Tìm hiểu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển và phương thức cấy chuyển đến hệ số nhân và chất lượng cây invitro trên giống chuối Tiêu Hồng - pdf 11

Download Luận văn Tìm hiểu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển và cách cấy chuyển đến hệ số nhân và chất lượng cây invitro trên giống chuối Tiêu Hồng miễn phí



MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề: 1
1.2. Mục tiêu - ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu 2
1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
1.3. Địa điểm nghiên cứu 2
1.3.1. Thời gian nghiên cứu 2
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Một số nét sơ lược về cây chuối 3
2.1.1 Giới thiệu về cây chuối 3
2.1.2. Phân loại và phân bố 3
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm của cây chuối 5
2.2.2. Giá trị thương phẩm 7
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trong và ngoài nước 8
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuốii 8
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối tại Việt Nam 10
2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống chuối Tiêu Hồng tại Việt Nam 11
PHẦN III: VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP 15
NGHIÊN CỨU 15
3.1. Vật liệu nghiên cứu 15
3.2. Nội dung nghiên cứu 15
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. 15
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hửơng của cách cấy mẫu đến hệ số nhân chồi của giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 15
3.3.2. Điều kiện thí nghiệm: 16
3.3.3. Cách tính các chỉ tiêu 17
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm 18
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro: 19
4.2. Ảnh hưởng của cách cấy mẫu đến hệ số nhân chồi của giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro: 31
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
5.1. Kết luận 39
5.2. Đề nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-2016/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề: 1
1.2. Mục tiêu - ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu 2
1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
1.3. Địa điểm nghiên cứu 2
1.3.1. Thời gian nghiên cứu 2
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Một số nét sơ lược về cây chuối 3
2.1.1 Giới thiệu về cây chuối 3
2.1.2. Phân loại và phân bố 3
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm của cây chuối 5
2.2.2. Giá trị thương phẩm 7
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trong và ngoài nước 8
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuốii 8
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối tại Việt Nam 10
2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống chuối Tiêu Hồng tại Việt Nam 11
PHẦN III: VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP 15
NGHIÊN CỨU 15
3.1. Vật liệu nghiên cứu 15
3.2. Nội dung nghiên cứu 15
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. 15
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hửơng của cách cấy mẫu đến hệ số nhân chồi của giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 15
3.3.2. Điều kiện thí nghiệm: 16
3.3.3. Cách tính các chỉ tiêu 17
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm 18
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro: 19
4.2. Ảnh hưởng của cách cấy mẫu đến hệ số nhân chồi của giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro: 31
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
5.1. Kết luận 39
5.2. Đề nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Cây chuối được nhân giống theo phương pháp truyền thống (tách chồi) thường sinh trưởng kém, phát triển chậm, cây không đồng đều, lâu cho thu hoạch, thu hoạch không tập trung. Phương pháp nhân giống này thường làm cây con bị mắc bệnh virus rất nguy hiểm dẫn đến tình trạng thoái hoá giống cao.
Hiện nay người dân thường sử dụng cây con chuối được nhân từ phương pháp nuôi cấy mô, đặc biệt phổ biến ở những vùng trồng chuối lớn, tập trung. Từ 1 củ chuối, thông qua phương pháp nuôi cấy mô sau 1 năm có thể sản xuất được tới 2.000 cây chuối con sạch bệnh và chất lượng cao để trồng ra vườn sản xuất. Cây chuối nuôi cấy mô được trồng trong túi bầu nhỏ gọn nên dễ vận chuyển đi xa an toàn. Trồng bằng cây giống nuôi cấy mô cho tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, đồng đều, thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch được rút ngắn. Tính đồng nhất của giống chuối nuôi cấy mô giúp chúng ta có thể điều khiển được thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch cũng như tăng năng suất và chất lượng trái.
Thông qua phương pháp nuối cấy mô người ta tạo ra 1 cây con giống hoàn toàn sạch bệnh, đặc biệt là với các bệnh do virus gây ra. Theo tổng kết của các nhà khoa học và thực tế sản xuất ở một số địa phương có diện tích trồng chuối tập trung lớn như Đồng Nai, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh cho thấy trồng chuối nuôi cấy mô sạch bệnh có khả năng làm tăng năng suất từ 15- 20%. Ưu thế lớn nhấtcủa giống chuối này là cây ra hoa đồng nhất, buồng chuối đồng đều, chất lượng đồng hạng, thu hoạch đồng loạt, giá trị đồng dạng nên bán được giá cao nhất.
