Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Lời mở đầu .1
Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2
1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán.2
1.2. Chức năng cơ bản của TTCK.2
1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế 2
1.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng 2
1.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán 2
1.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp 2
1.2.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô 3
1.3. Cấu trúc của TTCK.3
1.3.1. Thị trường sơ cấp 3
1.3.2. Thị trường thứ cấp 3
1.4. Phân loại TTCK.4
1.4.1. Căn cứ vào cách hoạt động của thị trường 4
1.4.2. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường: 5
1.5. Các chủ thể hoạt động trên TTCK.5
1.5.1. Nhà phát hành 5
1.5.2. Nhà đầu tư 6
1.5.3. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước 6
1.5.4. Sở giao dịch chứng khoán 6
1.5.5. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm 6
1.5.6. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán 6
1.5.7. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán 7
1.5.8. Các tổ chức hỗ trợ 7
1.6. Các nguyên tắc hoạt động của TTCK.7
1.6.1. Nguyên tắc công khai 7
1.6.2. Nguyên tắc trung gian 7
1.6.3. Nguyên tắc đấu giá 7
1.7. Hàng hoá của TTCK.8
1.7.1. Cổ phiếu 8
1.7.2. Trái phiếu 9
1.7.3. Các loại chứng khoán phái sinh 9
Phần 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO KHI ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU 11
2.1. Đầu tư cổ phiếu.11
2.1.1. Khái niệm 11
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư cổ phiếu 11
2.1.3. Các hình thức đầu tư cổ phiếu 12
2.1.4. Quy trình đầu tư cổ phiếu 12
2.2. Khái niệm rủi ro.13
2.3. Phân loại rủi ro.13
2.3.1. Rủi ro hệ thống 14
2.3.2. Rủi ro không hệ thống 14
2.4. Đo lường rủi ro.15
2.4.1. Đo lường cổ phiếu đơn nhất 15
2.4.2. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư 17
2.4.3. Đo rủi ro cổ phiếu bằng hệ số beta ( 22
2.5. Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.24
Phần 3. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU 29
3.1. Nhận diện rủi ro trong TTCK.29
3.1.1. Rủi ro khi công ty cổ phần bán chứng khoán cho công chúng mà không có tập trung quảng bá .29
3.1.2. Rủi ro đối với nhà đầu tư khi không bán được cổ phần 29
3.1.3. Rủi ro công ty 29
3.1.4. Rủi ro về thời điểm 29
3.1.5. Rủi ro về lạm phát lãi suất, và tỷ giá hối đoái 29
3.1.6. Rủi ro về vốn và lời 30
3.1.7. Rủi ro do luật pháp thay đổi và không ổn định 30
3.2. Quản trị rủi ro.30
3.2.1. Nhận diện rủi ro 30
3.2.2. Ước lượng, định lượng rủi ro 30
3.2.3. Đánh giá đầy đủ các tác động của rủi ro 30
3.2.4. Đánh giá năng lực thực tế của người thực hiện chương trình bảo hiểm rui ro 31
3.2.5. Lựa chọn công cụ quản trị quản trị rủi ro thích hợp 31
3.3. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trên TTCK Việt Nam.31
3.3.1. Giải pháp kinh tế vĩ mô 35
3.3.2. Các giải pháp trên TTCK 35
3.3.3. Nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản trị công ty. 31
3.3.4. Nâng cao vai trò của người quản trị công ty trong hoạt động công bố thông tin trên TTCK Việt Nam. 32
3.3.5. Đối với các nhà đầu tư cần trang bị kỹ năng chọn lọc, phân tích thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư để giảm thiểu các rủi ro phát sinh. 32
3.3.6. Nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong việc bảo đảm tính minh bạch trên thị trường. 33
3.3.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của báo giới, làm rõ vai trò của báo giới trong hoạt động công bố thông tin trên TTCK. 33
3.3.8. Củng cố lòng tin của nhà đầu tư cũng như tăng cường sự quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. 34
3.3.9. Bảo hiểm rủi ro chứng khoán 36
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16626/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hân tích kỹ thuật để xem liệu cổ phiếu đó có đáng được theo dõi hay không.
v Bước 2: Chấp nhận vị thế
Chấp nhận vị thế là công việc khá đơn giản, chỉ cần liên hệ với nhà mô giới và thực hiện giao dịch. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều.
