Nuôi thu sinh khối tảo Nannochloropsis oculata và sử dụng các loại thức ăn khác nhau để nuôi luân trùng Brachionus plicatlis làm thức ăn cho ấu trùng - pdf 11

Download Đề tài Nuôi thu sinh khối tảo Nannochloropsis oculata và sử dụng các loại thức ăn khác nhau để nuôi luân trùng Brachionus plicatlis làm thức ăn cho ấu trùng miễn phí



1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng luân trùng trong nước và trên thế giới.
1.1.1. Trên thế giới.
Mặc dầu luân trùng Brachionus plicatilis lúc đầu được xác định là vật gây hại trong các ao nuôi cá chình ở những năm 50 và 60 của thế kỷ trước. Nhưng cũng chính thời gian này, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã sớm nhận ra rằng loài luân trùng này có thể sử dụng làm sinh vật thức ăn sống thích hợp cho các giai đoạn ấu trùng ban đầu của cá biển. Việc sử dụng thành công luân trùng trong các hoạt động của trại sản xuất giống cá tráp đỏ Pagrus major thương mại đã khuyến khích việc nghiên cứu để phát triển các kỹ thuật nuôi hàng loạt luân trùng.
Từ năm 1956, nhiều đặc diểm sinh thái học, biến động quần đàn, sinh học sinh sản, dinh dưởng cá thể đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa. Sau 25 năm nghiên cứu (1956-1981), luân trùng đã đựơc sử dụng khá phổ biến trên thế giới và đã được ứng dụng thành công, làm thức ăn cho hơn 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác (Dhert, 1997 trích bởi Như Văn Cẩn, 1999).
Trên thế giới có nhiều phương pháp nuôi luân trùng khác nhau. Tuy nhiên có một số phương pháp phố biến sau:
- Nuôi theo phương pháp thu hoạch toàn bộ.
- Nuôi theo phương pháp thu hoạch bán liên tục.
- Nuôi bằng hệ thống tuần hoàn.
+ Nuôi theo phương pháp thu hoạch toàn bộ.
Đây là hình thức nuôi sinh khối được áp dụng sớm nhất trên thế giới. Luân trùng được cấy vào môi trường có tảo đang phát triển ở mật độ cao (khoảng 10-20x106 tb/ml).( Một điều chắc chắn rằng là các vi tảo biển là thức ăn tốt nhất cho luân trùng và có thể cho năng suất rất cao nếu có sẵn tảo với khối lượng đủ kèm theo việc quản lý thích hợp). Khi luân trùng sử dụng hết lượng tảo thì thu hoạch toàn bộ và dùng một phần làm giống cho các đợt nuôi khác.
+ Nuôi theo phương pháp thu hoạch bán liên tục.
Luân trùng được thả với mật độ thấp trong các bể tảo nhưng khi tảo được sử dụng hết, luân trùng được tiếp tục cho ăn bằng men bánh mì hay nguồn tảo từ bên ngoài. Khi mật độ luân trùng tương đối cao, thay vì thu hoạch toàn bộ theo phương pháp trên, người ta chỉ thu hoạch một phần thể tích sau đó bổ sung lượng nước mới vào. Thể tích thu hoạch hàng ngày khoảng 10-30% thể tích nuôi tuỳ theo mật độ và tốc độ tăng trưởng của quần đàn. Sau một vài lần thu hoạch, mật độ luân trùng có thể bị giảm dần do sự tích tụ chất thải và thức ăn thừa bị phân huỷ, khi đó ta thu hoạch làm thức ăn cho ấu trùng hay cấy sang bể mới.
+ Nuôi bằng hệ thống tuàn hoàn.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-2041/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

M Ở Đ ÀU
Để đáp ứng nhu cầu về thức ăn cho các đối tượng nuôi thuỷ sản phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế theo phương hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, ngoài việc cải tạo môi trường nước, bón phân, gây nuôi thức ăn tự nhiên, việc chế biến thức ăn tổng hợp, nuôi thức ăn sống để cung cấp cho cá và cảc thuỷ sản khác là một nhu cầu rất cần thiết hiện nay.
