Giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển du lịch nông thôn tại Bát Tràng - pdf 12

Download Đề tài Giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển du lịch nông thôn tại Bát Tràng miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY 1
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG 1 7
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN 7
1.1. DU LỊCH NÔNG THÔN 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Các loại hình du lịch nông thôn 9
1.1.2.1. Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí 9
1.1.2.2. Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địa phương 9
1.1.2.3. Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hóa của người địa phương 10
1.1.2.4. Du lịch làng xã trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do du lịch mang lại 10
1.1.2.5. Du lịch nông nghiệp trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm năng suất cây trồng của địa phương 11
1.2. MỐI QUAN HỆ CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN VỚI CẤC LOẠI HÌNH DU LỊCH KHÁC 12
1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN 12
1.3.1. Điều kiện về tài nguyên 12
1.3.1.1. Tài nguyên tự nhiên 12
1.3.2. Điều kiện về cơ sở vật chất 14
1.3.2.1. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 14
1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng xã hội 14
1.3.3. Điều kiện về nguồn nhân lực và công tác tổ chức 15
1.3.3.1. Điều kiện về nguồn nhân lực 15
1.3.3.2. Điều kiện về tổ chức 15
1.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN HIỆN NAY 16
1.4.1. Tình hình phát triển trên thế giới 16
1.4.2. Tình hình phát triển trong nước 18
CHƯƠNG 2 23
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 23
2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI LƯỢC VỀ BÁT TRÀNG 23
2.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 24
2.2.1. Điều kiện về tài nguyên 24
2.2.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng 26
2.2.3. Điều kiện về nguồn nhân lực và công tác tổ chức 27
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 28
2.3.1. Đánh giá thực trạng của du lịch nông thôn ở Bát Tràng 28
2.3.2. Các ảnh hưởng của du lịch nông thôn tới Bát Tràng 34
CHƯƠNG 3 36
GIÁI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN 36
TẠI BÁT TRÀNG 36
3.1. XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN 36
3.1.1. Về phát triển kinh tế 36
3.1.2. Phát triển văn hóa - xã hội 36
3.2. XÂY DỰNG CƠ SƠ HẠ TẦNG 38
3.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 38
3.4. ĐỔI MỚI VÀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH 39
3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 47
KẾT LUẬN 49
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17822/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ng và du lịch văn hóa. Gần 9/10 người cho biết sẽ lựa chọn sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường tự nhiên và họ sẵn sàng trả thêm 10% chi phí chuyến đi để giúp môi trường và nền văn hóa địa phương không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động du lịch”. Điều này cho thấy các loại hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch bền vững sẽ ngày càng phát triển và được ưa chuộng trên thế giới.
1.4.2. Tình hình phát triển trong nước
Du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay mới đang dần hình thành và phát triển nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tham gia. Do nhu cầu của khách du lịch ngày càng thay đổi, nhiều người cho rằng phải tốn bao nhiêu nỗ lực bản thân, thậm chí cả nhiều thế hệ, người nông dân mới từ bỏ được con trâu, cái cày để trở thành một người đô thị. Thế nhưng từ vị trí một người đô thị họ muốn tìm lại hít thở không khí trong lành của làng quê mộc mạc, thanh bình và tìm lại cảm giác của một người mông dân. Theo chị Phương Linh (một hướng dẫn viên quận 3 TP HCM) nhận định: “loại hình du lịch về các miền nông thôn hiện nay rất được ưa chuộng, du khách nước ngoài rất thích các tour homestay, tát mương, bắt cá, cùng ăn cùng ở và cùng sinh hoạt với người dân”. Ngoài ra theo bà Võ Thị Thu, Chủ tịch hội đồng quản trị, TGĐ công ty cổ phần du lịch Hội An (Quảng Nam): du khách trong hay ngoài nước đều thích tham gia những công việc đời thường của người dân nơi họ đến tham quan. Không du khách nào muốn đi ngắm phong cảnh, ăn uống xong rồi về…Nếu như vậy thì chỉ một lần thôi du khách sẽ không trở lại. Phải cho du khách cùng làm, cùng chơi, thậm chí những sản phẩm do chính tay họ làm ra được dùng làm tặng vật cho họ đây được xem là một hình thức quảng bá du lịch rất hiệu quả.
Du lịch nông thôn tại Làng rau Trà Quế - Quảng Nam:
Trà Quế là làng rau đã hơn 500 tuổi nằm bên dòng sông Đế Võng thơ mộng thuộc xã Cẩm Hà. Trồng rau đã trở thành một thứ nghề “gia truyền” và quả thật ở làng quê này chưa bao giờ người nông dân để  cho đất “nghỉ”. Rau Trà Quế không chỉ có vị thơm, ngon mà còn đẹp, và không sử dụng các loại thuốc tăng trưởng nên rất đảm bảo an toàn thực phẩm. Và có lẽ cũng chính vậy mà nơi đây thu hút nhiều khách du lịch quốc tế, mỗi năm, làng rau này đón hơn 2.000 khách du lịch quốc tế và hàng chục đoàn khách tham quan, học tập mô hình làm rau sạch đến từ nhiều địa phương trong cả nước. Tới đây du khách mặc những bộ quần áo nông dân và cùng xắn tay áo để làm “nông dân”: cùng ủ rong để làm phân hữu cơ, cuốc đất tơi, đánh luống thẳng, đâm lỗ, trỉa hạt, trồng rau, bón phân hay tưới nước bằng xoa… mỗi người chọn một công cụ lao động tùy thích. Những “nông dân” này còn được thưởng thức nhiều món ăn chế biến từ các loại rau xanh Trà Quế và nhiều đặc sản của Quảng Nam như bánh đập, bánh vạc, hến trộn, tôm hữu, mì Quảng, cao lầu Hội An... Thậm chí, chủ nhà chiều lòng khách khi mắc võng hay kê chõng tre ngoài vườn cho khách nghỉ ngơi, trong không gian tĩnh lặng của làng quê.
