Bán khống chứng khoán và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 11

Download Đề tài Bán khống chứng khoán và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí



Ngày 20/7/2000, TTGDCK đầu tiên của Việt Nam đã chính thức khai trương hoạt
động tại Tp.Hồ Chí Minh đã thể hiện sự nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc
đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, một bước ti ến
quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính. Đây là sự
kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài
hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng. Nó là chiếc cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư bao
gồm các tổ chức kinh tế - xã hội, đông đảo quần chúng có nguồn vốn nhàn rỗi với một bên
là các doanh nghiệp cần vốn và Nhà nước cần tiền để thoả mãn các nhu cầu chung của nền
kinh tế. Thị trường chứng khoán ra đời đã góp phần tích cực vào việc cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình xã h ội hoá vốn đầu tư phát triển. Nếu thị
trường chứng khoán hoạt động lành mạnh và có hiệu quả, thì qua nó, chúng ta có thể đánh
giá được tốc độ phát triển của nền kinh tế. Và vì vậy nó là công cụ cho công tác quản lý
kinh tế vĩ mô của Nhà nước.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16456/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

HCM)
- 24 -
Bảng 4: Quy mô niêm yết thị trường hiện tại ở TTGD Hà Nội
Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu Khác
Số CK niêm yết (1 CK) 327 135 192 0,00
KL niêm yết (ngàn CK) 2.379,907 1.482,811 897095 0,00
GT niêm yết (triệu đ) 104.537.712,7 14.828.114,1 89.709.598,6 0,00
(Nguồn TTGDCK Hà Nội)
Có thể thấy, số lượng hàng hóa trên TTCK VN tăng khá nhanh, điều này thể hiện sự
quan tâm của các công ty niêm yết đối với thị trường ngày càng nhiều.
Số lượng công ty niêm yết tăng lên, nhưng các "đại gia" mới chỉ có lác đác. Các "đại
gia" đã niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường đạt 10 nghìn tỉ đồng trở lên (tức trên 625
triệu USD) mới có 12 (sàn TP.HCM có 9, đứng đầu là VNM trên 29,4 nghìn tỉ đồng, tiếp
đến là STB gần 28,7 nghìn tỉ đồng, DPhần mềm trên 27,5 nghìn tỉ, FPT trên 20,4 nghìn tỉ, SSI
trên 19,8 nghìn tỉ, PPC trên 19 nghìn tỉ, PVD 16,3 nghìn tỉ, HPG trên 12,4 nghìn tỉ,VIC
12,4 nghìn tỉ; sàn Hà Nội có 3, đứng đầu - đồng thời cũng đứng đầu cả nước - là ACB gần
42,6 nghìn tỉ, tiếp đến là KBC 17,8 nghìn tỉ, PVS trên 11,9 nghìn tỉ). Như vậy, công ty
niêm yết giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam cho đến nay đạt chưa được 2,7 tỉ
USD và số công ty niêm yết đạt từ 1 tỉ USD trở lên hiện mới có 10. Vấn đề đặt ra là cần
đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và đưa lên thị trường niêm yết các "đại gia" (tổng vốn sản
xuất kinh doanh theo sổ sách của doanh nghiệp nhà nước hiện có 1.338,2 nghìn tỉ đồng,
nếu được đấu giá thì sẽ gấp nhiều lần con số đó).
2.2.3 Về tình hình các tổ chức trung gian
 Các tổ chức trung gian chủ lực:
Bảng 5: Các tổ chức trung gian chủ lực trên TTCK VN hiện nay
Tổ chức trung gian Số lượng Vốn điều lệ (triệu đồng)
Công ty chứng khoán 87 12.601.750
Công ty quản lý quỹ đầu tư 30 1.153.992
Tổng cộng 117 13.755.742
(Nguồn UBCK Nhà nuớc)
Các CTCK đều được phép hoạt động tất cả các nghiệp vụ. Khi tham gia thị trường, về
cơ bản các CTCK đều tuân thủ quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK cũng như
sự định hướng, chỉ đạo của UBCKNN, SGD và TTGDCK. Các CTCK không ngừng tự
hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực nghiệp vụ nhân viên, tăng vốn điều
lệ, xây dựng mạng trực tuyến, thành lập các chi nhánh các phòng giao dịch tại một số tỉnh
- 25 -
thành trong cả nước. Những thành công của CTCK góp phần tích cực vào thành công
chung của TTCK. Tuy nhiên, hạn chế của CTCK vẫn là chưa phát huy tốt vai trò của
mình là cầu nối giữa công ty niêm yết với nhà đầu tư, chưa chủ động trong việc tìm kiếm
khách hàng, chất lượng nghiệp vụ tư vấn chưa cao, đội ngũ nhân viên chưa thực sự chuyên
nghiệp.
Trong thời gian qua, số lượng các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán phát
triển khá nhanh, từ con số khiêm tốn là 13 công ty năm 2005 đến nay đã tăng lên 87 công
