Một số ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường và sinh vật - pdf 11

Download Đề tài Một số ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường và sinh vật miễn phí



Sử dụng phân bón hoá học và hợp chất bảo vệ thực vật là chìa khoá thành công của cuộc cách mạng xanh, trong nền nông nghiệp, công nghiệp hoá (nông nghiệp đầu tư cao) để đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại do sự ảnh hưởng của phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ con người. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở các nước phát triển mà nó đang ngày trở lên nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Khi người nông dân áp dụng những công nghệ hiện đại (như giống mới, phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), máy móc, thiết bị tưới tiêu.) Đã nảy sinh rất nhiều vấn đề môi trường:
- Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu, N03-, do đó tác động xấu đến sức khoẻ con người, động vật hoang dại và suy thoái các hệ sinh thái.
- Gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm thức ăn cho gia súc bởi dư lượng thuốc trừ sâu, NO3- và chất kích thích sinh trưởng.
- Gây xói mòn đất, giảm độ phì của đất do xu hướng sử dụng nhiều phân bón hoá học thay cho phân hữu cơ.
- Gây mặn hoá thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý.
- Gây ô nhiễm không khí do sự khuyếch tán của HCBVTV.
- Chặt phá rừng, mở rộng diện tích canh tác gây suy thoái nguồn nước ngầm, làm mất dần và có nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật hoang dã.
- Xu thế tiêu chuẩn hoá, chuyên canh hoá tập trung vào một số giống cây, con mới đồng nhất về di truyền trong nông nghiệp dẫn đến sự thay thế dần và biến mất những giống loài truyền thống – cơ sở di truyền để cải tạo giống là nguồn gen dự trữ quan trọng trong tương lai.
1. Ô nhiễm môi trường từ phân bón hoá học:
Nitrat (N03-) là yếu cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng, đồng thời nó cũng được xem là mối đe doạ cho sức khoẻ con người và tính trong sạch của các nguồn nước tự nhiên. Tính trung bình, khi bón phân đạm vào đất thực vật chỉ hấp thụ được khoảng 50 - 60%, số còn lại đi vào các nguồn khác.
Mặc dù thực vật rất cần nitơ nhưng ion NO3- gần như không bị đất hấp thụ và luôn tồn tại ở dạng linh động dễ bị rửa trôi vào các nguồn nước. Một nghiên cứu vào năm 1972 ở Anh cho thấy có hiện tượng phú dưỡng ở cả 18 con sông nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu bằng phương pháp nguyên tử đánh dấu đã khẳng định N-NH4 tronh nước có nguồn gốc từ nitơ bón vào đất. Như vậy nguồn gốc N03- trong nước là do phân bón vô cơ và hữu cơ đậc biệt khi người nông dân bón không đúng lúc, bón thúc vào thời kỳ cây không cần và bón không đều.
Ô nhiễm nỉtat không phải là vấn đề mới, cách đây hàng trăm năm người ta đã ghi nhận nồng độ coa của nó trong các giếng nước ăn nhưng phát hiện mới nhất là NO3- liên quan tới sức khoẻ cộng đồng thể hiện qua 2 loại bệnh:
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-2105/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT
Sử dụng phân bón hoá học và hợp chất bảo vệ thực vật là chìa khoá thành công của cuộc cách mạng xanh, trong nền nông nghiệp, công nghiệp hoá (nông nghiệp đầu tư cao) để đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại do sự ảnh hưởng của phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ con người. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở các nước phát triển mà nó đang ngày trở lên nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Khi người nông dân áp dụng những công nghệ hiện đại (như giống mới, phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), máy móc, thiết bị tưới tiêu....) Đã nảy sinh rất nhiều vấn đề môi trường:
- Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu, N03-, do đó tác động xấu đến sức khoẻ con người, động vật hoang dại và suy thoái các hệ sinh thái.
- Gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm thức ăn cho gia súc bởi dư lượng thuốc trừ sâu, NO3- và chất kích thích sinh trưởng.
- Gây xói mòn đất, giảm độ phì của đất do xu hướng sử dụng nhiều phân bón hoá học thay cho phân hữu cơ.
- Gây mặn hoá thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý.
- Gây ô nhiễm không khí do sự khuyếch tán của HCBVTV.
- Chặt phá rừng, mở rộng diện tích canh tác gây suy thoái nguồn nước ngầm, làm mất dần và có nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật hoang dã.
- Xu thế tiêu chuẩn hoá, chuyên canh hoá tập trung vào một số giống cây, con mới đồng nhất về di truyền trong nông nghiệp dẫn đến sự thay thế dần và biến mất những giống loài truyền thống – cơ sở di truyền để cải tạo giống là nguồn gen dự trữ quan trọng trong tương lai.
1. Ô nhiễm môi trường từ phân bón hoá học:
Nitrat (N03-) là yếu cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng, đồng thời nó cũng được xem là mối đe doạ cho sức khoẻ con người và tính trong sạch của các nguồn nước tự nhiên. Tính trung bình, khi bón phân đạm vào đất thực vật chỉ hấp thụ được khoảng 50 - 60%, số còn lại đi vào các nguồn khác.
Mặc dù thực vật rất cần nitơ nhưng ion NO3- gần như không bị đất hấp thụ và luôn tồn tại ở dạng linh động dễ bị rửa trôi vào các nguồn nước. Một nghiên cứu vào năm 1972 ở Anh cho thấy có hiện tượng phú dưỡng ở cả 18 con sông nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu bằng phương pháp nguyên tử đánh dấu đã khẳng định N-NH4 tronh nước có nguồn gốc từ nitơ bón vào đất. Như vậy nguồn gốc N03- trong nước là do phân bón vô cơ và hữu cơ đậc biệt khi người nông dân bón không đúng lúc, bón thúc vào thời kỳ cây không cần và bón không đều.
