Phân tích các phương pháp tính chỉ số giá, liên hệ thực tiễn Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Phân tích các phương pháp tính chỉ số giá, liên hệ thực tiễn Việt Nam miễn phí



Trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay, một số mã có vốn hóa lớn như VCB, BVH, VIC, MSN, VNM trên sàn HOSE hay ACB, PVS, PVX trên sàn HNX có ảnh hưởng rất lớn tới các chỉ số. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, các mã BVH, VIC, MSN có thanh khoản rất thấp, nhưng ảnh hưởng của nó tới VN-Index là khá cao. Có thể nói, chỉ một lượng nhỏ cổ phiếu của các mã này giao dịch, nó sẽ “chấp” đại bộ phận các mã còn lại. Chính vì vậy, chỉ cần một lượng tiền nhỏ, một nhóm nào đó có thể “điều khiển” VN-Index một cách dễ dàng được đề cập trong bài viết “1 tỷ đồng để “điều khiển” VN-Index” đăng trên ĐTCK số ra ngày 3/1/2011. Từ đó, có thể thấy, chỉ số VN-Index – “nhiệt kế” của TTCK Việt Nam hiện đã không còn chính xác, nó làm méo mó thực trạng của thị trường và ảnh hướng lớn đến nhận định của nhà đầu tư, hiện nay cũng có một số nhà đầu tư giao dịch mà không quan tâm đến diễn biến của VN-Index nữa, mà chỉ quan tâm đến diễn biến của từng cổ phiếu cụ thể. Như vậy, ý nghĩa của VN-Index là nhiệt kế đo diễn biến của thị trường sẽ không còn nữa. đã đến lúc các nhà quản lý TTCK Việt Nam xác định lại cách tính chỉ số thị trường, để nó phản ánh xác thực nhất thực trạng của thị trường, giúp nhà đầu tư dễ dàng trong việc theo dõi xu hướng của thị trường.chúng ta nên áp dụng cách tính chỉ số như Dow Jone hay Nasdaq của Mỹ là tính giá trung bình của một số cổ phiếu được lựa chọn., trong nước hiện nay, Báo Đầu tư Chứng khoán cũng có chỉ số VIR50-Index tính theo cách này. VIR50-Index là chỉ số về giá cổ phiếu được tính theo phương pháp tính chỉ số Dow Jones – chỉ số chứng khoán lâu đời nhất trên thế giới - được sáng lập vào năm 1896 và được công bố trên tờ The Wall Street Journal bắt đầu từ năm 1929. VIR50-Index biểu trưng cho sự biến động giá của 50 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) và TTGDCK Hà Nội (HASTC). Rổ cổ phiếu sẽ được tính toán, xem xét và thay đổi lại mỗi quý một lần. cách tính này vừa đơn giản, lại vừa phản ánh khá chính xác xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, các cổ phiếu trong VIR50-Index chỉ có tiêu chuẩn vốn hóa, nên cũng phản ánh chưa thực sự chính xác diễn biến của thị trường.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16584/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

2. Chọn rổ đại diện.
Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là việc chọn rổ đại diện. Ở Sở giao dịch chứng khoán New york có trên 3000 cổ phiếu niêm yết, nhưng chỉ số tổng hợp Dow Jone chỉ bao gồm 65 cổ phiếu. Trong đó chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) chỉ bao gồm 30 cổ phiếu, Dow Jones vận tải (DJTA) bao gồm 20 cổ phiếu và Dow Jones dịch vụ (DJUA) bao gồm chỉ 15 cổ phiếu. Tuy chỉ bao gồm một số lượng cổ phiếu niêm yết rất nhỏ như vậy trong tổng thể nhưng các chỉ số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, vì nó phản ánh được xu thế, động thái của quá trình vận động của giá cả. Rổ thay mặt này là tiêu biểu, thay mặt được cho tổng thể vì họ thường xuyên thay những cổ phiếu không còn tiêu biểu nữa bằng cổ phiếu tiêu biểu hơn. Ví dụ tháng 11/1999 họ đã thay 4 cổ phiếu trong rổ đại diện, công ty IBM cũng có lúc phải loại khỏi rổ thay mặt khi thị trường PC nói chung phát triển và lấn át.
Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ thay mặt là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giao dịch).
Đối với Việt Nam, hay bất kỳ thị trường nào khi mới ra đời, số lượng các cổ phiếu niêm yết chưa nhiều, thì rổ thay mặt nên bao gồm tất cả các cổ phiếu. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến khối lượng và giá trị giao dịch. Nếu một cổ phiếu nào đó trong một thời gian dài không có giao dịch hay giao dịch không đáng kể thì nên tạm loại khỏi phạm vi tính toán. Có như vậy chỉ số chúng ta tính ra mới phản ánh được động thái vận động thực sự của giá cả thị trường.
3. Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu
Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khổi lượng và giá trị của các cổ phiếu trong rổ thay mặt sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số.
Ví dụ như  phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của riêng giá. 
Các yếu tố đó là: Thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ thay mặt bị giảm giá trong những ngày giao dịch không có cổ tức...
Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh  hệ  số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán.  
