Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Gia Nghĩa - pdf 11

Download Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Gia Nghĩa miễn phí



Câu 1: (2 điểm )
Chép lại bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và nêu nội dung chính của bài thơ đó.
 
Câu 2: (2 điểm)
Điệp ngữ là gì? Hãy chỉ ra và xác định dạng điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
(Phạm Tiến Duật)
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-15070/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ GIA NGHĨA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”.
Câu 2: (2 điểm)
Tìm số từ trong bài thơ sau và xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Một canh…hai canh…lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)
II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
Hãy kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
----------------Hết------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
* Ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”:
- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy và phong tục thờ cúng tổ tiên bằng bánh chưng, bánh giầy trong dịp tết.
- Thể hiện sự thờ kính tổ tiên, trời đất của nhân dân.
- Đề cao nghề nông và bàn tay của người lao động.
- Đề cao lòng tốt, bênh vực kẻ cùng kiệt khổ trong xã hội.
(2điểm)
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
* Số từ trong bài thơ: một (canh), hai (canh), ba (canh), bốn (canh), năm (canh).
* Xác định ý nghĩa của số từ:
- Số từ chỉ số lượng: một (canh), hai (canh), ba (canh), bốn (canh), năm( cánh).
- Số từ chỉ thứ tự: (canh) bốn, (canh) năm
1 điểm
1 điểm
TLV
* Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật Thánh Gióng
* Thân bài:
- Sự ra đời của Gióng.
- Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
- Gióng thắng giặc và bay về trời.
- Vua nhớ công ơn, lập đền thờ và phong danh hiệu.
* Kết bài: Kể kết thúc câu chuyện, nêu cảm nghĩ chung của em đối với nhân vật Gióng và rút ra bài học từ câu chuyện ấy.
(1 điểm)
(4 điểm)
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
(1 điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ GIA NGHĨA
Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I) PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT:(4 điểm).
Câu 1: (2 điểm)
- Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên”?
Câu 2: (2 điểm)
Cụm danh từ là gì? Tìm các cụm danh từ trong những câu sau:
- [….] Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
(Thạch Sanh – Sách Ngữ Văn 6, Tập 1)
- Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ.
(Thạch Sanh – Sách Ngữ Văn 6, Tập 1)
II) PHẦN TẬP LÀM VĂN : (6 điểm)
Hãy kể về một người thân mà em yêu mến nhất.
………..Hết………..
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 (Đề số 2)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
* Ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”:
- Nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi.
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
1 điểm
1 điểm
Câu 2
a) Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
b) Cụm danh từ trong hai câu sau là:
+ Một lưỡi búa của cha để lại.
+ Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ.
1 điểm
1 điểm
TLV
* Mở bài: Giới thiệu chung về người thân mà em yêu mến
* Thân bài:
- Kể về hình dáng bên ngoài của người thân
- Về công việc, tính tình, sở thích, tài năng của người thân của mình.
- Tình cảm, thái độ của người thân dành cho em và ngược lại của em dành cho người thân.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung của em về người thân của mình.
(1 điểm)
(4 điểm)
1 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
(1 điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
THỊ XÃ GIA NGHĨA
Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I) PHẦN VĂN- TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm )
Nêu những nét chung về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ
“Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh?
Câu 2: (2 điểm)
Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:
Bàn (danh từ) – Bàn (động từ).
Đá (động từ) – Đá (danh từ).
II) PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý nhất.
……………Hết…………..
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 (ĐỀ 2)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
- Cả hai bài thơ đều được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Đều miêu tả vẻ đẹp đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc và thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả dành cho thiên nhiên, cho quê hương đất nước.
- Đều thể hiện được phong thái ung dung, lạc quan, tâm hồn nhạy cảm của Bác Hồ.
- Cả hai bài thơ đều được làm theo thể thơ TNTT vừa mang phong cách cổ điển ,vừa hiện đại.
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
Câu 2
- Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh những nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- HS tự đặt câu (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
(1điểm)
(1điểm)
TLV
* Mở bài: Giới thiệu người thân là ai? Quan hệ của em với người đó? Tình cảm của em dành cho người đó như thế nào?
* Thân bài:
- Thể hiện tình cảm của mình đối với người đó qua việc:
- Hồi tưởng kỉ niệm, ấn tượng về người đó.
- Sự gắn bó với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, cuộc sống.
- Nghĩ đến hiện tại, tương lai của họ mà bày tỏ tình cảm, mong muốn
* Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc về người thân.
(1điểm)
(4điểm)
1điểm
1điểm
1điểm
1điểm
(1điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ GIA NGHĨA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm )
Chép lại bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và nêu nội dung chính của bài thơ đó.
Câu 2: (2 điểm)
Điệp ngữ là gì? Hãy chỉ ra và xác định dạng điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
(Phạm Tiến Duật)
II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
Cảm nghĩ về một loài cây mà em yêu thích.
---------------------Hết---------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 (ĐỀ 1)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Chép đúng bài thơ:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
- Nội dung :
+ Bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà còn heo hút,
+ Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
1điểm
1điểm
0,5điểm
0,5điểm
Câu 2
- Khái niệm: Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hay cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Xác định điệp ngữ : rất lâu, khăn xanh.=>điệp ngữ nối tiếp
1điểm
1điểm
TLV
* Mở bài:
Giới thiệu chung về loài cây mà em yêu.
* Thân bài:
- Đặc điểm của loài cây: thân, lá, hoa, quả…
- Cây có ích gì cho cuộc sống của vùng quê em.
- Cây gắn bó với cuộc sống của gia đình như thế nào?
- Cây trong cuộc sống của riêng em (kỉ niệm của em với loài cây, kỉ niệm của cây v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status