Tuy nhiên hiện nay phương pháp nhân giống chuối bằng kỹ thuật nuôi cấy mô còn tồn tại một số nhược điểm. Nhưng nhược điểm lớn nhất thường gặp là có xuất hiện một tỷ lệ nhất định thể biến dị không mong muốn. Theo một số tài liệu cho thấy khi số lần cấy chuyển càng nhiều thì tỷ lệ biến dị càng cao. Tuy nhiên tỷ lệ biến dị này còn phụ thuộc vào từng giống, loài. Để góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống invitro cây chuối chúng tui tiến hành đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển và cách cấy chuyển đến hệ số nhân và chất lượng cây invitro trên giống chuối Tiêu Hồng. ”
1.2. Mục tiêu - ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá được số lần cấy chuyển thích hợp để nâng cao chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro.
- Đánh giá được cách cấy chuyển thích hợp để nâng cao hệ số nhân cho giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro.
1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống cây chuối Tiêu Hồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô nhằm nâng cao chất lượng cây giống.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thành công của đề tài sẽ được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác đồng thời sẽ được ứng dụng trong việc nhân giống chuối Tiêu Hồng nhằm hạn chế tỷ lệ biến dị trong nuôi cấy.
1.3. Địa điểm nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Các thí nghiệm được tiến hành từ ngày 25/02/2011 đến ngày20/05/2011.
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa công nghệ sinh học – Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số nét sơ lược về cây chuối
2.1.1 Giới thiệu về cây chuối
2.1.1.1 Nguồn gốc
Theo phân loại của Võ Văn Chi (1978) các loài chuối thuộc ngành Ngọc Lan (Mangolophya), lớp Hành (Liliopsida), phân lớp Hành (Lilidae), bộ Gừng (Zingibereles), họ Chuối (Musacea). Họ chuối gồm 2 chi với 70 loài, trong đó: chi Ensete gồm 10 loài, phân bố chủ yếu vùng Châu Phi; chi Musa gồm 60 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới [2].
Cây chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó được di thực sang Châu Úc rồi tới các nước Trung và Nam Mỹ. Một số tác giả còn cho rằng từ Đông Nam Á cây chuối được chuyển qua Madagasca vào lục địa Châu Phi, sau đó tới các đảo Canari và Santodomigo.
2.1.2. Phân loại và phân bố
Theo Simmond N. W., (1962) số lượng giống chuối hiện trồng trên thế giới là 100 - 300 giống và tất cả các giống chuối ăn được đều thuộc nhóm Eumusa, được hình thành do sự kết hợp di truyền giữa 2 loài chuối dại là Musacea.acuminata (A) và Musacea.balbisiana (B), trong đó, những kiểu gen đều có gen A và gen B, bên cạnh một số ít ngoại lệ. Đại bộ phận các giống chuối hiện nay là tam bội thể (AAA, AAB, ABB), nhị bội thể (AA, AB, BB),còn tứ bội thể thì rất hiếm (chỉ một số giống ở Thái Lan) [12].
Theo hệ thống phân loại của Simmond N. W., dựa trên cơ sở số lượng nhiễm sắc thể và cho điểm các đặc điểm hình thái của 2 loài Musacea.acuminata (A) và Musacea.balbisiana (B) theo 15 đặc điểm thực vật học. Hệ thống phân loại này các giống chuối hiện nay được phân nhóm theo kiểu gen như sau (dẫn theoNguyễn Thị Việt Nga(1996)) [5].
Nhóm 1: Kiểu gen AA
Trong nhóm này có các giống: chuối Ngự, chuối Cau, chuối Pisang Mas (Malaixia), Ladies Finger (Hawai), các giống này thường có quả nhỏ, vỏ mỏng, chất lượng cao, năng suất thấp, kháng bệnh Panama nhưng mẫn cảm với Sigatoka.
Nhóm 2: Kiểu gen AAA
Trong nhóm này có các giốngchuối Tiêu: Pingsa Embun (Malaixia), Chinese (Hawai),…. Các giống thuộc nhóm này có năng suất, chất lượng tốt được trồng phổ biến ở nhiều nước. Ngoài ra, dễ tiêu thụ và xuất khẩu, thích hợp với trồng ở vùng vĩ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status