Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng - pdf 12

Download Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng miễn phí



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN. 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐLÝ THUYẾT KINH TẾVỀ ĐẦU TƯCÙNG VAI TRÒ
CỦA ĐẦU TƯVỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. 2
I. Tổng quan về đầu tư. 2
1. Khái niệm: . 2
2. Các loại hình đầu tư. 3
3. Các lí thuyết kinh tếvề đầu tư. 7
II. KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 17
1. Khái niệm . 17
1.2 Khái niệm phát triển kinh tế. 19
1.3 Mối quan hệgiữa tăng trưởng và phát triển . 19
2. Một sốchỉtiêu đánh giá . 21
2.1. Một sốthước đo tăng trưởng . 21
2.2. Các chỉsốvềcơcấu kinh tế. 24
III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯVỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾQUA CÁC LÝ
THUYẾT KINH TẾVÀ ĐẦU TƯ. 28
1. Đầu tưtác động đến tổng cung của nền kinh tế. . 28
1.1. Lí thuyết tăng trưởng kinh tếcủa trường phái cổ điển. . 28
1.2. Quan điểm tăng trưởng kinh tếcủa K.Marx . 30
1.3 .Lí thuyết tân cổ điển về đầu tư. . 31
1.4. Mô hình Harrod-Domar . 32
1.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tếcủa trường phái kinh tếhiện đại . 35
2. Mô hình của Keynes . 38
3. Đầu tưtạo sựphát triển cho các ngành kinh tếmũi nhọn từ đó tạo ra sự
dịch chuyển cơcấu kinh tế. . 40
3.1. Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow . 40
3.2. Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis . 42
3.3. Mô hình hai khu vực của Oshima . 43
3.2.2. Nội dung của mô hình . 44
4. Tác động của đầu tưphát triển đến khoa học và công nghệ. . 47
5. Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi, phát triển ngoại thương . 49
5.1. Quan điểm của Adam Smith . 49
5.2. Lí thuyết của Ricarđo và Heckscher-Ohlin. . 51
I. Tổng quan về đầu tưphát triển ởViệt Nam trong các năm qua . 57
1. Đầu tưtrong nước: . 57
2.Đầu tưnước ngoài . 59
II. Tổng quan vềtăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam trong thời gian qua . 61
III.Tác động của đầu tưvới tăng trưởng kinh tế ởViệt Nam trong thời
gian qua . 70
III. Một sốtồn tại trong hoạt động đầu tư ởViệt Nam đã và đang tác
động đến tăng trưởng kinh tế. . 78
1. Hạn chếcủa đầu tư. . 78
2. Hạn chếtrong tăng trưởng kinh tế. 84
CHƯƠNG III: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢSỬDỤNG VỐN ĐẦU TƯTẠI VIỆT NAM. 85
KẾT LUẬN.86
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 87


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16743/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

rưởng bảo đảm với tốc độ tăng trưởng tự
nhiên
Mô hình Harrod–Domar có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đầu của các
giai đoạn phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Quan điểm chủ yếu của mô
hình này là nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố vốn-vốn là vấn đề chủ yếu nhất
để tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới,
Quỹ tiền tệ quốc tế… cũng dựa vào mô hình này để nhấn mạnh vai trò của
viện trợ trong việc bù đắp các chênh lệch về vốn và trao đổi ngoại thương.
• Hạn chế của mô hình
Sự đơn giản hóa khi coi tăng trưởng chỉ do đầu tư đem lại. Thực tế có
thể xảy ra những trường hợp như: đầu tư thiếu hiệu quả không tạo nên tăng
trưởng, tăng trưởng không phải sử dụng giải pháp đầu tư và đầu tư đến mức
độ nào đó sẽ bị quy luật lợi tức giảm dần chi phối. Tóm lại, nhược điểm của
mô hình Harrod - Domar là chỉ quan tâm đến vốn mà bỏ qua vai trò của lao
động, vai trò của kỹ thuật công nghệ và vai trò của chính sách
1.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại
Các nhà kinh tế học hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn
hợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức
kinh tế, nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu
cực của thị trường. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của
học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes. Những ý
tưởng cơ bản của học thuyết này được trình bày trong tác phẩm “Kinh tế học”
của P.Samuelson xuất bản năm 1948.
Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế theo mô hình của
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
36
Keynes, nghĩa là sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức tiềm năng,
trong điều kiện hoạt động bình thường của nền kinh tế vẫn có lạm phát và thất
nghiệp. Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có
thể chấp nhận được. Sự cân bằng này của nền kinh tế được xác định tại giao
điểm của tổng cung và tổng cầu.
Lý thuyết hiện đại cũng thống nhất với mô hình kinh tế Tân cổ điển về
xác định các yếu tố tác động đến tổng cung nền kinh tế: lao động, vốn, đất
đai, tài nguyên, khoa học. Y = f (K, L, R, T). Tuy nhiên, Samuelson cho rằng
tầm quan trọng của các yếu tố là như nhau. Như vậy, trường phái hiện đại
cũng cho rằng vốn là một trong những yếu tố làm tăng trưởng kinh tế.
Hàm sản xuất dạng Cobb- Douglas:
Y= F (L,K,R,A ) (1.1)
Lý thuyết trên chọn hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas để thể hiện tác
động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế:
α β γ
=Y AK L R (1.2)
α β γ= + + +g a k l r
(1.3)
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP
k, l, r là tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào.
a là phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ.
Để tăng trưởng sản xuất, các nhà sản xuất có thể lựa chọn công nghệ sử
dụng nhiều vốn, hay công nghệ sử dụng nhiều lao động. Samuelson cho rằng
một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là “kỹ thuật công
nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”. Do đó vốn là cơ sở
để phát huy tác dụng của các yếu tố khác: vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
37
có công nghệ tiên tiến. Vì vậy trong phân tích và dự báo kinh tế ngày nay hệ
số ICOR được coi là cơ sở để xác định tỷ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc
độ tăng trưởng kinh tế.