Trước tiên là loại giao dịch bạn thực hiện: dài hạn hay ngắn hạn. Mặc dù xu hướng chung của giá cổ phiếu là đi lên nhưng bất cứ ai đã từng bị thua lỗ đều có thể hiểu rằng, trong ngắn hạn cổ phiếu có nhiều khả năng đi xuống hơn là đi lên. Nhìn chung, bạn nên tránh những vị thế đoản (vị thế bán non) vì chúng ngốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng cơ hội dành cho nó lại rất hiếm hoi. Nếu thực hiện nó cần giám sát vị thế đó cẩn thận gấp đôi so với vị thế dài hạn.
Kế đến là việc chọn lựa nhà mô giới. Nếu là một nhà đầu tư tư nhân có lẽ chỉ cần đến một nhà mô giới phần dịch vụ. Đây là nhà mô giới cung cấp dịch vụ cơ bản nhất cho bạn, tức là chỉ thực hiện lệnh giúp bạn và ăn hoa hồng.
v Bước 3: Giám sát vị thế
Giám sát các vị thế đã thực hiện là phần quan trọng nhất của quá trình đầu tư. Tất cả những thông tin và sự điều tra nghiên cứu đã đưa bạn đến chỗ ra quyết định giao dịch. Giám sát vị thế là lúc bạn theo dõi và đánh giá quyết định đầu tư của mình. Khi cổ phiếu bạn chọn tăng giá đều đều và bạn có cơ sở để tin rằng đó là cổ phiếu tốt thì nên mua thêm cổ phiếu này, còn khi cổ phiếu đó giảm giá liên tục bạn nên cân nhắc bán cổ phiếu đi nhằm hạn chế thua lỗ.
v Bước 4: Kết thúc vị thế
Nhà đầu tư thường bán cổ phiếu để kết thúc một vị thế khi giá cổ phiếu đạt đến mức giá mục tiêu hay cổ phiếu không diễn biến theo mong đợi. Tuy nhiên , rất nhiều nhà đầu tư không biết bán khi nào và bán như thế nào để kết thúc một vị thế và mang lại kết quả tốt nhất. Thông thường nên bán cổ phiếu khi những nhân tố cơ bản cho thấy sự sa sút đáng kể như: thu nhập và lợi nhuận công ty giảm sút trong nhiều năm liền, thị phần thu hẹp dần do cạnh tranh gay gắt...
Khái niệm rủi ro
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế trong từng giai đoạn và lợi nhuận dự tính mang lại lợi nhuận đầu tư.
Phân loại rủi ro
Rủi ro hệ thống
Là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và hầu hết mọi loại chứng khoán. Rủi ro hệ thống bao gồm:
Rủi ro lạm phát
Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, và giá cả tăng lên đã làm sức mua của vốn đầu tư bị giảm sút. Không những làm giảm sức mua của khoản tiền gốc, lạm phát còn làm giảm sức mua của cả khoản lãi phát sinh.
Muốn giữ vững giá trị, vốn liếng phải tăng trưởng nhanh hơn đà lạm phát. Nếu lạm phát có dự kiến tăng thì các chứng khoán lãi suất cố định trả theo lãi coupon chỉ được thanh toán theo danh nghĩa, và như vậy kém hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng đương đầu với lạm phát. Kết quả là giá trị thị trường của các chứng khoán có lãi suất cố định sẽ bị giảm và điều này làm tăng lãi suất đối với chứng khoán đó.
Rủi ro thị trường
Biến động về giá cả của thị trường cổ phiếu là khó có thể đoán được. Rủi ro thị trường là rủi ro do sự biến động về giá trên thị trường cổ phiếu gây nên. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro này là lạm phát, tâm lý nhà đầu tư...
Tuy nhiên, loại rủi ro này không gây tác hại đáng kể đối với những nhà đầu tư có ý định cầm giữ chứng khoán lâu dài, bởi giá cả thị trường chứng khoán luôn thăng trầm, xuống rồi lại lên. Về lâu dài, đầu tư vào TTCK có thành tích tăng trưởng vốn liếng khả quan nhất.
