Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần SaraJP - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần SaraJP miễn phí



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 .NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 3
1.1.1.Giới thiệu chung về tập đoàn Sara . 3
1.1.2.Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần SaraJP . 3
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 5
1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm . 5
1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm . 7
1.2.3. Tổ chức sản xuất của công ty. 10
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 15
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. 19
1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty. 21
1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty . 21
1.5.2.Hệ thống chứng từ kế toán . 22
1.5.3 Hệ thống tài khoản kế toán . 23
1.5.4. Hệ thống sổ kế toán . 23
1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán 26
CHƯƠNG 2 .THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SARAJP 28
2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 28
2.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 28
 
2.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 30
2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty . 31
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 31
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp . 40
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung . 47
2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất . 57
2.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần SaraJP . 59
2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 59
2.3.2. Tính giá thành sản phẩm 59
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SARAJP 65
3.1. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty . 65
3.1.1 Những ưu điểm 65
3.1.2Những tồn tại . 69
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 71
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17950/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh, các thông tin trọng yếu được giải trình để người đọc hiểu đúng thực trạng tài chính của công ty.
Công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính gồm có:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN)
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số B 02 – DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 – DN
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SARAJP
2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
2.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời.
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.
Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất, với một loại sản phẩm là sản xuất cửa nhựa theo đơn đặt hàng của khách hàng, vì vậy mà chi phí sản xuất chỉ phát sinh khi có đơn đặt hàng của khách hàng. Do đó đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng, còn đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
Khi có đơn đặt hàng của khách hàng thì kế toán phản ánh những chi phí phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng đó: Các chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp thì phản ánh trực tiếp đối với từng đơn đặt hàng, còn các chi phí như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì phản ánh chung cho các đơn đặt hàng, khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tiến hành phân bổ các chi phí này cho các đơn đặt hàng theo doanh thu tiêu thụ của các đơn đặt hàng.
Khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán đã phân bổ các chi phí cho đơn đặt hàng đó, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển sang TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, sau đó kết chuyển sang TK 155, để tiến hành xác định giá thành sản phẩm cho từng đơn đặt hàng.
Trong tháng 12 năm 2008 công ty có 3 đơn đặt hàng sản xuất cửa nhựa. Số lượng và kiểu cách của sản phẩm đặt hàng theo hợp đồng kinh tế của công ty như sau:
Biểu 2.1. Bảng tóm tắt các hợp đồng kinh tế tháng 12/2008.
Đơn vị tính: đồng
S
TT
Tên đơn đặt hàng
Tên sản phẩm
Đvị tính
Số lượng
Giá bán /
1 sản phẩm
Doanh thu
1
Đơn đặt hàng của công ty viễn thông Sara
1. Cửa đi mở quay ngoài
2. Cửa sổ mở mở quay ngoài
Bộ
Bộ
10
20
1.570.000
920.000
15.700.000
18.400.000
Tổng
34.100.000
2
Đơn đặt hàng của Phạm Châu Giang
1. Cửa đi trượt
2. Cửa sổ mở quay ngoài
Bộ
Bộ
50
65
1.270.000
920.000
63.500.000
59.800.000
Tổng
123.300.000
3
Đơn đặt hàng Chị Nga: Kim Mã- Hà Nội
Cửa sổ mở quay ngoài
Bộ
14
920.000
12.880.000
Tổng
12.880.000
Tổng cộng
170.280.000
Khi đó tại Công ty Cổ phần sarajp đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng của khách hàng, đó là đơn đặt hàng của Công ty viễn thông sara, đơn đặt hàng của Phạm Châu Giang và đơn đặt hàng của Chị Nga.
2.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Do có sự khác nhau có bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp kế toán chi phí là phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng trong công tác kế toán của Công ty Cổ phần sarajp chính là việc kế toán mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng, phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng đó, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng.
Công ty cổ phần SaraJP kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Công ty Cổ phần SaraJP là đơn vị sản xuất mà sản phẩm được sản xuất theo các đơn đặt hàng và được thực hiện theo một quy trình công nghệ khép kín tại các phân xưởng sản xuất. Sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, chỉ sản xuất một mặt hàng duy nhất là cửa nhựa, chu kỳ sản xuất ngắn, nên phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp giản đơn.
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất đến khi sản phẩm được hoàn thành.
ZSP = DDK + C
Trong đó:
ZSP: Giá thành sản phẩm
DDK: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.
C: Tổng chi phí phát sinh trong tháng cho sản phẩm hoàn thành.
Theo Biểu 2.1. Bảng tóm tắt về các đơn đặt hàng của khách hàng trong tháng 12 năm 2008 trên thì phương pháp kế toán tại công ty Cổ phần sarajp sẽ theo từng đơn đặt hàng: Sau khi kế toán chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng: Đơn đặt hàng của công ty viễn thông sara, đơn đặt hàng của Phạm Châu Giang, đơn đặt hàng của Chị Nga, thì kế toán tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh cho từng đơn đặt hàng, từ đó làm căn cứ cho việc tính giá thành sản phẩm từng loại cửa của từng đơn đặt hàng.
Trong tháng 12 năm 2008 Công ty Cổ phần sarajp có 3 đơn đặt hàng của khách hàng: Đơn đặt hàng của công ty viễn thông sara, đơn đặt hàng của Phạm Châu Giang, và đơn đặt hàng của Chị Nga – Kim Mã. Nhưng trong giới hạn chuyên đề của mình em chỉ nêu lên thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho đơn đặt hàng của công ty viễn thông sara.
2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cách tách biệt, cụ thể cho sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính để phục vụ cho sản xuất của công ty là thanh Profile, kính, nguyên vật liệu phụ như: keo, ốc, vít....
Sản phẩm của công ty là sản xuất cửa nhựa với các nguyên vật liệu được nhập khẩu từ hãng REHAU của Đức, nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm, là yếu tố chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Để quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu, khi mua công ty đã tính toán chi tiết lượng nguyên vật liệu cần dùng. Kế hoạch mua hàng được lập dựa trên dự kiến sản xuất, bán hàng, tồn kho nguyên vật liệu tại thời điểm lập, tình hình thị trường, mức tồn kho tối thiểu và các dữ liệu phân tích khác để tranhs dư thừa ứa đọng hay thiếu nguyên vật liệu làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu của công ty từ các nhà cung cấp nước ngoài, nên giá thực tế mua về bao gồm giá thực tế của nguyên vật liệu, chi phí thu mua, chi phí bốc dỡ(nếu có), thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu.
Công ty tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status