Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà - pdf 12

Download Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 3
I. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm – vai trò của công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 3
1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 3
1.1 Chi phí sản xuất 3
1.2 Phân loại chi phí sản xuất. 4
2. Giá thành sản phẩm 7
2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. 7
2.2. Phân loại giá thành 9
3. Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
3.1. Yêu cầu 10
3.2. Nhiệm vụ 11
4. Vai trò của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12
II. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 13
2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 14
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 15
3.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp 15
3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 16
3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 17
3.4. Kế toán chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp. 23
4. Đánh giá sản phẩm làm dở 25
4.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL chính hay chi phí NVL trực tiếp. 26
4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 26
4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. 27
5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. 28
6. Các phương pháp tính giá thành 29
6.1. Đối tượng tính giá thành 29
6.2. Kỳ tính giá thành 30
6.3. Các phương pháp tính giá thành 32
III. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong các Doanh nghiệp sản xuất 37
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 37
2. Nội dung hoàn thiện 38
PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BỒN NƯỚC INOX TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KIM KHÍ SƠN HÀ. 42
I. Vài nét về đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty 42
1. Quá trình hình thành & phát triển của Công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà 42
2. Nhiệm vụ của Công ty 43
3. Đặc điểm của Công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà. 44
4. Quy trình công nghệ & đặc điểm tổ chức sản xuất ở xưởng bồn thuộc Công ty TNHH Sơn Hà. 46
5. Khái quát về công tác kế toán của Công ty TNHH Sơn Hà 48
II. Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xưởng sản xuất. 52
1. Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và ở xưởng sản xuất bồn 52
1.1. Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất 52
1.2. Đặc điểm tính giá thành sản phẩm ở xưởng sản xuất bồn Inox 53
2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở xưởng bồn 53
2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 53
2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 64
2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: 70
3. Kế toán tính giá thành sản phẩm: 81
PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH CƠ KIM KHÍ SƠN HÀ 83
I. Một số nhận xét về công tác quản lý, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà 83
1. Những ưu điểm của công ty 84
2. Những mặt còn tồn tại ở Công ty. 84
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà 85
1. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện: 85
2. Các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà: 86
2.1 Cách tổ chức hệ thống kế toán: 86
2.2 Cách tổ chức nhân lực kế toán: 87
2.3 Quản lý tài chính và hoạt động kế toán: 88
2.4 Kế toán các khoản phải thu: 89
2.5 Quản lý tạm ứng 90
2.6.Nợ lương người lao động quá lâu, quá nhiều 91
2.7 Quan điểm về tính giá thành sản phẩm: 91
2.8 Chưa có báo cáo phân tích lỗ lãi cho từng sản phẩm 92
2.9. Chương trình kế toán trên máy chạy chậm 93
2.10. Hệ thống tài khoản, tiểu khoản và cách đánh mã ký tự 93
2.11 Quản lý kho thành phẩm: 94
2.12 Quản lý kho nguyên vật liệu: 94
2.13. Phân tích môi trường cạnh tranh của sản phẩm bồn nước: 96
2.14. Chính sách khuyến khích nhân sự: 97
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-18984/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ghi chép, xử lý chứng từ.
- Tăng cường kiện toàn nội bộ việc tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu.
- Quản lý việc ghi sổ và lưu trữ chứng từ.
* Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản vào việc hoạch toán chi phí sản xuất.
Hệ thống tài khoản kế toán Doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống chế độ kế toán Doanh nghiệp tất cả các Doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện việc áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán Doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán Doanh nghiệp đã phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Điều quan trọng là phải biết vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản thống nhất đó. Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của Doanh nghiệp, nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà kế toán có thể không sử dụng một số tài khoản, hay chi tiết hơn nữa một số tài khoản nào đó sao cho có sự thuận lợi trong ghi chép, phản ánh và lập báo cáo kế toán, kế toán cần hiểu rõ nội dung và yêu cầu của mỗi tài khoản để tránh vận dụng sai.
* Hoàn thiện về hình thức sổ kế toán.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự nhất định .
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, đặc điểm tình hình cung cấp và xử lý thông tin của Doanh nghiệp, trình độ của nhân viên kế toán cũng như điều kiện trang thiết bị tính toán mà Doanh nghiệp có thể chọn bộ sổ thích hợp với đơn vị mình.
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán về nguyên tắc phải đảm bảo gọn nhẹ, đảm bảo cho khối lượng công việc của kế toán phù hợp với số liệu trên số phải dễ tổng hợp, dễ đối chiếu với nhau nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra đánh giá.
* Hoàn thiện việc lập báo cáo kế toán.
