Phát triển nghiệp vụ tư vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại các công ty chứng khoán Việt Nam - pdf 11

Download Đề tài Phát triển nghiệp vụ tư vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại các công ty chứng khoán Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
MỤC LỤC . 1
DANH MỤC CÁC BẢNG . 4
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP
(M&A) VÀ NGHIỆP VỤ Tư VẤN M&A CỦA CÁC CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN. 4
1.1. Tổng quan về hoạt động mua lại và sáp nhập . 4
1.1.1. Khái niệm mua lại và sáp nhập . 4
1.1.2. Phân loại mua lại và sáp nhập . 6
1.1.3.Động cơ thúc đẩy mua lại và sáp nhập . 7
1.1.4.Các yếu tố tạo nên sự thành công của một thương vụ M&A . 9
1.2. Tổng quan về tư vấn M&A . 10
1.2.1.Khái niệm về tư vấn . 10
1.2.2.Khái niệm tư vấn M&A . 10
1.2.3.Vai trò của trung gian tư vấn trong các thương vụ M&A đối với
doanh nghiệp . 11
1.2.4. Nghiệp vụ tư vấn M&A của các CTCK tại Việt Nam . 17
1.2.4.1. Công ty chứng khoán và hoạt động của CTCK . 17
1.2.4.2. Nghiệp vụ tư vấn M&A của các CTCK tại Việt Nam . 18
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A VÀ NGHIỆP VỤ Tư
VẤN M&A CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 20
. 20
2.1.1. Một số nét về lịch sử hình thành . 20
2.1.2. Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua . 20
2.1.3. Đặc điểm của hoạt động M&A ở Việt Nam . 24
2.1.4. Đánh giá hoạt động M&A ở Việt Nam . 26
2.1.4.1. Điều kiện phát triển cho hoạt động M&A ở Việt Nam . 26
2.1.4.2. Thách thức đối với hoạt động M&A ở Việt Nam . 26
2.1.4.3. Dự báo về hoạt động M&A ở Việt Nam trong thời gian tới . 27
2.2. Thực trạng tư vấn M&A . 28
2.2.1. Thực trạng chung về tư vấn M&A ở Việt Nam . 28
2.2.2. Phân tích tình huống: quy trình tư vấn M&A . 29
2.2.2.1. Tình huống 1: Thương vụ P&G mua lại Gillette . 30
2.2.2.2.Tình huống 2: Thương vụ bao bì xi măng Hải Phòng mua lại
bao bì Nhơn Trạch . 42
CHưƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT
TRIỂN NGHIỆP VỤ Tư VẤN M&A TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM . 50
3.1. Quy trình chung cho việc tư vấn một thương vụ M&A . 50
3.2. Quy trình tư vấn hậu M&A cho các CTCK Việt Nam . 53
3.3. Áp dụng mô hình “Change Readiness Assessment - Đánh giá sự sẵn
sàng thay đổi” của các doanh nghiệp. . 59
3.4. Một số khuyến nghị . 64
3.4.1. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp bên mua và bên bán . 64
3.4.2. Khuyến nghị đối với các công ty chứng khoán . 65
3.4.3. Khuyến nghị đối với chính sách . 65
KẾT LUẬN . 66
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17145/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ra hết sức sôi động, đặc
biệt là ở ngành dịch vụ tài chính và các ngành tiêu dùng, bán lẻ. Nhóm nghiên cứu
đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với các CTCK Việt Nam để có thêm các thông
tin cập nhật về hoạt động tư vấn M&A. Trong tổng số 70 phiếu gửi25 đi thu về 12
phiếu hợp lệ thì có 8,33% số CTCK được hỏi cho rằng thị trường sẽ tăng trưởng
mạnh trong vòng 1 năm tới, 25% cho rằng thị trường sẽ tăng trưởng mạnh trong
vòng 1 đến 3 năm tới, 41,67% cho rằng thị trường sẽ tăng trưởng mạnh trong vòng
3 đến 5 năm tới, và 25% cho rằng thị trường sẽ bùng nổ trong vòng hơn 5 năm tới.
