Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay - pdf 11

Download Đề tài Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay miễn phí



MỤC LỤC
Chuơng 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
I. Tổng quan về trái phiếu trang 3
1. Khái niệm trang 3
2. Đặc trưng trang 3
3. Phân loại trái phiếu trang 4
4. Điều kiện phát hành trang 6
II. Thị truờng trái phiếu trang 6
1. Khái niệm trang 6
2. Phân loại thị truờng trái phiếu trang 6
Chuơng 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TRONG NƯỚC HIỆN NAY
I. Các chủ để phát hành trái phiếu hiện nay trang 7
II. Phân tích thực trạng thị truờng trái phiếu nứoc ta hiện nay trang 8
1. Trái phiếu chính phủ, trái phiếu Kho bạc Nhà nứoc trang 8
2. Trái phiếu chính quyền địa phuơng trang 10
3. Trái phiếu doanh nghiệp trang 10
4. Trái phiếu quốc tế trang 12
III. Một số thông tin tham khảo về thị trường trái phiếu Châu Á trang 14
IV. Hạn chế trang 14
Chuơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY
I. Giải pháp dài hạn trang 18
II. Giải pháp trước mắt trang 18
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam gia nhập WTO đã hơn 2 năm, kinh tế Việt Nam cũng đã mở cửa hơn 20 năm, thị trường Việt Nam cũng đã dần thu hút được nhiều nhà đầu tư trên thế giới… Thế nhưng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng chưa thể sánh bằng các doanh nghiệp nước ngoài. Sẽ có rất nhiều những biểu hiện cho chúng ta thấy được điều đó. Một trong những biểu hiện mang tính cấp bách hiện nay chính là việc phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam. Như ta đã biết, doanh nghiệp thì luôn cần vốn, vì thế việc huy động vốn như thế nào là điều hết sức cần thiết. Ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, việc huy động vốn thường được tiến hành thông qua thị trường trái phiếu là chính. Thế nhưng, ở nước ta, thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán là sự quan tâm chưa đúng mức đến sự phát triển của thị trường trái phiếu. Hiện tại thị trường này ở Việt Nam hoạt động như thế nào? Những giải pháp nào là tốt nhất cho thị trường trái phiếu ở nước ta hiện nay và trong tương lai?... và còn nhiều câu hỏi khác được đặt ra. Bài viết này xin được đi sâu vào phân tích những điều đó. Hi vọng rằng với những điều phát hiện mới, và những hướng đi mới, thị trường trái phiếu ở Việt Nam sẽ phát triển ổn định, góp phần cùng với các thị trường khác hoạt động bổ sung và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
I. Tổng quan về trái phiếu
1. Khái niệm
Trái phiếu là chứng chỉ hay bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu (Trái chủ) đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành, gồm Chính phủ, Chính quyền địa phương và doanh nghiệp.
2. Đặc trưng:
Một trái phiếu thường có những đặc trưng sau:
2.1. Mệnh giá :
Là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, thay mặt cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn.
Ở VN, mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000 VNĐ và các mệnh giá khác là bội số của 100.000 VNĐ. Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành.
Công thức tính:
MG = VHĐ/SPH
Với: MG:mệnh giá trái phiếu; VHĐ:số vốn huy động; SPH:số trái phiếu phát hành
2.2.Tỷ suất sinh lời của trái phiếu ( lãi suất Coupon ) :
Mỗi trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Đó là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà đầu tư hưởng hàng năm. Thông thường có 2 cách trả lãi: 6 tháng/lần và 1 năm/ lần.
Lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu.
Số tiền lãi nhà đầu tư nhận được hàng năm = lãi suất coupon x MG
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu:
+ Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ từng trường hợp vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và cách tài trợ thâm hụt đó...
+ Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao.
+ Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
2.3. Giá :
Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra để có được quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng, cao, hay thấp hơn mệnh giá. Tuy nhiên dù giá mua thế nào thì tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá. Và đến ngày đáo hạn, trái chủ sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái phiếu.
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến giá trái phiếu:
+ Kỳ hạn của trái phiếu: kỳ hạn càng dài, tính biến động của trái phiếu càng lớn trước sự biến động của lãi suất thị trường.
+ Lãi suất tín dụng dài hạn: khi lãi suất này hạ thấp thì nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu làm cho cầu trái phiếu tăng và giá trái phiếu tăng và ngược lại
+ Tình hình lạm phát: khi nhà đầu tư mua trái phiếu, các công ty phát hành cam kết sẽ trả một lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Do đó khi lạm phát xảy ra, giá trái phiếu sẽ giảm.
+ Tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp phát hành
+ Rủi ro về tỷ giá
+ Rủi ro thanh lý: rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một trái phiếu mới.
+ Rủi ro do biến cố bất ngờ
+ Rủi ro tín dụng: nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn, tức là không có khả năng chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn
2.4. Thời hạn:
Thời hạn của trái phiếu là số năm theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những điều kiện của nghĩa vụ.
Kỳ hạn trái phiếu có ý nghĩa quan trọng vì lợi tức trái phiếu phụ thuộc vào thời hạn của nó.
2.5. Quyền mua lại:
Đối với loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay. Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất của trái phiếu của tổ chức phát hành đã phát hành trước đó và có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ lệ lãi suất thấp hơn.
3. Phân loại trái phiếu
3.1. Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng:
- Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.
- Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.
3.2. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu:
- Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hay làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.
Trái phiếu chính phủ gồm những loại sau: Công trái, trái phiếu công trình, trái phiếu kho bạc dài hạn, trái phiếu đảm bảo bằng tài sản thế chấp, trái phiếu nghĩa vụ chung, trái phiếu thuế hạn chế, trái phiếu quốc tế...
- Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dung những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hay chính quyền địa phương phát hành.
- Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. Trái phiếu công ty có đặc điểm chung sau:
Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham gia vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hay thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hay nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay.
Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau:
+ Trái phiếu có đảm bảo: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể.
+ Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ động. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hay chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định.
Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là:
+ Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn.
+ Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn.
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty. Loại trái phiếu này thuộc vào nhóm hàng hoá chứng khoán có thể chuyển đổi được đề cập tới dưới đây.
3.3. Theo thời gian đáo hạn:
+ Trái phiếu ngắn hạn: thời hạn 1 đến 5 năm:
+ Trái phiếu trung hạn: thời hạn 5 đến 15 năm
+ Trái phiếu dài hạn: trên 15 năm.
+ Trái phiếu vô hạn: không ghi ngày đáo hạn
3.4. Căn cứ theo cách trả lãi
+ Trái phiếu lợi tức
+ Trái phiếu chiết khấu
3.5. Căn cứ theo phạm vi lưu thông
+ Trái phiếu quốc nội
+ Trái phiếu quốc tế
4. Điều kiện phát hành
Đối với chủ thể phát hành là doanh nghiệp phải hội đủ những điều kiện sau:
- Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành là trên 10 tỷ đồng Việt Nam.


55RPj1AAGDaf40V
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status