Xây dựng và hoàn thiện văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp - pdf 11

Download Đề tài Xây dựng và hoàn thiện văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp miễn phí



Xác lập một vị trí hàng đầu đối với văn hóa quản trị rủi ro đòi hỏi các kênh thông tin liên lạc hiệu quả. Người lãnh đạo phải truyền đạt được thông điệp của mình xuyên suốt toàn tổ chức, chứ không chỉ bó hẹp ở các thành viên ban quản trị. văn hóa quản trị rủi ro không phải là cái gì đó có thể thay đổi một sớm một chiều. Nó yêu cầu những thông điệp bền bỉ, liên tục được gửi tới các thành viên của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ việc quản trị rủi ro là một phần trong trách nhiệm hàng ngày của họ, và nó không chỉ là một yếu tố để đánh giá mà còn là yếu tố sống còn đổi với sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp.
Cách cư xử mang tính đạo đức được coi là nhân tố chủ chốt của một nền văn hóa quản trị rủi ro vững mạnh. Việc ban hành một bộ Chuẩn mực về các hành vi có thể giúp doanh nghiệp truyền đạt hiệu quả kỳ vọng về đạo đức và sự tuân thủ. Bộ chuẩn mực này nên được thiết lập hướng theo các giá trị cốt lõi, tiêu chuẩn đạo đức và kỳ vọng đối với nhân viên của công ty. Nó cũng có thể định hướng công tác quản trị rủi ro được thực hiện như thế nào khi đưa vào hoạt động hàng ngày của người lao động.
Có những bằng chứng rõ ràng về một mối liên kết mạnh mẽ giữa sự tồn tại của các chương trình giáo dục đạo đức chính thức và các hành vi mang tính đạo đức của nhân viên. Trong năm vừa quan, KPMG đã tiến hành khảo sát hơn 5000 công nhân Mỹ. Một kết luận rút ra cho thấy tại các công ty có các chương trình kiểm soát tuân thủ và giáo dục chuẩn mực đạo đức , 55 % nhân viên đã chứng kiến các hành vi sai trái so với 72 % tại các công ty không tổ chức các chương trình tương tự.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16308/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g quản trị
Sự cân bằng của mục tiêu lợi nhuận và phần thưởng trong ngắn hạn đối với sự cân nhắc rủi ro.
Các yếu tố cơ bản cấu thành nền văn hóa quản trị rủi ro
Các giá trị đạo đức :
Các tiêu chuẩn về đạo đức nên được đề cao trong doanh nghiệp, đặc biệt là các giá trị liên quan đến quá trình nhận biết, tiếp cận, đánh giá và xử lý rủi ro.
Sự tương thích:
Các yếu tố của nền văn hóa quản trị rủi ro cần phù hợp với tầm nhìn và mục tiêu sứ mệnh của doanh nghiệp.
Vai trò của người lãnh đạo
Người lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định rõ phạm vi rủi ro mong muốn và có thể chấp nhận, đồng thời liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa quản trị rủi ro.
Hệ thống quản trị:
Ban giám đốc cần xem xét , giám sát, đánh giá văn hóa quản trị rủi ro của doanh nghiệp trên góc độ của chức năng quản lý rủi ro trong một tổ chức.
Sự đồng thuận:
Các biện pháp khen thưởng cá nhân cần được thực hiện nhằm khuyến khích quá trình chấp nhận và quản trị rủi ro phù hợp với phạm vi rủi ro kỳ vọng của doanh nghiệp.
Sự nhận thức:
Hiểu biết rõ ràng và cởi mở về vấn đề rủi ro được khuyến khích trong tổ chức.
Xử lý kịp thời:
Rủi ro và tổn thất cần được nhận dạng, đánh giá và quản lý một cách nhanh chóng, kịp thời.
Đặc điểm của một nền văn hóa nhận biết và quản trị rủi ro
Một nền văn hóa quản trị rủi ro vững mạnh minh họa được những nhân tố quan trọng như sau:
Cam kết của người lãnh đạo
Một chiến lược quản trị rủi ro được thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả
Các tiêu chuẩn cao về quá trình phân tích và chia sẻ thông tin trong tổ chức
Sự tăng trưởng một cách đột ngột của các mối đe dọa và quan tâm
Sự phân chia vai trò rõ ràng và ổn định của các hành vi mong muốn và các tiêu chuẩn được thiết lập bởi nhà quản lý
Các biện pháp khuyến khích nhân viên “hành động hợp lý” và quan tâm đến sức khỏe chung của toàn doanh nghiệp.
Những thách thức liên tục mang tính xây dựng đối với các chương trình hành động và lập kế hoạch tại mọi cấp độ trong doanh nghiệp
Một hệ thống quản trị hiệu quả bao gồm: Khả năng tiếp cận với người có thẩm quyền, Tầm ảnh hưởng của giám đốc quản trị rủi ro, Thông tin về các rủi ro được chấp nhận trong nội bộ và với các đối tác, Các bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa mục tiêu quản lý nói chung và mục tiêu quản trị rủi ro nói riêng.