Thị trường M&A năm 2010 sẽ tăng về số lượng nhưng giá trị giao dịch sẽ không
tăng đột biến, và hai xu hướng chính là doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp trong nước vẫn sẽ
25
Xem phụ lục 1
28
tiếp tục phát triển trong năm 2010. Những cở sở để kết luận cho việc thị trường
M&A ở Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới cơ sở là:
Sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế thời gian qua đã tạo ra quá nhiều
công ty hoạt động trong những ngành có tính cạnh tranh cao như: tài chính ngân
hàng, chứng khoán. Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ khủng hoảng thì cuộc cạnh
tranh xuống đáy là tương lai có thể nhìn thấy. Vì thế, để tránh tình huống này thì
các công ty sẽ có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển, chỉ có
liên kết thì hiệu quả kinh tế nhờ quy mô mới có thể phát huy tác dụng.
Nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao những cơ hội đầu tư tại Việt Nam,
cũng như những cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình thực hiện khi gia
nhập WTO nên luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Một trong những cách thức để nhà đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh và tìm hiểu sâu
hơn về thị trường Việt Nam chính là thông qua các đối tác Việt Nam, điều này càng
tạo thêm đà cho hoạt động M&A phát triển.
Mặc dù tương lai M&A là sôi nổi, mặc dù xu hướng M&A là tất yếu trong
vòng xoáy phát triển nhưng nếu không giải quyết các thách thức đã và đang ngăn
cản sự phát triển của thị trường thì nó sẽ hạn chế, thậm chí là kéo tụt sự phát triển
này trong ngắn hạn.
2.2. Thực trạng tƣ vấn M&A
2.2.1. Thực trạng chung về tư vấn M&A ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có một số CTCK thực hiện nghiệp vụ tư vấn
M&A. Với 70 phiếu điều tra được gửi tới ban lãnh đạo, phòng tư vấn tài chính
doanh nghiệp hay các bộ phận tương đương mà chỉ thu về 12 phiếu trả lời đã phần
nào thể hiện sự quan tâm của các CTCK đến nghiệp vụ này. Trong số 12 phiếu thu
được, có 41,67% công ty cho rằng mảng nghiệp vụ tư vấn M&A sẽ mang lại lợi
nhuận hấp dẫn cho công ty mình. Phần còn lại, với những công ty nhận ra tiềm năng
phát triển của thị trường M&A và nghiệp vụ tư vấn M&A thì với sự non trẻ về kinh
nghiệm, các CTCK có vấp phải những khó khăn nhất định.
Theo kết quả khảo sát từ các CTCK và các chuyên gia trong lĩnh vực M&A
thì hiện nay các CTCK gặp phải một số khó khăn chủ yếu khi triển khai nghiệp vụ
29
tư vấn M&A là: định hướng cụ thể cho từng nhiệm vụ khi tư vấn M&A (thiếu quy
trình tư vấn chi tiết), chưa có nguồn nhân lực chuyên thực hiện tư vấn M&A, chưa
có đủ mối quan hệ, mạng lưới các doanh nghiệp để thể hiện vai trò trung gian trong
tư vấn M&A, chưa đủ uy tín đối với các doanh nghiệp26.
Theo kết quả điều tra khảo sát 58,33% các CTCK chưa đưa ra một quy trình
chuẩn cho hoạt động tư vấn của mình, hay quy trình này vẫn chỉ ở mức khung cơ
bản mà chưa đi vào chi tiết từng giai đoạn, từng nhiệm vụ. Cũng vì thời gian phát
triển chưa lâu nên các CTCK cũng gặp phải những khó khăn về mặt nhân lực cũng
như các mối quan hệ với doanh nghiệp. Trong phần tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ
sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (Case study) để nhận biết thực trạng tư
vấn M&A tại CTCK ở Việt Nam hiện nay.