Ô nhiễm nỉtat không phải là vấn đề mới, cách đây hàng trăm năm người ta đã ghi nhận nồng độ coa của nó trong các giếng nước ăn nhưng phát hiện mới nhất là NO3- liên quan tới sức khoẻ cộng đồng thể hiện qua 2 loại bệnh:
- Methaemoglobinaemia: Trè xanh ở trẻ sơ sinh.
- Ung thư dạ dày ở người lớn.
Thực ra NO3- không độc, nhưng khi nó bị khử thành nỉtit(NO2-) trong cơ thể nó trở nên rất độc. NO3- trong dạ dày bị các vi khuẩn khử thành NO2- và sâm nhập vào máu, nó phản ứng với haemoblobin chứa Fe2+ ( đây là phân tử có chức năng vận chuyển O2 đi khắp cơ thể) tạo ra methaemoglobinaemia chứa Fe3+ có rất ít năng lực vận chuyển O2 và trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với bệnh này do trong dạ dày của chungs không đủ axit để ngăn cản các vi khuẩn biến đổi NO3- thành NO2-.
Ung thư dạ dày cũng là bệnh liên quan tới hàm lượng NO3trong nước và do quá trình biến đổi từ NO3- thành NO2 phản ứng với một loại amin thứ sinh xuất hiện khi phân huỷ mỡ hay prôtêin ở bên trong dạ dày tạo ra hợp chất N – nitroso( chất gây ung thư). Vì tính chất nguy hiểm của NO3 đối với sức khoẻ cộng đồng nên châu Âu qui định mức chuẩn cho nước uống là 50g NO3 -/m3, giá trị tối ưu không quá 25g NO3/m3.
2. Ô nhiễm môi trường do HCBVTV:
Việc sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường. Định hướng của thuốc trừ sâu là diệt sâu hại, nhưng diễn biến thực tế của lại ảnh hưởng độc tới đất, nước, không khí, đại dương và các sản phẩm nông nghiệp, động vật sức khoẻ con người đặc biệt những dư lượng của những chất do tính độc cao như chlordane, DDT, picloram, zimazine...
Một đặc tính quan trọng của HCBVTV trong hệ sinh thái là tính khuyếch đại sinh học. Từ nồng độ sử dụng nhỏ, sau khi vào hệ sinh thái thông qua chuỗi lưới thức ăn chất độc được tích luỹ với nồng độ cao dần qua các bậc dinh dưỡng. Hầu hết các loại HCBVTV đều độc đối với người và động vật máu nóng, tuy nhiên mức độ gây độc của mỗi loại thuốc có khác nhau, có loại thuốc gây độc cấp tính, có loại thuố có tính tích luỹ lâu trong cơ thể sống, bền vững trong môi trường. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 90% HCBVTV không đạt mục đích mà gây nhiễm độc đất, nước, nông sản. Việc sử dụng lặp lại nhiều lần cùng một loại thuốc ở nhiều nước đang phát triển do được bao cấp, trợ giá dẫn đến hiện tượng quen thuốc buộc phải sử dụng các chủng loại HCBVTV khác có độc tính cao hơn và càng xúc tiến rủi ro về môi trường cũng như nghề nghiệp.
Theo kết quả báo cáo của viện bảo vệ thực vật năm 1999, hiện nay trên thị trường Việt Nam có 270 loại thuốc diệt côn trùng, 216 loại thuốc diệt nấm, 160 loại thuốc diệt cỏ, 12 loại thuốc diệt gậm nhấm và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng. Điều đáng là 60% tổng số hoá chất trên được sử dụng phun cho rau quả mà phần lớn nông dân lại không hiểu đầy đủ về tác dụng, chức năng của mỗi loại thuốc cho nên họ thường phun sai chủng loại, liều lượng cũng như thời gian cho phép.
Ví dụ trung bình từ 1 đến 3 ngày họ lại phun thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc trừ sâu cho dưa chuột và đậu. Năm 1990 lượng HCBVTV được sử dụng là 10.300 tấn đến năm 1998 đã tăng lên 33.000 tấn. Rất nhiều vụ ngộ độc do HCBVTV gây ra ở các quy mô và mức độ khác nhau. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do HCBVTV nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã chú ý đến việc quản lý sâu hại tổng hợp( IPhần mềm ) để kìm dữ sâu bệnh ở mức chấp nhận được. IPhần mềm bao gồm việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách có chọn lọc và dựa trên việc áp dụng các biện pháp sinh học, tính đề kháng di truyền và thực tiễn quản lý thích hợp./.
ô nhiễm đất
Đất được hình thành từ đá qua quá trình phong hoá. Khi sự sống trên trái đất chưa xuất hiện, thì vòng đại tuần hoàn địa chất là quá trình phong hoá đá đã dần dần hình thành phần không sống của hệ sinh thái đất (các chất khoáng, các dạng nước, các chất khí) gọi là mẫu chất tạo tiền đề cho sinh vật phát triển. Kể từ khi có những sinh vật đơn bào đầu tiên xuất hiện trên mẫu chất là lúc xuất hiện một vòng tuần hoàn mới – vòng tiểu tuần hoàn sinh học.
Như vậy tự bản thân môi trường đất đã có cấu trúc, chức năng như là một hệ sinh thái, một mẫu hình của hệ thống mở. Tuy nhiên sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status