ty, và số lượng công ty quản lý quỹ tăng từ 01 công ty năm 2005 lên 30 công ty. Số lượng
công ty như vậy quá nhiều so với quy mô thị trường của Việt Nam. Thị trường rộng lớn
như Trung Quốc cũng chỉ có 107 công ty, Malaysia 37 công ty, Thái Lan 41 công ty,
Singapore 27 và Hàn Quốc khoảng 50 doanh nghiệp. Trong khi đó hệ thống hạ tầng, đặc
biệt là công nghệ của các Sở giao dịch, các thành viên thị trường chứng khoán vẫn còn
nhiều điều bất cập, với số lượng doanh nghiệp như vậy, nếu không được quản lý chặt chẽ
sẽ dẫn đến khả năng đổ vỡ và thâu tóm, sáp nhập các công ty chứng khoán khi thị trường
có khó khăn, đặc biệt là các công ty chứng khoán mới thành lập và đưa vào hoạt động vào
giữa năm 2007.
 Các tổ chức trung gian khác
Bảng 6: Các tổ chức trung gian khác trên TTCK VN hiện nay
Chỉ tiêu Số lượng
Ngân hàng lưu ký 8
o Ngân hàng trong nước 2
o Ngân hàng nước ngoài 5
Ngân hàng chỉ định thanh toán 1
o Tổ chức trong nước 1
o Tổ chức nước ngoài 0
Tổng cộng 9
(Nguồn UBCK Nhà nước)
Các ngân hàng lưu ký hoạt động cũng khá tốt, nhưng do hạn chế về cơ sở vật chất, hệ
thống chưa được tự động hóa hoàn tòan nên nghiệp vụ đăng ký, lưu và thanh toán bù trừ
phải xử lý thủ công làm thời gian và chi phí tăng cao, độ an toàn thấp.
2.2.4 Sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng rất nhanh, đặc biệt là giai
đoại thị trường chứng khoán bước vào giai đọan phát triển nóng cuối năm 2006 và đầu
2007. Đến cuối năm 2006 số lượng tài khoản mở tại các CTCK chỉ đạt 86.184 tài khoản
- 26 -
nhưng đến cuối năm 2007 đã có trên 327 nghìn tài khoản (tăng 240.186 tài khoản tương
đương 297% so với cuối năm 2006). Trong đó, lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài
lên đến con số 7900 tài khoản (cá nhân là 7400 và tổ chức là 500), việc gia tăng nhanh
chóng này là do những chính sách thông thoáng hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài của
chính phủ như việc thay đổi room (quy định tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK
VN) từ 30% lên 49% tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội tham gia
thị trường, góp phần tích cực cho TTCK VN trong thời gian qua.
Mặc dù số lượng tài khoản giao dịch tăng nhanh hơn rất nhiều so với các thời điểm
trước đây, nhưng so với dân số thì chiếm chưa đến 0,4%, thấp rất xa so với nhiều nước
trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới (Trung Quốc là 7%).
Đáng lưu ý, trong tổng số nhà đầu tư, nếu như ở các nước, nhà đầu tư tổ chức chiếm
khoảng 70%, còn nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 30%, thì trên thị trường chứng
khoán Việt Nam các con số trên đã ngược lại: số nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 90%, các
nhà đầu tư tổ chức chỉ chiếm chưa đến 10%. Chính tỷ trọng đảo ngược này cộng với
nguồn vốn còn phụ thuộc lớn từ nguồn vay ngân hàng của các nhà đầu tư cá nhân, nên tính
đầu tư theo phong trào còn khá nặng; khi giá chứng khoán xuống thường ào ào bán ra, khi
giá lên lại đẩy mạnh mua vào, vừa làm cho thị trường dễ biến động mạnh mà hậu quả làm
cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ bị thua lỗ nặng
2.2.5 Về công tác tổ chức, vận hành thị trường và quản lý của chính phủ
Thời gian đầu TTGDCK chỉ thực hiện 03 phiên/ tuần, từ tháng 3/2002 đã nâng lên
05 phiên/tuần. Từ ngày 20/5/2003 TTGDCK đã áp dụng một số giải pháp kỹ thuật tăng từ
01 lên 02 đợt khớp lệnh trong mỗi phiên giao dịch, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới
như: Tăng từ một đợt khớp lệnh lên 2 đợt trong một phiên giao dịch, áp dụng lệnh giao
dịch tại mức giá khớp lệnh (lệnh ATO), chia nhỏ lô giao dịch cổ phiếu từ 100CP xuống
còn 10 CP, giảm tỷ lệ ký quỹ tiền mua chứng khoán từ 100% xuống 70%; tăng tỷ lệ nắm
giữ của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 30% trên tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết của
một tổ chức phát hành, không giới hạn đối với trái phiếu; thay đổi cách giao dịch
trái phiếu, theo đó trái phiếu chỉ được giao dịch theo cách thoả thuận, không quy
định khối lượng giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá và
nhiều chính sách giải pháp khác.
Vào giữa năm 2007, T...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status