Ứng dụng ảnh viễn thám MoDis Terra/Aqua trong xác định cơ cấu mùa vụ lúa và hiện trạng sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thế giới nói chung và công nghệ viễn thám nói riêng đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt ảnh viễn thám MODIS là ảnh được cung cấp từ cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ (NASA). Ảnh có độ phủ rộng và độ phân giải thời gian cao đã và đang được nghiên cứu ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Đông Bằng Sông Cửu Long là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước , có diện tích đất canh tác lúa lớn nhất nước với tổng diện tích là 39.734.000 ha. Do đó nông nghiệp ĐBSCL có ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa hàng hóa cũng như xuất khẩu của nước ta. Cho đến nay, công tác điều tra thống kê và thành lập bản đồ hiện trạng cũng như theo dõi tiến độ xuống giống và thu hoạch chủ yếu vẫn dựa trên công tác điều tra, khảo sát thực địa, báo cáo. Điều này không đảm bảo độ chính xác và đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí, cũng như không đáp ứng kịp thời nhu cầu ra quyết định, hoạch định chính sách và cũng không đánh giá được hiện trạng thay đổi, cơ cấu mùa vụ và sản lương thực được sản xuất
Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Ứng dụng ảnh viễn thám MoDis Terra/Aqua trong xác định cơ cấu mùa vụ lúa và hiện trạng sử dụng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” đã được thực hiện với mục tiêu sau:
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá về khả năng ứng dụng ảnh vệ tinh thụ động, độ phân giải thấp đa thời gian để thành lập bản đồ hiện trạng và theo dõi tiến độ xuống giống của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu nhằm tìm ra sự quan hệ giữa các đặc điểm biến động theo thời gian của các đặc điểm ảnh với sự thay đổi của hiện trạng sử dụng đất. Qua đó đối chiếu với kết quả khảo sát và báo cáo định kỳ để đánh giá mức độ chính xác của quá trình giải đoán và khả năng ứng dụng của ảnh.








CHƯƠNG 1-LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu
1.1.1 Điều kiên tự nhiên
Theo Lê sâm (1996), ĐBSCL nằm ở vùng cực nam của nước Việt Nam, nằm trong vùng từ 8030’ – 110 vĩ bắc và từ 104030’ – 1070 kinh độ đông, gồm 13 tỉnh : Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang. ĐBSCL được giới hạn từ biên giới Việt Nam-Campuchia ở phía Bắc, biển Đông ở phía Nam, vịnh Kiên Giang ở phía Tây và sông Vàm Cỏ Đông ở phía Đông. ĐBSCL có diện tích tự nhiên 3,97 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp 2,6 triệu ha, đất lâm nghiệp 253.000 ha, đất khác 277.000 ha, đất chưa sử dụng 927.000 ha, đất hoang 544.000 ha, bãi bồi, ven sông, ven biển, đầm lầy 160.000 ha.
Theo Trần Thanh Cảnh (2000), ĐBSCL với gần 4 triêu ha đất tự nhiên, trong đó có 2,7 ha đất nông lâm ngư nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản, là vùng đồng bằng lớn nhất nước ta và là một vùng đồng bằng lớn nhất Đông Nam Á và Châu Á. Đất đai phì nhiêu, ngồn nước phong phú, nhiệt độ ổn định, ánh sáng dồi dào, quỹ đất nông nghiệp bình quân một hộ 0,7 ha. So với các vùng khác trên cả nước, ĐBSCL có ưu thế hơn hẳn để phát triển một nền nông nghiệp có tỷ suất hàng hóa cao theo định hướng sinh thái đa dạng, phong phú về lương thực, cây ăn trái, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, và cả nghề rừng…
1.1.2 Hình thành và phân loại đất Đồng Bằng Sông Cửu Long
 Lịch sử phát triển và hình thành đất vùng ĐBSCL
Theo Trần An Phong (1986), cuối Pleistocence phần lớn đồng bằng Nam bộ không chịu ảnh hưởng của biển, địa hình chủ yếu chịu sự tác động của xâm thực và bào mòn, từ đầu Holocence biển tiến chậm vào đồng bằng, phủ lên những nơi có địa hình thấp hình thành một chế độ biển đông. Trầm tích có tuổi Holocence sớm này phát hiện được ở lổ khoang tại Cần Thơ, có chiều dài 27m so với mặt đất. Ở Cai Lậy, lớp trầm tích này chỉ còn dầy 1m, chứng tỏ biển Holocence sớm chưa ngập đến đây. Vào giữa Holocence biển tiến cực đại trên tòan đồng bằng, tới các vùng Hà Tiên, Châu Đốc, Đồng Tháp Mười. Lúc này ở Cần Thơ, Cai Lậy chìm sâu dưới mặt nước biển. Thời gian tồn tại của biển (Holocence) đã tạo thành một lớp trầm tích dầy 8m ở Cần Thơ và 6m ở Cai Lậy, sau đó biển rút từ từ, hình thành các vùng sinh lầy và rừng ngập mặn.
