Phát triển loại hình du lịch biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - pdf 12

Download Đề tài Phát triển loại hình du lịch biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp miễn phí



MỤC LỤC
 
 
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH BIỂN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1.1.1. Định nghĩa về du lịch.
1.1.2. Điều kiện để phát triển du lịch.
1.1.3. Các loại hình du lịch.
1.1.4. Du lịch biển và tài nguyên biển.
1.2.TIỀM NĂNG DU LỊCH BIỂN CỦA VIỆT NAM.
1.2.1. Vị trí địa lý.
1.2.2. Hệ thống tài nguyên du lịch biển.
1.2.3. Cơ sở kinh tế - xã hội phát triển Du lịch biển ở Việt Nam.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN
Ở VIỆT NAM.
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1995 - 2004.
2.1.1. Nhóm chỉ tiêu về khách du lịch.
2.1.2. Thu nhập từ hoạt động du lịch biển.
2.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
2.1.4. Lao động trong loại hình du lịch biển.
2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM.
2.2.1. Định hướng phát triển du lịch biển.
2.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
2.2.3. Công tác quản lý nhà nước về du lịch đối với phát triển du lịch biển.
2.3. PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM ĐẶC THÙ VÀ CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN.
2.4. CÔNG TÁC PHỐI, KẾT HỢP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VỚI CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ BIỂN, ĐẢO.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRONG LOẠI HÌNH DU LỊCH BIỂN.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17552/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