2.2.2. Phân tích tình huống: quy trình tư vấn M&A
 Mục đích phân tích: với một thực trạng là nhiều CTCK có mong muốn
phát triển nghiệp vụ tư vấn M&A nhưng lại chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Làm như
thế nào? Nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích, so sánh sự giống và khác nhau
trong quy trình thực hiện M&A (với sự góp mặt của trung gian tư vấn) trong một
thương vụ tại Việt Nam và một thương vụ nước ngoài.
 Tiêu chí lựa chọn tình huống:
Lựa chọn hai thương vụ M&A có sự đóng góp của trung gian tư vấn.
Trung gian tư vấn được lựa chọn ở Việt Nam là một CTCK điển hình, có
kinh nghiệm trong việc tư vấn M&A tại thị trường Việt Nam.
Trung gian tư vấn trong thương vụ ở nước ngoài là một Ngân hàng đầu tư
– trung gian tư vấn chủ yếu trong các thương vụ M&A – một hình thức phát triển
cao hơn của CTCK.
Thương vụ lựa chọn: phải tương đồng nhau ở một số điểm sau để dễ so
sánh:
26
Theo ông Mạc Quang Huy, khi đã nhận thức rõ được vai trò của trung gian tư vấn, thì đối với các doanh
nghiệp đang có ý định thực hiện M&A thì họ sẽ lựa chọn trung gian tư vấn có uy tín nhất để đảm bảo chắc
chắc cho thành công của thương vụ. Điều này sẽ gây ra khó khăn về mặt cạnh tranh khi năm 2012, các trung
gian tài chính lớn trên thế giới sẽ được tự do hoạt động tại thị trường Việt Nam.
30
- Cùng tư vấn cho bên mua hay bên bán, có những điểm giống nhau về
mục đích M&A, cách thức M&A…
- Được thực hiện bởi trung gian tư vấn chuyên nghiệp, ở Việt Nam được
thực hiện bởi CTCK; thương vụ nước ngoài sẽ do Ngân hàng đầu tư - hình thức
trung gian tư vấn phổ biến nhất trong lĩnh vực tư vấn M&A.
Dựa trên những tiêu chí cơ bản đã đề ra như trên, nhóm nghiên cứu đã tiến
hành lựa chọn phân tích hai thương vụ là:
- Thương vụ: Procter & Gamble (P&G) mua lại Gilltette năm 2005 (NHĐT
Merril Lynch tư vấn cho P&G)
- Thương vụ: Công ty cổ phần bao bì PP mua lại Công ty cổ phần bao bì
Hải Phòng - Nhơn Trạch (Công ty chứng khoán Sài Gòn – SSI tư vấn)
Về cơ bản hai thương vụ này đều là việc mua lại các công ty trong cùng
ngành để nâng cao thị phần, mở rộng quy mô của công ty. Trung gian tư vấn thực
hiện tư vấn cho bên mua. Cả 2 thương vụ đều được thực hiện bởi những trung gian
tư vấn uy tín của Việt Nam và thế giới. Do đó, 2 thương vụ đảm bảo những tiêu chí
đã đề ra trong mục lựa chọn tình huống.
2.2.2.1. Tình huống 1: Thương vụ P&G mua lại Gillette
Procter & Gamble (P&G): là một trong những công ty hàng đầu thế giới
trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. P&G có những thương hiệu nổi tiếng như:
Tide, Charmin, Folgers, Pringles, Pampers, Noxema, Pantene… P&G được hình
thành từ năm 1837 bởi hai anh em họ: William Procter, James Gamble, một người
thợ làm nến và một người làm xà phòng. Họ bắt đầu hoạt động tại địa phương là
vùng Cincinnati, Mỹ và ngày nay đã lan rộng đến hơn 200 quốc gia trên toàn thế
giới.
Gillette: thành lập năm 1901 bởi King C. Gillette tại Boston, Mỹ. Vào thời
điểm trước thương vụ M&A, Gillette đang là một trong 2 nhà cung ứng hà...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status