Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hoàng Trà - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hoàng Trà miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ 3
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ 3
1. Tên và địa chỉ của công ty 3
2. Ngành nghề kinh doanh của công ty 3
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 3
4. Quá trình hình thành và phát triển 4
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH 8
1. Về lãnh đạo của công ty 8
2. Tổ chức bộ máy 9
III. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 12
1. Nhiệm vụ 12
2. Tổ chức bộ máy kế toán 12
IV. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 13
1. Hệ thống chứng từ kế toán 13
2. Tổ chức hệ thống sổ sách 14
V. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KẾ TOÁN TRÊN MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CỤ THỂ TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ. 15
1. Kế toán nguyên vật liệu 15
2. Kế toán lao động tiền lương 17
3. Kế toán TSCĐ 19
4. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 21
4.1. Kế toán giá thành sản phẩm 21
4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 21
5. Kế toán tiêu thụ thành phẩm, xác định và phân phối kết quả kinh doanh 22
5.1. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 22
5.2. Kế toán và xác định kết quả hoạt động kinh doanh 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG TRÀ 25
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ NVL TẠI CÔNG TY 25
1. Khái quát chung tình hình nguyên vật liệu tại Công ty 25
1.1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại Công ty 25
1.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu ở công ty 26
2. Phân loại và tính giá thành NVL 27
2.1. Phân loại NVL 27
2.2. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty 28
3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu 30
3.1. Phương pháp hạch toán chi tiết 34
4. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hoàng Trà 37
5. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hoàng Trà 60
5.1. Tình hình thu mua và bảo quản sử dụng nguyên vật liệu 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG TRÀ 61
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 61
1. Những ưu điểm trong hạch toán nguyên vật liệu tại công ty 61
2. Những hạn chế trong công tác hạch toán nguyên vật liệu 62
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG TRÀ. 63
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-19160/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

i Công ty rất phong phú về chủng loại và quy cách, có rất nhiều loạ như thân vỏ YCZCO 30C, Chassis nhãn hiệu 30, sơn… Các loại nguyên vật liệu này chủ yếu nhập ngoại, ngoài ra còn một số mua trong nước như điều hoà Halison, xà phòng, thuốc tẩy niô…
Nguyên vật liệu công ty mua về đều phải qua kiểm nghiệm trước khi nhập kho cho nên đảm bảo chất lượng và đúng thông số kỹ thuật.
Do đặc điểm của các sản phẩm mà công ty chế tạo là các sản phẩm cơ khí, đòi hỏi nhiều loại nguyên vật liệu, nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành sản phẩm (chiếm tỷ trọng khoản 75-80%). Vì vậy, khi có sự biến động nhỏ của nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Hạ thấp nguyên vật liệu là biện pháp tích cực nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Song muốn làm được điều này thì công ty phải có những biện pháp khoa học và thuận tiện để quản lý nguyên vậ liệu ở tất cả các khâu từ khâu mua đến khâu bảo quản và dự trữ…
Và để quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, tổ chức hạch toán chính xác đảm bảo công việc dễ dàng không tốn kém nhiều công sức, công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu trên cơ sở công dụng kinh tế nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm. Vật liệu được chia thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính bao gồm các loại: Chassis nhãn hiệu FAW 30, thân vỏ YCZCO 30C nhập từ Trung Quốc, điều hoà Halison, các loại ghế ô tô mua của các công ty nội địa…
- Nguyên vật liệu phụ bao gồm các loại sơn, thuốc tẩy niô, xà phòng, giẻ lau…
- Nhiên liệu bao gồm các loại bóng đèn, que hàn, bu lông, êcu…
- Phế liệu thu hồi: các phế liệu trong quá trình gia công các chi tiết sản phẩm.
Các phân loại trên giúp cho công ty đánh giá được vai trò của từng loại nguyên vật liệu để từ đó xác định các mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện sản xuất. Hơn nữa, cách phân loại này định giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính một cách dễ dàng và xác định chi phí giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ được chính xác hơn.