đô thị đặc biệt (Thành phố Hồ Chí Minh); 3 đô thị loại 1 (bao gồm cả Thành phố Huế mới được công nhận năm 2004); 5 đô thị loại 2; 7 đô thị loại 3 và 27 thị xã (đô thị loại 4).
Hệ thống đô thị có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổ chức hoạt động du lịch theo lãnh thổ, trong đó các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 đều là các trung tâm vùng du lịch. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống vùng ven biển hiện nay sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch biển.
1.2.3.2. Cơ sở hạ tầng du lịch biển.
Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là tuyến quốc lộ xuyên Việt (quốc lộ 1A) được nâng cấp cùng việc xây dựng quốc lộ 10, tạo điều kiện gắn kết các địa phương vùng ven biển trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Một số đường quốc lộ như quốc lộ 18, quốc lộ 51B, .v.v. đã được nâng cấp tạo gắn kết hoạt động du lịch của 2 Trung tâm quan trọng nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với du lịch biển.
Từ các đô thị, cảng biển, hệ thống quốc lộ Đông Tây, nối liền vùng ven biển Việt Nam với những lãnh thổ phía Tây đất nước và xa hơn với các nước trong khu vực, góp phần vào sự phát triển của du lịch biển.
Đường sắt: Quan trọng nhất và có ý nghĩa du lịch là tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường này sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển của du lịch biển khi nó được hòa vào hệ thống đường sắt xuyên Á.
Đường biển: Trên chiều dài 3.260 km bờ biển từ mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), hiện có 73 cảng biển lớn nhỏ, phần lớn tập trung ở miền Trung và Đông Nam Bộ, trong đó có một số cảng biển đã đón tàu du lịch Columbus, Europa (Đức), Arion (Autralia),… cập bến như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc.
Hiện có nhiều tuyến đường biển trong nước và quốc tế đang hoạt động như tuyến Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng - Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh - Rạch Giá…và các tuyến quốc gia như Thành phố Hồ Chí Minh - Vladivostoc, Hồng Kông, Singapore, Băng Cốc; Hải Phòng đi Hồng Kông, Manila, Tôkyô,…
Đường hàng không: Cả nước hiện nay có khoảng 14/18 sân bay, trong đó có 2/3 sân bay quốc tế đang được khai thác ở vùng ven biển, đó là: Cát Bi (Hải Phòng); Vinh (Nghệ An); Đà Nẵng; Phù Cát (Bình Định); Tuy Hòa (Phú Yên); Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa); Vũng Tàu, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tầu); Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh); Cà Mau (Cà Mau); Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang). Trong số các sân bay trên có nhiều máy bay mới được nâng cấp và mở rộng như sân bay Phú Bài, Côn Đảo, Phú Quốc,.v.v.góp phần quan trọng góp phần thúc đẩy du lịch biển phát triển.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN
Ở VIỆT NAM.
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1995-2004.
2.1.1. Nhóm chỉ tiêu về khách du lịch.
2.1.2.1. Khách du lịch quốc tế.
Vùng ven biển hàng năm thu hút trên 73% số lượt khách du lịch quốc tế đến các địa phương tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 15,2%/năm. Năm 1997 số lượng khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển đạt 2.127 ngàn, năm 2000 là 3.299 ngàn và đến năm 2002 các tỉnh ven biển đã đón gần 5,3 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SARS, lượng khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển có hơi giảm so với năm 2002, tuy nhiên năm 2004 lại tăng trở lại cùng với việc tăng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam (Bảng 1).
Số liệu trên thống kê ở phạm vi toàn vùng ven biển Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2004 cho thấy số lượt khách du lịch quốc tế đến các khu vực trọng điểm du lịch vùng ven biển tăng nhanh với tốc độ bình quân khoảng 12,6%/năm. Riêng khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và Huế - Đà Nẵng có tốc độ tăng khá cao (trên 41%/năm ); tiếp đến là Nha Trang - Khánh Hòa (2,5%/năm), Bà Rịa - Vũng Tàu (12,6%/năm).
Khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển Việt Nam phân bố không đồng đều theo lãnh thổ. Có 4 khu vực thu hút khách nhiều nhất đó là: Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu (hơn 40% tổng lượng khách quốc tế đến vùng ven biển), Quảng Ninh - Hải Phòng (trên 25%); Huế - Đà Nẵng (12%) và Nha Trang - Khánh Hòa (xấp xỉ 4%). Bốn khu vực trọng điểm này đã thu hút tới 80% tổng số khách quốc tế đến nghỉ ngơi tham quan trong toàn vùng ven biển. Đây là những khu vực có những đô thị lớn với điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối tốt, đồng thời là những nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có giá trị.
Khách du lịch Việt Nam và vũng ven biển ngày càng tăng và hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất (27% tổng số khách quốc tế), sau đó là Việt kiều, khách Mỹ (12%), Nhật Bản (>6%).
Khách du lịch đường biển chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước Tây Âu tăng nhanh trong thời gian qua. Năm 1993 mới có 18.414 khách (chiếm 3,07% thị phần) đến năm 2001 đã tăng lên 284.612 khách (chiếm 12,2% thị phần khách khách quốc tế; và khoảng 1- 2% thị phần thu nhập), tốc độ tăng bình quân 40,5%/năm.
Bảng 1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ven biển
giai đoạn 1995 - 2004
Đơn vị: 1.000 lượt
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số lượt khách
1.865
2.208
2.127
1.973
2.246
3.299
4.092
5.299
4.720
5.960
Tỷ lệ đến vùng Bắc Bộ(%)
10,97
9,46
10,44
12,22
14,83
21,37
20,59
21,37
23,40
22,56
Tỷ lệ đến vùng Bắc Trung Bộ (%)
11,67
11,85
11,46
11,28
10,84
12,20
13,66
14,21
16,75
17,21
Tỷ lệ đến vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ (%)
50,15
56,10
51,66
48,09
45,71
39,93
39,56
38,17
32,10
34,15
Tỷ lệ so với cả nước (%)
72,79
77,41
73,56
71,59
71,38
73,50
73,81
73,75
72,25
73,92
Nguồn: Tổng cục Du lịch, Viện NCPT Du lịch
2.1.2.2. Khách du lịch nội địa.
Vùng ven biển Việt Nam là nơi luôn thu hút tới trên 50% số lượt khách du lịch nội địa đi lại giữa các vùng trong cả nước với tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1995 - 2004 là 12,5%/năm. Năm 1997 toàn vùng đón 5.742 ngàn lượt khách; năm 2000 đón được 7.465 ngàn lượt khách; và năm 2002 đạt 10.804 ngàn lượt khách. Năm 2003, mặc dù số lượng khách quốc tế giảm do ảnh hưởng của dịch SARS, tuy nhiên lượng khách nội địa vẫn tăng và đạt 14.642 ngàn lượt khách (bảng 2).
Bảng 2: Số lượt khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển
giai đoạn 1995 - 2004
Đơn vị: 1.000 lượt
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số lượt khách
5.741
6.999
6.752
7.465
8.298
10.803
12.679
13.804
14.642
15.850
Tỷ lệ đến vùng Bắc Bộ(%)
12,28
11,06
12,23
13,35
14,21
16,29
16,51
16,64
15,63
16,20
Tỷ lệ đến vùng Bắc Trung Bộ (%)
4,55
4,48
4,04
4,28
4,82
4,5
4,66
4,81
6,52
6,85
Tỷ lệ đến vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ (%)
36,19
39,53
34,98
36,12
36,10
34,38
34,11
33,87
35,26
33,93
Tỷ lệ so với cả nước (%)
53,02
55,17
51,25
53,75
55,13
55,17
55,28
55,32
57,41
56,98
Nguồn: Tổng cục Du lịch, Viện NCPT Du lịch
Các trọng điểm du lịch vẫn là những khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch nội địa. Ví dụ năm 2003 khu vực Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh đón 27,4% số lượt khách, Hải Phòng: 13,4%; Huế -Đà Nẵng: 2,6%; Khánh Hòa: 1,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status