=

Kk
Y

sg
k
=
(1.4)
Trong đó: k - hệ số ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và đầu ra).
,K Y∆ ∆
tương ứng là mức gia tăng vốn và mức gia tăng đầu ra.
s là tỷ lệ tiết kiệm.
g là tốc độ tăng trưởng.
Samuelson cũng đề cập đến các yếu tố tác động đến tổng mức cầu như
cách tiếp cận của Keynes:
Y = f (C, G, I, NX) (1.5)
Trong đó:
C - tiêu dùng của các hộ gia đình
G - chi tiêu của chính phủ
I - tổng đầu tư
NX - xuất khẩu ròng
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ
bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng cung và
tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm - tỷ lệ thất nghiệp,
mức giá - tỷ lệ lạm phát, đó là cơ sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền
kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào.
Mặt khác vai trò của Chính phủ ngày càng được coi trọng. Việc mở rộng
kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước, không chỉ vì thị
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
38
trường có những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà thị trường dù
có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được. Theo Samuelson, trong nền
kinh tế hiện đại, Chính phủ có bốn chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ
pháp luật; xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào việc phân
bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chương trình tác động
tới việc phân phối thu nhập
2. Mô hình của Keynes
Học thuyết kinh tế của Keynes ra đời vào cuối những năm 30 của thế
kỷ XX, khi mà khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản phương Tây diễn ra
thường xuyên, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng, đặc biệt cuộc đại khủng
hoảng kinh tế năm 1929 -1933 đã làm tan rã tư tưởng tự do kinh tế
Với quan điểm trọng cầu, Keynes đã xây dựng nên mô hình kinh tế vĩ
mô, trong đó yếu tố trung tâm là vai trò điều chỉnh, can thiệp của Nhà nước
thông qua các giải pháp kích thích cầu để tác động vào các khuynh hướng tâm
lý chung của xã hội: Khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm,
khuynh hướng ưu chuộng tiền mặt,… với mục đích là để chống đỡ khủng
hoảng, thất nghiệp
Năm 1936, sự ra đời của tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất
và tiền tệ” của John Maynard Keynes (1883-1946) đánh dấu sự ra đời của học
thuyết kinh tế mới.
Keynes cho rằng có hai đường tổng cung: đường tổng cung dài hạn AS-
LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng, và đường tổng cung ngắn hạn AS-SR
phản ánh khả năng thực tế. Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức
sản lượng tiềm năng, mà thường cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng.
Keynes cũng đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng.
Theo ông, thu nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích luỹ.
Nhưng xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng trung
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
39
bình sẽ giảm, xu hướng tiết kiệm trung bình tăng. Việc giảm xu hướng tiêu
dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm. Ông cho rằng đây chính là một trong
những nguyên nhân cơ bản dẫn dến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế.
Keyn...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status