Thức ăn tươi sống là loại thức ăn thích hợp ở giai đoạn ấu trùng của nhiều đối tượng nuôi và ít gây ô nhiễm môi trường nuôi. Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng thức ăn tươi sống trong sinh sản nhân tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.
Vi tảo biển được coi là thức ăn tốt nhất cho các đối tượng nuôi, ngoaì thành phần dinh dưỡng là các vitamin thiết yếu, tảo biển còn chứa một hàm lượng đáng kể các acid béo không no HUFA n – 3, và những acid béo này có thể dễ dàng trở thành nguồn dinh dưỡng cho ấu trùng cá biển thông qua luân trùng là loại thức ăn sống trung gian. Trong số các loài tảo biển hiện đang được áp dụng rộng rãi, tảo Nannochloropsis oculata có chất lượng khá tốt và được sử dụng nuôi luân trùng ở nhiều nước trên thế giới.
Nuôi luân trùng là một khâu không thể thiếu của nhiều trại sản xuất giống nhân tạo các đối tượng hải sản. Đặc biệt ở giai đoạn lấy dinh dưỡng ngoài đầu tiên của ấu trùng các đối tượng nuôi hải sản như: cá, giáp xác, và động vật thân mếm. Luân trùng là loại thức ăn tốt nhât cho nhiều loại ấu trùng vì chúng có ưu điêm đặc biệt: giá trị dinh dưỡng cao, kích thước phù hợp,tốc độ bơi chậm, khả năng nuôi sinh khối cao….. Ngoài ra, luân trùng dễ thích nghi với môi trường, có khả năng chịu đựng đối với sự biến động lớn của độ mặn.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, sự thành công của các quy trình sản xuất giống cua xanh Scylla serrata, cá chẽm Lates calcarifer, cá mú Epinephelus sp.. đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với việc sản xuất thức ăn sống, đặc biệt tại các cơ sở sản xuất giống đại trà, nhằm cung cấp số lượng con giống lớn cho nhu cầu nuôi thương phẩm.
Xuất phát từ yều cầu thực tế trên, được sự đồng ý của bộ môn Hải Sản – Khoa nuôi trồng thuỷ sản - trường Đại Học Nha Trang, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài:
“Nuôi thu sinh khối tảo Nannochloropsis oculata và sử dụng các loại thức ăn khác nhau để nuôi luân trùng Brachionus plicatlis làm thức ăn cho ấu trùng cá biển”
Mục đích và ý nghĩa của đè tài:
Bước đầu làm quen với phương pháp ngiên cứu khoa học
Khả năng sinh khôi của tảo N. oculata
Loại thức ăn tốt nhất cho luân trùng Br. Plicatilis
Nội dung nghiên cứu:
Kỹ thuật nuôi thu sinh khối tảo N. oculata
Xác định mật độ tảo
Sử dụng tảo N. oculata nuôi luân trùng
Thử nghiệm một số sản phẩm mới để nuôi luân trùng
Xác định, so sánh mật độ nuôi luân trùng nuôi.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do mới làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, vốn kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên báo cáo không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong sự thông cảm và đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn thiện hơn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng luân trùng trong nước và trên thế giới.
1.1.1. Trên thế giới.
Mặc dầu luân trùng Brachionus plicatilis lúc đầu được xác định là vật gây hại trong các ao nuôi cá chình ở những năm 50 và 60 của thế kỷ trước. Nhưng cũng chính thời gian này, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã sớm nhận ra rằng loài luân trùng này có thể sử dụng làm sinh vật thức ăn sống thích hợp cho các giai đoạn ấu trùng ban đầu của cá biển. Việc sử dụng thành công luân trùng trong các hoạt động của trại sản xuất giống cá tráp đỏ Pagrus major thương mại đã khuyến khích việc nghiên cứu để phát triển các kỹ thuật nuôi hàng loạt luân trùng.