Các hành vi của thành viên – lựa chọn và thái độ của họ về cách cư xử của những người khác-trong phạm vi doanh nghiệp là một hệ thống phức tạp về hình thái, cấu trúc và quá trình thực hiện. Tùy thuộc từng tình huống, doanh nghiệp đặt ra những ranh giới cho các hành vi có thể chấp nhận. Theo đó, điểm yếu của một nền văn hóa quản trị rủi ro thường là hậu quả của sự yếu kém trong các hệ thống và cấu trúc chính thức nói trên.
Do vậy, một nền văn hóa quản trị rủi ro thành công cần tính đến mọi tương tác có ý nghĩa xảy ra bên trong doanh nghiệp, bao gồm tương tác giữa từng cá nhân nói riêng và các cá nhân trong một nhóm hay một khâu tổ chức kinh doanh, cũng như sự tương tác giữa các cấp độ quản lý, liên quan tới nhà quản lý cao cấp và quá trình ra quyết định chiến lược.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG DOANH NGHIỆP
Mục tiêu của quá trình xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Để đối mặt với thách thức của việc tạo ra được một quy trình ổn định và hiệu quả trong quản lý rủi ro hoạt động, các tổ chức cần áp dụng một nền văn hóa quản trị rủi ro trong đó nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của quản trị rủi ro đối với tất cả các thành viên trở thành một bộ phận trong các hoạt động thường ngày của họ. Mục tiêu của việc thiết lập một nền văn hóa quản trị rủi ro là phải tạo ra được các tình huống trong đó nhân viên và nhà quản lý nhận dạng rủi ro một cách tự nhiên và cân nhắc đến các ảnh hưởng của rủi ro khi đưa ra các quyết định hoạt động hiệu quả.
Thực hiện xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Phương pháp tiếp cận
Mặc dù văn hóa quản trị rủi ro đã và đang trở thành một viên gạch nền tảng trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, rất nhiều các công ty đã cho thấy sự yếu kém trong lĩnh vực này. Ví dụ như hơn một nửa (58 %) các thành viên ban giám đốc và kiểm toán nội bộ được KPMG khảo sát đưa ra nhận xét rằng các nhân viên của họ chỉ có rất ít hay thậm chí là hoàn toàn không nhận thức được các nguy cơ rủi ro nên được đánh giá như thế nào về mặt khả năng xảy ra và các tác động. Một phần ba trong số họ cũng nhận định rằng các nhà lãnh đạo chủ chốt của tổ chức đã không được đào tạo hay hướng dẫn một cách bài bản về quản trị rủi ro và chỉ có 16 % tham gia ít nhất một chương trình đào tạo thường niên.
Những nhân viên cần hiểu được cách thức ra quyết định liên quan đến rủi ro đã được đào tạo nhằm bảo đảm các hành động giải quyết rủi ro được thực hiện một cách ổn định, nhất quán xuyên suốt toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không được đào tạo, doanh nghiệp sẽ không hình thành được một nền tảng chung cho sự suy nghĩ và đánh giá xung quanh quá trình ra quyết định liên quan đến rủi ro. Cuối cùng, nếu không có một nền văn hóa quản trị rủi ro vững mạnh, các chương trình quản trị rủi ro sẽ thất bại trong việc ngăn chặn các quyết định sai lầm.
Quá trình thực hiện xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Bước đầu tiên để khẳng định tầm quan trọng của quá trình thực hiện văn hóa quản trị rủi ro là việc bắt đầu một cuộc thảo luận với những người ở vị trí quản lý. Việc xây dựng một nền văn hóa quản trị rủi ro vững mạnh gắn liền với quá trình giải quyết lần lượt các câu hỏi như sau:
Mức độ quan trọng của Nền văn hóa quản trị rủi ro nên được đặt ở vị trí hàng đầu hay chỉ ở mức trung bình?
Một đội ngũ quản lý đề cao tầm quan trọng của văn hóa quản trị rủi ro là một yểu tố sống còn trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong toàn doanh nghiệp. Trong khi có lẽ cụm từ “vị trí hàng đầu” ở đây được sử dụng thái quá, tuy nhiên chúng ta sẽ nhận thấy một sự thật đơn giản là khi người lãnh đạo làm gương, các thành viên khác sẽ noi theo. Văn hóa quản trị rủi ro không thể thay đổi theo hướng tích cực nếu người định hình nó chỉ xuất phát từ riêng bộ phận quản trị rủi ro. Những nhà lãnh đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp phải thực sự chèo lái sự thay đổi này.
Trong khi người giám đốc điều hành và các giám đốc cấp cao phải thực hiện sự cam kết đối với vấn đề quản trị rủi ro, một vấn đề cũng rất quan trọng cần nhận thức được đó là các nhà quản lý ở các cấp tiếp theo trong một tổ chức cũng phải làm gương và lan tỏa được tầm ảnh hưởng của mình. Các cuộc khảo sát của KPMG trên một nhóm tập trung các nhân viên của mình đã cho thấy vai trò dẫn dắt và đặt nền tảng cho nền văn hóa quả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status