Rừng nhiệt đới ven biển phát triển mạnh, hình thành nhiều vùng than bùn rộng lớn như U Minh Thượng, song song với quá trình biển rút, vào thời kỳ này, các cửa sông hình thành phù sa bồi đấp dần đất trũng ven sông cùng với sự phát triển các nhánh sông theo dạng chân chim đổ ra biển, tam giác châu thổ hiện đại được hình thành với các giồng cát chạy song song với đường bờ biển, và chỉ còn lại một số vịnh ăn thông với biển và nay vẫn còn rạch trũng, các vùng trũng rộng lớn cũng như các dải trũng hẹp có liên quan rất lớn đến sự phân bố đất phèn hiện nay trên đồng bằng. Sự việc cuối cùng của việc hình thành châu thổ là quá trình bờ biển, dòng chảy ven bờ biển xáo trộn lại thành phần trầm tích, dẫn đến sự hình thành phức hợp bãi bồi, khi phức hợp bờ biển phát triển bao vây lại, hình thành lên vùng trũng Tây sông hậu. Các trầm tích có liên quan đến đất phèn điều gắn với đầm lầy biển, khi các trầm tích đầm lầy biển nông có rừng ngập mặn phát triển cực thịnh là điều kiện tích lũy lưu huỳnh trong mẫu chất, là yếu tố quyết định đến sự hình thành đất phèn hiện nay, do vậy việc phân bố các vùng phèn hiện nay trên ĐBSCL. Nhìn chung, rất phù hợp với sự tạo thành trầm tích đầm lầy hay hổn hợp có trầm tích đầm lầy sông biển.
Theo Tôn Thất Chiểu và ctv (1991), ở ĐBSCL móng đã lộ ra chiếm khoãng 5% diện tích, hầu hết diện tích còn lại là lớp trầm tích bởi rời tuổi Holocence, chính đặc điểm này đã chi phối quy luật phát sinh đất ở đồng bằng này. Sự chuyển động của sông lớn (sông Tiền và sông Hậu ) và sự tiến dần ra biển của đồng bằng phù sa dưới sự ảnh hưởng của đứt gãy và sự chuyển động của móng đá, đã để lại những vùng trũng rộng lớn (đầm Đồng Tháp Mười, Bắc Hà Tiên, Hồng Dân, U Minh,…) là những khu vực chứa phèn tập trung quan trọng ở ĐBSCL.
Sự chuyển động âm thầm của móng đá, cộng với sự vận động liên tục của sóng triều sông - biển đã tạo nên những cấu trúc trầm tích tương phản và xen kẹp lẫn nhau ở một số nơi: Đồng Tháp cấu trúc phèn bị cấu trúc phèn chia cắt ; ở U Minh cấu trúc không phèn bị cấu trúc không phèn xâm nhập, điều này giải thích một số nơi trong vùng đất phèn Đồng Tháp Mười có ưu thế sản xuất nông nghiệp hơn hẳn toàn vùng.
Biển càng lùi dần, trầm tích ngọt của đồng lụt dần từ sông Hậu, sông Tiền ra phía biển và các vùng biển, lấp các chổ trũng và phủ luôn những bờ (Bắc Hà Tiên, Đồng Tháp Mười,..) có gần 70% diện tích đồng bồi phù sa, hiện nay ở ĐBSCL chịu sự chồng lấp này, kéo theo sự biến đổi trầm tích trong từng khu vực.
Tóm lại, những khảo sát về trầm tích hiện nay đã cho phép xác nhận mối tương quan chặt chẽ có tính qui luật giữa cấu trúc trầm tích và sự hình thành thổ nhưỡng. Cấu trúc trầm tích ở ĐBSCL chịu sự tương tác qua lại của biến động móng đá sâu và mức độ bồi tích. Sự tương tác này hình thành những qui luật chi phối phát sinh địa mạo và thổ nhưỡng trên toàn vùng đồng bối phù sa ĐBSCL.
Một cách tổng quát, có thể chia đất ĐBSCL thành 4 nhóm đất chính:


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status