Rủi ro về lãi suất
Lãi suất là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết định giá của các chứng khoán có lãi suất cố định. Khi lãi suất ngân hàng tăng, một mặt tiền gởi ngân hàng tăng, mặt khác thì chi phí vay nợ cũng tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, qua đó giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm, tiền gởi ngân hàng giảm, vốn một lần nữa lại quay trở về TTCK, hơn nữa chi phí vay nợ của doanh nghiệp giảm, lợi nhuận tăng làm cổ phiếu tăng.
Như vậy, rủi ro lãi suất là khả năng biến động của lợi nhuận do những thay đổi của lãi suất trên thị trường gây ra. Loại rủi ro này thường xãy ra đối với những người đầu tư vào chứng khoán có thu nhập đều đặn. Họ không thể dùng tiền lãi hay gốc để mua lại loại chứng khoán cùng mức cũ.
Rủi ro không hệ thống
Là những rủi ro do các yếu tố nội tại công ty gây ra, nó có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một ngành hay một công ty, hay một số chứng khoán. Rủi ro này có thể được loại trừ thông qua việc đa dạng hoá đầu tư.
Rủi ro kinh doanh
Khi có những thay đổi trong tình trạng hoạt động của công ty, cụ thể là lợi nhuận và cổ tức bị giảm sút hay tăng lên vượt mức so với xu hướng dự kiến được gọi là rủi ro kinh doanh.
Nguyên nhân gây nên rủi ro này có thể là sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh, sự thay đổi mức thuế, định mức thực tế theo kế hoạch không đạt được, sự yếu kém trong quản lý, giá trị tài sản bị kém giá trị, khả năng biến động giá thành sản xuất sản phẩm, công nghệ lỗi thời, sự cạnh tranh của những sản phẩm khác...
Rủi ro tài chính
Rủi ro này xuất hiện khi công ty tài trợ cho hoạt động của mình bằng vốn vay. Bởi các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo cho công ty những nghĩa vụ trả nợ, trả lãi. Việc này được thực hiện trước việc thanh toán cổ tức cho cổ đông. Nếu việc tài trợ bằng vốn vay không hiệu quả thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu, cổ tức, tiền hoàn vốn có thể sẽ không được trả đầy đủ hay đúng hạn. Một công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao thì mức độ rủi ro tài chính càng cao.
Đo lường rủi ro
Đo lường cổ phiếu đơn nhất
Lợi nhuận kỳ vọng (Er)
Lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản là bình quân gia quyền (theo xác suất) của các kết quả lợi suất thu được trong tất cả các khả năng xãy ra.
Công thức tính Er tổng quát là:
Er =
Trong đó: Pi là xác suất xãy ra khả năng i (tổng P = 100%)
ri là lợi suất tương ứng với khả năng i
n là số khả năng xãy ra.
Phương sai và độ lệch chuẩn
Để tính toán mức rủi ro nhiều hay ít của cổ phiếu đầu tư, ta căn cứ vào phương sai và độ lệch chuẩn của nó (phương sai và độ lệch chuẩn đo lường mức độ phân tán hay sự biến động xung quanh Er).
v Phương sai ()
Xuất phát từ kỳ vọng toán, được tính theo xác suất thành phần của các giá trị ri như sau:
v Độ lệch chuẩn ()
Là hệ số đo lường sự sai biệt giữa lợi nhuận so với lợi nhuận kỳ vọng. Độ lệch chuẩn càng lớn thì độ ly tán lợi nhuận kỳ vọng càng lớn, rủi ro càng nhiều. Độ lệch chuẩn lớn hay nhỏ phản ánh độ ly tán tuyệt đối lớn hay nhỏ. Độ lệch chuẩn chính là căn bậc hai của phương sai.
Công thức tính độ lệch chuẩn của cổ phiếu là:
= s
Hệ số biến đổi (CV)
Trong trường hợp lợi nhuận kỳ vọng không bằng nhau thì không thể trực tiếp dùng độ lệch chuẩn để d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status