1.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu ở công ty
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động, công ty phải thực hiện quản lý tốt nguyên vật liệu. Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty được thể hiện qua các công việc sau:
Một là, tổ chức hệ thống kho tàng: vật tư ở công ty được tổ chức bảo quản ở 3 kho phù hợp với tính chất nguyên vật liệu và với nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu và sản xuất sản phẩm.
+ Kho 1: Bảo quản các nguyên vật liệu chính
+ Kho 2: Bảo quản các nguyên vật liệu có tính chất dễ cháy nổ
+ Kho 3: Vật liệu phụ, phụ tùng thay thế.
Ở mỗi kho, thủ tục được trang bị đầy đủ phương tiện cân, đo, đong, đếm ở các xí nghiệp, phân xưởng của công ty cũng có các kho riêng và do thống kê phân xưởng quản lý. Đây là những kho nhỏ có tính chất tạm thời giữ vật tư mà xí nghiệp phân xưởng nhận về chưa đưa vào sản xuất, sau đó vật tư được giao cho các tổ, đội sản xuất.
Hai là, công ty còn xây dựng định mức tiêu hao vật tư. Đây cũng là biện pháp quan trọng để quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu. Phòng thiết kế ô tô và máy công trình có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng chi tiết, sản phẩm dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật đã quy định chung của nhà nước. Như vậy, khi các phân xưởng, xí nghiệp có nhu cầu về vật tư thì thống kê phân xưởng, xí nghiệp căn cứ vào nhu cầu vật tư do tổ trưởng phân xưởng, xí nghiệp đề nghị sẽ lên phòng kế toán yêu cầu viết phiếu xuất vật tư.
Ba là, công ty giao trách nhiệm cho các thủ kho. Các thủ kho ngoài việc quản lý, bảo quản tốt vật tư còn phải cập nhật số liệu vào sổ sách về mặt số lượng, tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu, kiểm kê kho hàng đồng thời có trách nhiệm phát hiện và báo cáo lên phòng kế toán các trường hợp vật liệu tồn đọng trong kho làm ứ đọng vốn giảm khả năng thu hồi vốn sản xuất của công ty.
2. Phân loại và tính giá thành NVL
2.1. Phân loại NVL
Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hay tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong kế toán nguyên liệu, vật liệu bao gồm:
- Nguyên liệu , vật liệu chính
- Vật liệu phụ
- Nhiên liệu
- Phụ tùng thay thế
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
a. Nguyên liệu, vật liệu chính: là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm
b. Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm, hàng hoá
c. Nguyên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường.
d. Phụ tùng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị phương tiện vận tải, công cụ công cụ sản xuất
e. Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công cụ xây dựng cơ bản
2.2. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty
Tính giá là một khâu quan trọng trong trong việc tổ chức công tác kế toán. Việc tính giá nguyên vật liệu có chính xác, đầy đủ, hợp lý thì mới được chi phí nguyên liệu, vật liệu thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất tính giá thành sản phẩm
2.2.1. Kế toán nhập, xuất tồn kho nguyên liệu, vật liệu phản ánh theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị và có thể thực hiện được. Nội dung từ giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập .
+ Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài bao gồm: giá mua ghi trên hoá đơn cộng với các chi phí thu mua thực tế có liên quan trực tiếp đến nguyên liệu, vật liệu mua vào. Chi phí thua mua thực tế bao gồm. Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại bảo hiểm. Của nguyên liệu, vật liệu từ khâu mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí, chi phí của bộ phận thu mua độc lập vào sổ hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có) các khoản triết khấu thương mại, giảm giá nếu có được trừ (-) khỏi chi phí thu mua.
+ Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ thì phải được qui ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế , theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
+ Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến bao gồm: giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.
+ Giá gốc nguyên liệu vật liệu thuê ngoài gia công chế biến bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status