Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1: Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 2
I. Các vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển 2
1.Định nghĩa 2
2. Phân loại 2
II. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 3
1. Khái niệm 3
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 3
3. Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 4
3.1 Đầu tư vào hàng dự trữ và tạo ra tài sản cố định. 4
3.2. Nội dung đầu tư phát triển cho tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp 8
3.3. Vốn đầu tư sửa chữa lớn tài sản cố định 9
3.4 Đầu tư vào nghiên cứu đổi mới và phát triển KHCN_KT 10
3.5 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 11
3.6 Đầu tư vào hoạt động Marketing và tài sản vô hình khác 12
III. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước 13
1. Vài nét về doanh nghiệp nhà nước 13
1.1 Khái niệm 13
1.2 Phân loại 13
1.3 Đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị trường 14
1.4 Sự cần thiết của DNNN 14
2.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển trong doanh nghiêp nhà nước 15
2.1. Tỷ suất giữa giá trị gia tăng với tổng vốn 16
2.2. Tỷ suất giữa thuế với tổng vốn 16
2.3. Thu nhập bình quân của người lao động 16
2.4. Tỷ suất giữa lợi nhuận với tổng vốn 16
2.5. Tỷ suất giữa lợi nhuận với vốn chủ sở 17
2.6. Tỷ suất giữa lợi nhuận với thị giá cổ phần 18
2.7. Tỷ lệ giữa nguồn vốn tự bổ sung với nguồn vốn kinh doanh 18
2.8. Tỷ số nợ 19
2.9. Hệ số khả năng thanh toán 19

Chương 2:Thực trạng tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. 20
I. Một số vấn đề trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 20
1. Tình hình doanh nghiệp nhà nước đến cuối năm 2005 20
1.1 Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra ngoài ngành 20
1.2 DNNN là lực lượng nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân 21
1.3 Cải cách DNNN được đẩy mạnh theo hướng tiếp tục đa dạng hóa sở hữu các DNNN.22
2.Tình hình doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2006-2010 25
II. Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước 27
1.Tình hình huy động và hiệu quả sử đụng nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước 28
2. Đầu tư vào tài sản vốn vật chất 29
3. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước 29
4. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học 30
5. Cho thuê tài chính 32
6. Đầu tư vào thương hiệu 32
7. Đầu tư vào tài sản trí tuệ 32
III.Đánh giá hoạt động đầu tư phát tiển trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 33
1.Các thành tựu đạt được 33
2.Các hạn chế chủ yếu 34

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước 37
I. Nhiệm vụ đặt ra cho DNNN cần thực hiện trong thời gian tới 37
II. Đối với Chính phủ. 38
1. Đẩy mạnh công tác xắp xếp doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 38
2. Các giải pháp về cơ chế quản lý, cơ chế đầu tư và tài chính. Hình thành cơ chế sử dụng vốn có hiệu quả. 41
3. Đầu tư mũi nhọn trong từng ngành ,hình thành các tập đoàn kinh tế. 41
4. Thúc đẩy liên kết hỗ trợ giữa các doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế khác kể cả kinh tế tư nhân và nước ngoài. 42
5. Bồi dưỡng phát triển các nguồn nhân lực, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý. 42
Lời mở đầu
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay,khi vừa gia nhập WTO còn gặp nhều khó khăn và thử thách, cũng theo đánh giá của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX về định hướng phát triển các thành phần và các vùng kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 2001 – 2010, Đảng ta khẳng định cần tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật. Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng, xây dựng các công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế,đưa nước ta đi lên,hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Với vị trí của các doanh nghiệp đang ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế quốc dân, mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước thì nội dung đầu tư phát triển đã trở thành một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Trong thời gian qua đầu tư phát triển trong doanh nghiệp đã đạt được những kết quả to lớn, đã đưa nền kinh tế tiến thêm những bước thêm vững chắc hơn trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên đầu tư phát triển có hiệu quả hay không cũng vẫn tồn tại nhiều vướng mắc trong các doanh nghiệp. Vì vậy, dưới sự hướng dẫn của thầy, TS.Từ Quang Phương, nhóm chúng tui là nhóm 13-lớp Đầu tư 48A đã chọn đề tài về “Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước” Trong quá trình thực hiện đề tài,có thể còn có nhiều thiếu sót, nhóm chúng tui rất mong muốn nhận được sự góp ý và bổ sung của thầy. Và chúng tui xin chân thành Thank những góp ý, bổ sung của TS.Từ Quang Phương và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Chương 1
Lý luận chung về đầu tư phát triển trong
doanh nghiệp
I-Các vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển
1. Định nghĩa
Trong thực tế quản lý kinh tế hiện nay ở nước ta nhiều nhà kinh tế còn có sự nhầm lẫn giữa đầu tư phát triển với các loại đầu tư ¬khác. Điều này là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng là khi tổng kết đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển không thống nhất, mỗi cơ quan quản lý đ¬ưa ra những số liệu khác nhau, gây khó khăn cho quá trình hoạch định chính sách và kế hoạch hoá tiếp theo. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ về đầu tư ¬phát triển.Tr¬ước hết, chúng ta phải làm rõ bản chất của các hoạt động đầu tư ¬nói chung.
Đầu t¬ư là một hoạt động kinh tế của đất nước; một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở, một vấn đề trong cuộc sống được mọi gia đình, mọi cá nhân quan tâm khi có điều kiện nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình. Nhìn dưới góc độ của nhà đầu tư thì đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm đem lại lợi ích cho chủ đầu tư trong tương lai.Bản chất thuật ngữ “đầu tư” là sự bỏ ra, sự chi phí, sự hy sinh và hoạt động đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh sự chi phí các nguồn lực (tiền, của cải vật chất, sức lao động,...) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt được những kết quả lớn hơn (các chi phí đã bỏ ra) trong t¬ương lai (như thu về được số tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra, có thêm nhà máy, trường học, bệnh viện, máy móc thiết bị, sản phẩm được sản xuất ra,... tăng thêm sức lao động bao gồm cả số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khoẻ).
Vậy,đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư,là việc sử dụng vốn trong hiện tại và hoạt động nào đó,là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu dài nhằm tạo ra những tài sản mới,năng lực sản xuất mới và vì mục tiêu phát triển.
Xét về bản chất,đầu tư phát triển chính là đầu tư¬ tài sản vật chất (nhà xưởng,thiết bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức,kĩ năng,sức lao động...) trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hay tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hay tăng thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và bổ sung tài sản.



enf1X0phxG7KC72
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status