Để hiểu bản chất của kỹ thuật này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ đơn giản sau: Chỉ số tính theo phương pháp bình quân giản đơn (phương pháp Dow Jones). Giá 3 cổ phiếu hình thành như sau:
Cổ phiếu
Giá ngày giao dịch 1
Giá ngày giao dịch 2
Giá ngày giao dịch 3
A
B
C
17
13
15
19
13
16
19
13
8
Tổng giá
45
48
30
DJA ngày 1 là 45/3 =15 (ngàn đồng, hay điểm)
DJA ngày 2 là 48/3 = 16 (ngàn đồng, hay điểm), tăng 1 điểm hay  6.7%
Ngày thứ 3 cổ phiếu C tách làm hai và giá coi như không  có gì thay đổi (cổ phiếu C giảm còn 8 không coi là giảm giá, mà chỉ vì cổ phiếu tách đôi.
Về nguyên tắc nếu giá không có gì thay đổi, thì chỉ số vẫn giữ nguyên. Ta không thể lấy tổng mới chia cho 3: 30/3=10 để kết luận chỉ số giá đã giảm 5 ngàn đồng (hay điểm) được. Vì thực chất giá không hề thay đổi . Bởi vậy chỉ số giá mới tính ra phải bằng 15 như ngày 2. Đây là cốt lõi của kỹ thuật tính toán lại hệ số chia. Kỹ thuật hết sức đơn giản: áp dụng quy tắc tam suất.
Cụ thể là:
48 == ====> Hệ số chia là 3 (Do)
30 =======> Hệ số chia là D1
Từ đây suy ra D1 =(30 x 3)/48 = 1.875 và DJA ngày thứ 3 là 30/1.875 = 16 không có gì thay đổi. Chỉ số này phản ánh đúng động thái của giá (không đổi). Trong thực tế giá thường có thay đổi nên chỉ số sẽ có giao động. Nhưng khi tính lại hệ số chia người ta luôn giả định giá không đổi. Tức là hệ số chia của ngày giao dịch được xác định trước khi xẩy ra giao dịch.
Chúng ta cũng có thể tham khảo thêm ví dụ sau về phương pháp tính chỉ số giá gia quyền Passcher mà nước ta đang áp dụng, công thức tính như sau:
å qt pt å qt pt
I p = ------------- => --------------
å qt po Dt
Dt: giá trị giao dịch ngày t.
Chứng khoán
Khối lượng niêm yết
Giá đóng cửa 21/7
Giá đóng cửa ngày 31/7
Giá đóng cửa ngày 2/8
A
B
C
1000
2000
5000
10
15
12
16
18
13
17
20
Do = 1000x10+2000x15 = 40000
- Chỉ số giá ngày giao dịch đầu tiên là 100%  (điểm)
S(Qo x Po) / Do = 100 = 100 x (1000x10+2000x15) / (1000x10+2000x15) = 100
Phải nhân với 100 bởi vì chúng ta quy ước ngày đầu là 100 điểm
- Chỉ số giá ngày 31/7 là 110 % (điểm) tăng 10% hay 10 điểm
S(Q1 x P1)/ D1 = 110S = 100x (1000x12 + 2000x16) / (1000x10+2000x15) = 110
Trong trường hợp này Do =D1 = 40000 và ngày này cổ phiếu C chưa được tham gia vào việc tính chỉ số giá (vì mới có giá ban đầu chưa có thay đổi). Do đó chỉ số giá của ngày 31/7 chỉ là chỉ số giả tổng hợp của 2 cổ phiếu A và B mà thôi.
- Chỉ số giá ngày 2/8 là tính như sau: S(Q2 x P2) / D2
Các giá trị Q2 và P2 đã biết. Tính D2 như sau:
( 12x1000 + 16x2000) ==> Hệ số chia là (10x1000+ 15x2000)
( 12x1000 + 16x2000 +18x5000) ==> Hệ số chia là D2
Từ đó:
(10x1000+ 15x2000)x( 12x1000 + 16x2000 +18x5000)
D2  =  -------------------------------------------------------------------- =  121.818,1818
( 12x1000 + 16x2000)
Hệ số chia đã thay đổi  từ 40.000 (Do và D1)  thành 121.818,1818 (D2).
Từ đó, S(Q2 x P2) / D2 = 100 x (1000x13+2000x17+5000x20) / 121818.1818 = 120, 67 tức là tăng 10,67 điểm
Trong 2 phiên giao dịch ngày 21 và 31 hệ số chia không có gì thay đổi và đều chia cho gốc, vì vậy, chỉ số thực sự là tính theo % so với gốc và vì thế ở  hai ngày này chúng ta có thể gọi là điểm hay % cũng đúng. Đến phiên giao dịch 2-8 thì điều này không đúng nữa, bởi vì ta đã đổi hệ số chia và vì vậy, kết quả tính toán lần này chỉ có thể gọi là điểm.
Liên hệ Việt Nam
Hiện nay trên sàn chứng khoán Việt Nam, cách tính VN-Index, cũng như HNX-Index và UPCoM-Index đều giống nhau là theo phương pháp Passcher, tức là các chỉ số của TTCK Việt Nam hiện nay được tính bằng chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Với cách tính này thì mã nào có giá trị vốn hóa càng lớn thì sự ảnh hưởng của nó tới các chỉ số càng cao.
1. VN-Index
VN-Index là một chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam. VnIndex được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số Passcher. VN - Index được tính theo công thức sau:
Vn-Index =
Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc
Các trường hợp điều chỉnh và cách điều chỉnh:
Kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status