(Nụ cười sau giờ lao động)
Du lịch nông thôn tại An Giang:
An Giang là một trong 3 tỉnh được thí nghiệm dự án “Nâng cao năng lực du lịch nông nghiệp cho Hội Nông dân Việt Nam” do tổ chức quốc tế Hà Lan tài trợ với tổng kinh phí 390.000 Euro. Sau 3 năm thực hiện loại hình này đã làm cho du khách đến tham quan rất hào hứng và thích thú. Tại An Giang 2 xã Mỹ Hòa Hưng thành phố Long Xuyên và Văn Giáo, huyện Tịnh Biên được chọn thực hiện và bước đầu đã tổ chức các tour cho 20 đoàn, với hơn 300 khách tham quan và các hộ dân cũng tự đón tiếp hơn 3.000 lượt khách tham quan và giải trí, ăn uống tại vườn nhà mình.
Ông Chau Kim Sary (Chủ tịch Hội Nông dân xã - Trưởng nhóm nông dân cùng sở thích tại Văn Giáo) cho biết: “Dự án mang lại lợi ích rất lớn cho người dân Khmer, giúp cho một số khung dệt hoạt động trở lại. Vui hơn là người dân đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh phum sóc, dời chuồng bò ra khỏi nơi sinh hoạt. Bà con rất ủng hộ dự án này”. Đến đây du khách được tham quan lò nấu đường thốt nốt ở Mằng Rò, làng nghề dệt thổ cẩm Sray Sakoth, viếng chùa Văn Râu…Và buổi tối du khách cùng người dân Khmer nhảy múa và cùng hát những điệu nhạc đậm nét văn hóa dân tộc Khmer.
(Trích bài “Du lịch nông thôn: Cú đột phá của An Giang” trên www.sggp.org.vn)
(Mùa thu hoạch lúa ở Bảy Núi)
Tuy nhiên sau 3 năm triển khai dự án thì cũng đã bộc lộ những hạn chế. Trong đó, việc triển khai nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường du lịch nông nghiệp tại tỉnh còn chậm và kết quả chưa cao. Bên cạnh đó thì chưa có quy hoạch cụ thể tại từng địa phương để phát triển du lịch nông thôn, chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân địa phương có tài nguyên du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia hoạt động này, từ đó giảm bớt được những tệ nạn thường gặp như chèo kéo khách, cung ứng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, dần làm mất đi bản sắc văn hóa của địa phương. Mặt khác, lĩnh vực hoạt động văn hóa cổ truyền, khôi phục và phát triển những ngành nghề thủ công ở địa phương chưa được hỗ trợ, đầu tư nhiều.
Du lịch nông thôn tại Sơn La:
Được sự tư vấn và giúp đỡ của tổ chức SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan), Sở Du lịch và Thương Mại tỉnh Sơn La đã tố chức chuyến khảo sát loại hình du lịch nông nghiệp gồm tại các điểm du lịch thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Mộc Châu là huyện nổi tiếng với các sản phẩm từ sữa bò, chè và nơi đây có rất nhiều thắng cảnh đẹp cùng với nhiều nhóm dân tộc thiểu số như Thái, Dao. Mông…tạo nên một nét đặc sắc thu hút du khách quốc tế. Đến đây du khách được tham gia vào các hoạt động sản xuất của người dân và các lễ hội của những đồng bào dân tộc, cuộc sống sinh hoạt và những điều khác biệt của dân bản và cùng giao lưu và ca hát với bà con dân tộc.
(Du khách giao lưu cùng bà con dân tộc)
(Trích bài “Du lịch nông thôn ở Chiềng Yên” trên trang www.webdulich.com)
Theo bài “Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay” của T.S Bùi Xuân Nhàn đăng trên tạp chí Du lịch Việt Nam số 3/2009 thì những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhưng du lịch nông thôn tại Việt Nam chưa phát triển bởi các lý do sau:
Một là, chưa có quy hoạch cụ thể cho từng địa phương để phát triển du lịch nông thôn và cụ thể chưa có một khung lý thuyết chung cho các khái niệm về loại hình du lịch này.
Hai là, du lịch phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Sự phát triển của du lịch nông thôn tác động đến đời sống con người, thiên nhiên và môi trường ở nông thôn theo cảo hai hướng tích cực lẫn tiêu cực mà phần nhiều là tiêu cực.
Ba là, do phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài nguyên thiên nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững. Trong khi đó, người nông dân ở nông thôn vẫn đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status