gây nhiễm nấm) là
phương pháp hiệu quả khi gây nhiễm các dòng nấm BXĐTV 3, SCLLLA 4 và MA
11. Các dòng còn lại (BDTN 15, BDLA 8, BXĐLA 8, RBC – Q9 – 3, MA 11, MA
2, CP MA, MA 13) không hiệu quả với cả 3 phương pháp gây nhiễm.
1.1 Đặt vấn đề
Côn trùng gây hại luôn là mối đe dọa cho nền sản xuất nông nghiệp. Đối với
các quốc gia dựa vào nền nông nghiệp, sự nguy hại đó càng nghiêm trọng. Chính
vì vậy chúng trở thành đối tượng quan tâm trong rất nhiều nghiên cứu khoa học với
mong muốn là làm sao loại trừ được các côn trùng gây hại?
Qua nhiều thập kỉ, để diệt các côn trùng gây hại người ta đã sử dụng biện pháp
hóa học như một biện pháp đem lại hiệu quả tối đa.Tuy nhiên song song với lợi ích
đó, biện pháp hóa học gây xáo trộn hệ sinh thái, làm thoái hóa đất và làm ô nhiễm
môi trường. Cao hơn nữa là vấn đề kháng thuốc và dư lượng thuốc hóa học tồn
đọng trong thực vật gây tác động xấu đến sức khỏe của con người. Trước thực tế
đó, con người phải tìm kiếm một phương pháp khác vừa hiệu quả vừa an toàn cho
con người và không ô nhiễm môi trường đồng thời không làm mất cân bằng sinh
thái, biện pháp phòng trừ bằng sinh học ra đời. Biện pháp này dựa trên khả năng kí
sinh của các loài nấm, vi khuẩn và virus; có nghĩa là sử dụng các sinh vật sống để
diệt trừ côn trùng gây hại. Nhờ những ưu điểm của mình, biện pháp này hiện đang
được các nhà khoa học khắp thế giới rất quan tâm và là hướng ưu tiên hàng đầu
trong công tác phòng trừ sâu bệnh.
Hiện nay nấm được sử dụng rộng rãi trong phòng trừ các côn trùng gây hại do
tính hiệu quả và các lợi ích về môi trường và con người, hơn thế nữa nấm còn một
ưu điểm về phổ kí sinh rộng. Chính vì vậy, việc sản xuất chế phẩm nấm diệt côn
trùng đã dần dần được chú trọng. Do sự đa dạng về các chủng loài với độc tính
khác nhau, các nghiên cứu về nấm vẫn không ngừng được tìm tòi nghiên cứu.
Trong các loại nấm diệt côn trùng, nấm Metarhizium anisopliae được xem là
một loại nấm có khả năng diệt côn trùng rất hữu hiệu. Theo các nghiên cứu trước,
loại nấm này có khả năng diệt được cào cào và bọ xít với hiệu quả rất tốt. Đặc biệt
trong phổ kí sinh của mình, nấm M. anisopliae có thể diệt được một số loài bọ
cánh cứng có thể gây hại nghiêm trọng cho cây trồng nông nghiệp. Trong số các
loài bọ cánh cứng đó, các côn trùng họ bọ hung là loài côn trùng rất được quan tâm
hiện nay do khả năng gây hại nghiêm trọng trên rễ thực vật của ấu trùng (còn gọi là
sùng trắng) và khả năng gây hại trên lá của thành trùng.
Trước thực tế đó, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát độc tính
của nấm Metarhizium anisopliae trên sùng trắng .”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
 Chọn lựa phương pháp nhân nấm thích hợp cho nghiên cứu.
 Đánh giá độc tính của các dòng nấm Metarhizium anisopliae để chọn lọc
được các dòng có độc tính cao.
1.2.2 Yêu cầu
 Hiểu biết về đặc điểm sinh học, nguồn thức ăn, tập tính hoạt động của sùng
trắng. Từ đó tìm ra cách thức nuôi thích hợp đối với sùng trắng.
 Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm Metarhizium anisopliae và các phương
pháp nuôi cấy và nhân giống nấm thích hợp cho nghiên cứu.


5YDCx5Nf7Gx9JmV
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status