Hệ thống các báo cáo tài chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống chế độ kế toán Doanh nghiệp, các báo cáo tài chính phản ánh tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Nhà nước đã quy định hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc đối với các Doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì nhà nước chưa bắt buộc. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất và tổng hợp số liệu về tình hình kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện đầy đủ về thời gian, nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính, trước yêu cầu của công tác quản lý trong nền kinh tế thị trường, kế toán không chỉ biết lập báo cáo mà đòi hỏi phải biết đọc và phân tích báo cáo tài chính để có thể kiến nghị đề xuất, cố vấn cho lãnh đạo Doanh nghiệp.
PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BỒN NƯỚC INOX TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KIM KHÍ SƠN HÀ.
I. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Quá trình hình thành & phát triển của Công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến lớn. Theo như các nhà bình luận kinh tế Châu Âu thì Việt Nam đã có bước ngoặt lịch sử trong bối cảnh vô vàn khó khăn khi mà các nước xã hội Chủ Nghĩa trên thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối.
Trong đà phát triển đó của nước ta, phải nói đến sự bung ra của các thành phần kinh tế mà thời bao cấp đã bị kìm nén, đó là thành phần kinh tế tư nhân, tư nhân tư bản chủ nghĩa đã góp phần rất lớn trong sự thành công của đất nước.
Công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà là Công ty thương mại hoạt động theo mô hình công ty TNHH, trong bối cảnh chuyển mình của nền kinh tế, Công ty Sơn Hà ra đời dựa trên luật Công ty. Công ty được thành lập theo quyết định số 3823/GP – TLDN của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 17/11/1998. Đăng ký kinh doanh số 070376 của sở kế hoạch đầu tư Hà Nội ngày 23/11/1998. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng cao cấp bằng INOX với các đặc trưng sau.
+. Tên công ty: Công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà
- Trụ sở chính: 332 Kim ngưu, Phường Minh Khai, Quận 2 Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 04.6.642041. Fax: 04.6.642.00 - Mail: [email protected]
- Loại hình Doanh nghiệp: Công Ty TNHH
- Tên người thay mặt pháp lý của doanh nghiệp: Ông Lê Vĩnh Sơn
- Vốn đăng ký kinh doanh: 5.000.000.000
- Vốn đầu tư hiện nay: 937.760.000.000
- Số thành viên sáng lập: 2 thành viên . Lê Vĩnh Sơn và Lê Hoàng Hà.
2. Nhiệm vụ của Công ty
Công ty bắt đầu sản xuất bồn thép không rỉ từ năm 1997 tại vùng Canh Diễn huyện Từ Liêm, Hà Nội với những thiết bị sản xuất thô sơ. Đến năm 2000, cả văn phòng giao dịch và xưởng sản xuất được rời đến khu vực 360 đường Giải Phóng nằm trên trục đường quốc lộ 1A thuận tiện đường giao thông đến cảng biển và đi các tỉnh trong cả nước.
Khi mới thành lập, vốn điều lệ của công ty chỉ có 600 triệu đồng được hình thành từ vốn góp của hai anh em Lê Vĩnh Sơn và Lê Hoàng Hà, đến nay công ty đã được mở rộng và phát triển cả về chất và lượng. Công ty có một hệ thống phân phối hàng khá mạnh, với 40 cửa hàng và 34 đại lý phân phối hàng tại Hà Nội, 80 tổng đại lý ở các thành phố và các thi xã từ Đà Nẵng đến Lạng Sơn, năm 2001 Công ty mở thêm chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí minh và thiết lập thêm 8 đại lý bán hàng tại Hà Nội . Trong ba năm gần đây doanh thu của Công ty tăng liên tục với tốc độ cao, 60% đến 70% một năm, đạt xấp xỉ 80 tỷ đồng năm 2002 và tăng lên trên 30 tỷ đồng năm 2003. Lợi nhuận năm 2005 tăng trên 100% so với năm 2004. Khi mới thành lập Công ty mới chỉ có 70 cán bộ công nhân viên nay đã tăng lên 725 người với thu nhập bình quân tăng từ 1.050.000/người lên1.300.000/người/tháng. Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu huy chương vàng trong các lần hội chợ, năm 2000 đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao và năm 2001 Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001 phiên bản 2000...Những thành công không nhỏ mà Công ty đã đạt được là nhờ sự cố gắng, nỗ lực lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như sự quản lý tài giỏi của ban lãnh đạo trẻ.
Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được thì trong quá trình phát triển công ty cũng gặp phải không ít khó khăn. Ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998, nền kinh tế Việt Nam tuy không bị ảnh hưởng lớn nhưng cũng gây ra nhiều phản ứng không tốt. Công ty lại là doanh nghiệp trẻ, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, hơn nữa lực lượng cán bộ chưa đồng đều, chưa khai thác hết chức năng công nghệ cao, chưa tạo được niềm tin với các đối tác lớn. Nhưng với quyết tâm không lùi bước, luôn luôn trao đổi, đánh giá những kết quả và những mặt tồn tại để học tập và khắc phục, thuê các chuyên gia về tư vấn đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng quản lý, ngày càng mở rộng và phát tri

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status