Từ năm 1956, nhiều đặc diểm sinh thái học, biến động quần đàn, sinh học sinh sản, dinh dưởng cá thể đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa. Sau 25 năm nghiên cứu (1956-1981), luân trùng đã đựơc sử dụng khá phổ biến trên thế giới và đã được ứng dụng thành công, làm thức ăn cho hơn 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác (Dhert, 1997 trích bởi Như Văn Cẩn, 1999).
Trên thế giới có nhiều phương pháp nuôi luân trùng khác nhau. Tuy nhiên có một số phương pháp phố biến sau:
Nuôi theo phương pháp thu hoạch toàn bộ.
Nuôi theo phương pháp thu hoạch bán liên tục.
Nuôi bằng hệ thống tuần hoàn.
+ Nuôi theo phương pháp thu hoạch toàn bộ.
Đây là hình thức nuôi sinh khối được áp dụng sớm nhất trên thế giới. Luân trùng được cấy vào môi trường có tảo đang phát triển ở mật độ cao (khoảng 10-20x106 tb/ml).( Một điều chắc chắn rằng là các vi tảo biển là thức ăn tốt nhất cho luân trùng và có thể cho năng suất rất cao nếu có sẵn tảo với khối lượng đủ kèm theo việc quản lý thích hợp). Khi luân trùng sử dụng hết lượng tảo thì thu hoạch toàn bộ và dùng một phần làm giống cho các đợt nuôi khác.
+ Nuôi theo phương pháp thu hoạch bán liên tục.
Luân trùng được thả với mật độ thấp trong các bể tảo nhưng khi tảo được sử dụng hết, luân trùng được tiếp tục cho ăn bằng men bánh mì hay nguồn tảo từ bên ngoài. Khi mật độ luân trùng tương đối cao, thay vì thu hoạch toàn bộ theo phương pháp trên, người ta chỉ thu hoạch một phần thể tích sau đó bổ sung lượng nước mới vào. Thể tích thu hoạch hàng ngày khoảng 10-30% thể tích nuôi tuỳ theo mật độ và tốc độ tăng trưởng của quần đàn. Sau một vài lần thu hoạch, mật độ luân trùng có thể bị giảm dần do sự tích tụ chất thải và thức ăn thừa bị phân huỷ, khi đó ta thu hoạch làm thức ăn cho ấu trùng hay cấy sang bể mới.
+ Nuôi bằng hệ thống tuàn hoàn.
Nuôi luân trùng với mật độ cao thường dẫn đến sự ô nhiễm do phân huỷ thức ăn thừa và tích tụ của chất thải. Năm 1976, Hirata lần đầu tiên đã mô tả một phương pháp đơn giản cải thiện chất lượng nước bằng cách cho chảy qua một kênh rải sỏi. Năm 1979, ông cải tiến bằng một hệ thống làm lưu thông nước 20 lần / ngày. Các chất bẩn được định kỳ thu vào bể có chứa các loại vi khuẩn nhằm phân huỷ thành các chất vô cơ và chất khoáng. Những chất khoáng này sau đó được dùng để nuôi tảo và dùng tảo nuôi luân trùng. Với hệ thống bể nuôi 500 lít theo phương pháp này cần có thêm một bể tạo dòng chảy 150 lít. Luân trùng được thả với mật độ ban đầu thấp và thu hoạch khi đạt đến mật độ 100-150 cá thể/mL và có thể tiếp tục tăng lên đến mật độ 500 cá thể/mL. Ở mật độ này lượng luân trùng hàng ngày có thể đạt tới 80.5x106 cá thể ít nhất là 20 ngày (Hirata, 1979 trích bởi Cái Ngọc Bảo Anh, 1999).
1.1.2. Ở Việt Nam.
Tại Việt Nam các vấn đề nghiên cứu về luân trùng đã phổ biến nhiều.
Nguyễn Quyền và ctv (1976-1980) đã nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học luân trùng như mùa vụ xuất hiện trong tự nhiên, ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn. thức ăn và đã thử áp dụng hệ thống bể nuôi tuần hoàn trong nuôi sinh khối luân trùng.
Nguyễn Thị Nga (1998) đã ngh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status